Bài 42: Điểm – Đoạn thẳng


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

- Hiểu và nhận biết được điểm và đoạn thẳng

- Điểm thường được kí hiệu bằng dấu chấm và tên điểm được viết bằng chữ in hoa.

- Đoạn thẳng là đoạn nối hai điểm lại với nhau. Tên đoạn thẳng được viết bằng chữ in hoa.

1.2. Dạng bài tập

- Xác định điểm và đoạn thẳng có trong hình đã cho

- Đọc tên điểm và đoạn thẳng

- Vẽ đoạn thẳng theo kích thước đã cho

- Cách đo độ dài đoạn thẳng: Đặt thước kẻ dọc theo đoạn thẳng, một đầu của đoạn thẳng trùng với vạch số 0 ghi trên thước, đầu kia trùng với vạch số mấy ghi trên thước thì đó chính là số đo độ dài của đoạn thẳng cần đo.

Bài tập minh họa

Câu 1: Kể tên các điểm, đoạn thẳng trong hình vẽ sau:

Hướng dẫn giải

- Các điểm trong hình vẽ là: M, N, P.

- Các đoạn thẳng có trong hình vẽ là NM, MP, NP.

Câu 2: Đếm số đoạn thẳng trong mỗi hình sau (theo mẫu):

Hướng dẫn giải

Ta tháy hình có 6 đoạn thẳng: 

Vậy em điền số 6 vào (?) 

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

- Nhận biết được điểm và đoạn thẳng, qua đó áp dụng vào làm bài tập.

- Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả.

Bài học tiếp theo

Bài 43: Đường thẳng - Đường cong - Đường gấp khúc
Bài 44: Độ dài đường thẳng. Độ dài đường gấp khúc
Bài 45 Thực hành lấp ghép xếp hình phẳng
Bài 46 Luyện tập chung 92
Bài 47: Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20
Bài 48: Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
Bài 49 Ôn tập về hình học và đo lường
Bài 50: Ôn tập trang 100
Bài 51: Em vui học toán trang 103

Bài học bổ sung