Đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2
TimDapAngửi tới các bạn Bộ Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên Sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Các Đề thi KHTN lớp 6 cuối học kì 2 dưới đây bám sát chương trình học trên lớp và có đáp án từng đề thi cho các em học sinh cùng theo dõi chuẩn bị ôn tập cuối kì 2.
Lưu ý: Toàn bộ 21 đề thi và đáp án đều có trong file tải về, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ
Hoặc tải theo từng link sau:
- 9 Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên Kết nối tri thức
- 10 Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên Chân trời sáng tạo
- 2 Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên Cánh Diều
1. Đề thi KHTN lớp 6 học kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi KHTN 6 học kì 2 KNTT - Đề 1
Đề thi học kì 2 KHTN 6 KNTT
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1(NB). Trong các chất sau đâu là chất tinh khiết?
A. Nước khoáng.
B. Nước cất.
C. Nước đường.
D. Nước muối.
Câu 2 (NB). Chất khí nào sau đây tan nhiều trong nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch?
A. Khí carbon dioxide.
B. Khí Hydrogen
C. Khí oxygen.
D. Khí Amoni hydroxide.
Câu 3 (NB). Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.
B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.
Câu 4 (NB).Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Cung cấp thức ăn.
B. Ngăn biến đổi khí hậu.
C. Giữ đất, giữ nước.
D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.
Câu 5 (NB). Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:
A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
B. Số lượng loài và môi trường sống.
C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.
Câu 6 (NB). Rêu là thực vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Có hạt.
B. Có hệ mạch.
C. Có bào tử.
D. Có hoa.
Câu 7 (NB).Trong các loài động vật sau đây, động vật nào được khuyến khích làm thức ăn cho con người?
1- Heo 2 - Tê giác 3 – Voi 4 - Gà 5 - Tê tê
A. 1-3
B. 1-4
C. 3-4
D. 2-5
Câu 8 (NB). Trong các loài động vật sau đây, loài nào thuộc lớp thú?
A. Chim cánh cụt.
B. Dơi.
C. Chim đà điểu.
D. Cá sấu.
Câu 9 (NB). Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên.
B. Rừng mưa nhiệt đới.
C. Hoang mạc.
D. Rừng ôn đới.
Câu 10 (NB). Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?
A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng.
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng thiên hà.
D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà.
Câu 11(NB). Dải Ngân Hà là
A. thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).
B. một tập hợp gồm nhiều Thiên hà trong vũ trụ.
C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời.
D. dải sáng trong vũ trụ.
Câu 12 (TH). Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A. Nghiền nhỏ muối ăn.
B. Đun nóng nước.
C.Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều.
D. Bỏ thêm đá lạnh vào.
Câu 13 (NB). Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo?
A. Xe máy.
B. Ô tô.
C. Bóng điện.
D. Đèn dầu.
Câu 14 (TH). Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa
A. quang năng thành điện năng.
C. quang năng thành nhiệt năng.
B. nhiệt năng thành điện năng.
D. nhiệt năng thành cơ năng.
Câu 15 (TH). Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là:
A. Có xương sống.
B. Hình thái đa dạng.
C. Kích thước cơ thể lớn.
D. Sống lâu.
Câu 16 (TH). Ngành Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật. Vì
A. có hệ mạch.
B. sống trên cạn.
C.có hạt nằm trong quả.
D. có rễ thật.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)
Câu 17 (TH) (2,0 điểm). Sắp xếp các loài thực vật sau: rêu tường, dương xỉ, cây hoa cúc, cây vạn tuế, cây chanh vào các ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm của mỗi ngành thực vật đó?
Câu 18 (TH) (1,0 điểm). Nêu khái niệm lực tiếp xúc. Cho ví dụ minh họa.
Câu 19 (VD) (2,0 điểm). Em hãy kể tên các dạng năng lượng xuất hiện khi máy bơm nước hoạt động. Vẽ sơ đồ dòng năng lượng của máy bơm nước.
Câu 20 (VDC) (1,0 điểm). Em hãy sắp xếp các hành tinh của Hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng.
Xem đáp án đề 2 trong file tải về
Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 6 KNTT - Đề 3
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: (0,25 điểm) Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng:
A. Lực hút trái đất có phương ngang, chiều trái sang phải
B. Lực hút trái đất có phương ngang, chiều phải sang trái
C. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng, chiều dưới lên trên
D. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng, chiều trên xuống
Câu 2:(0,25 điểm) Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với:
A. Khối lượng của vật treo
B. Lực hút của trái đất
C. Độ dãn của lò xo
D. Trọng lượng của lò xo
Câu 3:(0,25 điểm) Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5cm. Khi treo một quả cân 100g thì độ dài của lò xo là 11cm. Nếu treo quả cân 500g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu?
A. 0,5cm
B. 1cm
C. 2cm
D. 2,5cm
Câu 4:(0,25 điểm) Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Khi viết phấn trên bảng.
B. Viên bi lăn trên mặt đất.
C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường
Câu 5: (0,25 điểm) Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?
A. Đun nóng vật
B. Làm lạnh vật.
C. Chiếu sáng vật.
D. Cho vật chuyển động.
Câu 6: (0,25 điểm) Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:
A. Cơ năng thành điện năng.
B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành hóa năng.
D. Nhiệt năng thành điện năng.
Câu 7: (0,25 điểm) Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
A. Bàn là điện.
B. Máy khoan.
C. Quạt điện.
D. Máy bơm nước.
Câu 8: (0,25 điểm) Thế năng đàn hồi của vật là:
A. Năng lượng do vật chuyển động.
B. Năng lượng do vật có độ cao.
C. Năng lượng do vật bị biến dạng.
D. Năng lượng do vật có nhiệt độ.
Câu 9:(0,25 điểm)Trong các vật liệu sau, vật liệu dẫn điện tốt là:
A. Thuỷ tinh.
B. Gốm.
C. Kim loại.
D. Cao su.
Câu 10:(0,25 điểm) Nguyên liệu được sử dụng trong lò nung vôi là:
A. Đá vôi.
B. Cát.
C. Gạch.
D. Đất sét.
Câu 11: (0,25 điểm) Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:
A. carbohydrate.
B. chất béo.
C. protein.
D. Calcium
Câu 12: (0,25 điểm) Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ.
B. Hoá hơi.
C. Sôi.
D. Bay hơi.
Câu 13: (0,25 điểm) Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm?
A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản.
B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.
C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng.
D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng.
Câu 14:(0,25điểm). Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách
A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2
B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2
Câu 15:(0,25điểm). Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là:
A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. cây nhãn, cây hoa li, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
C. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống.
Câu 16: (0,25 điểm) Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học là:
A. Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa quả xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trương
B. Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép
C. Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm
D. Tất cả các ý trên.
B. TỰ LUẬN
Câu 17: (1 điểm) Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động và nhóm năng lượng lưu trữ: Động năng của vật, năng lượng của thức ăn, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng của xăng dầu, năng lượng của dòng nước chảy.
Câu 18: (1 điểm) Nêu định nghĩa trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất.
Câu 19: a. (0,5 điểm) Hãy hể tên các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
b. (0,5 điểm) Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời?
Câu 20: a. (0,5 điểm): Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?
b. (0,5 điểm):Bằng cách nào xử sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đinh mình.
Câu 21: a. (0,25 điểm): Tại sao phải phân loại rác thải?
b. (0,25 điểm):Bằng cách nào xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng.
Câu 22: a. (0,75 điểm): Bạn An và Lan cùng nhau ra quán mua một số đồ ăn, An bảo Lan trước khi mua bạn phải xem hạn sử dụng và quan sát màu sắc của đồ ăn cần mua. Lan tỏ ra khó hiểu hỏi bạn: Tại sao? Bằng kiến thức đã học về bài Nấm em hãy thay An giải thích cho bạn Lan hiểu.
Câu 23: a. (0,75 điểm )Theo em, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín có đặc điểm nào giúp chúng có mặt ở nhiều nơi và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường?
Đáp án Đề thi KHTN lớp 6 học kì 2 KNTT
A. Trắc nghiệm: Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
D |
A |
D |
A |
D |
B |
A |
B |
C |
A |
D |
C |
B |
B |
C |
D |
B. Tự luận.
Câu | Các ý trong câu | Điểm |
Câu 17 |
- Nhóm năng lượng gắn với chuyển động: Động năng của vật; năng lượng của gió đang thổi năng lượng của dòng nước chảy. - Nhóm năng lượng lưu trữ: Năng lượng của thức ăn; năng lượng của xăng dầu. |
0,5 0,5 |
Câu 18 |
Trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó và chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông. |
1 |
Câu 19 |
a. Bốn hành tinh vòng trong của hệ mặt trời: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất và Hoả tinh. b. Trái đất ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần mặt trời. Là hành tinh duy nhất có sự sống. |
0,5 0,5 |
Câu 20 |
a. Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu b. Khi nhận thấy mùi khí gas bất thường, nếu đang nấu nhanh chóng tắt bếp, khóa van bình ga và nhanh chóng mở hết cửa cho thông thoáng để lượng khí gas thoát ra ngoài, - Dùng quạt tay, bìa carton quạt theo phương ngang để hỗ trợ đẩy nhanh khí gas thoát ra ngoài, không quạt theo phương đứng có thể khiến khí gas bay lên và bạn sẽ hít phải |
0, 5 0,25 0,25 |
Câu 21 |
a. - Việc phân loại rác sinh hoạt góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Phân loại đúng còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải. b. Rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày, ta băm nhỏ và trộn đều với đất làm phân bón cho cây trồng |
0, 25 0,25 |
Câu 22 |
- Khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng vì: Thực phẩm khi để lâu dễ xuất hiện nấm và sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (thay đổi màu sắc, mùi vị…), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. |
0,75 |
Câu 23 |
+ Thực vật hạt kín có cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái, trong thân có mạch dẫn phát triển. + Thực vật hạt kín sinh sản bằng hạt, hạt được bao bọc trong quả nên tránh được các tác động của môi trường. Quả và hạt đa dạng, nhiều kiểu phát tán khác nhau. - Nên thực vật hạt kín có mặt ở nhiều nơi. |
0,25 0,25 0,25 |
2. Đề thi KHTN lớp 6 học kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề 1
Ma trận đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo
Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Cộng |
||||
TNKQ
|
TL |
TNKQ
|
TL |
TNKQ
|
TL |
TNKQ
|
TL |
||
Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống 25% |
Nêu được con đường lây truyền bệnh nấm. |
Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. |
Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật. |
||||||
Số câu hỏi |
1 |
1 |
1 |
3 |
|||||
Số điểm: |
0.5 |
1 |
1 |
2.5đ |
|||||
Chủ đề 9: Lực 30% |
Nhận biết được dụng cụ đo lực. Nhận biết được lực không tiếp xúc - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, làm biến dạng vật. |
Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy. |
Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật hoặc ngược lại |
|
|||||
Số câu hỏi |
3 |
1 |
1 |
5 |
|||||
Số điểm: |
1.5 |
0.5 |
1 |
3đ |
|||||
Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống 22,5% |
Phân biệt được các dạng năng lượng. |
Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng |
Đề xuất biện pháp và vận dụng thực tế việc sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. |
|
|||||
Số câu hỏi |
1 |
1 |
1 |
3 |
|||||
Số điểm: |
0.5 |
0.75 |
1 |
2.25đ |
|||||
Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời 22,5% |
Mô tả được quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày quan sát thấy |
Giải thích được quy luật chuyển động mọc, lặn của Mặt Trời. |
|
|
|||||
Số câu hỏi |
1 |
1 |
1 |
|
3 |
||||
Số điểm: |
0.5 |
1 |
0.75 |
|
2.25đ |
||||
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
||||
Số điểm |
4đ |
3đ |
2đ |
1đ |
10đ |
Đề thi học kì 2 KHTN 6 CTST
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Dụng cụ dùng để đo lực là:
A. Lực kế
B. Thước
C. Đồng hồ.
D. Cân
Câu 2: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?
A. Mặt trời mọc ở hướng tây
B. Mặt trời mọc ở hướng nam
C. Mặt trời lặn ở hướng tây
D. Mặt trời lặn ở hướng nam.
Câu 3: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?
A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách.
B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.
C. Truyền dọc từ mẹ sang con.
D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 4: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hóa thành:
A. Năng lượng hóa học.
B. Năng lượng nhiệt.
C. Năng lượng ánh sáng.
D. Năng lượng âm thanh.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Vận động viên nâng tạ.
B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
C. Bạn Lan cầm bút viết.
D. Giọt mưa đang rơi.
Câu 6: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?
A. không làm quả bóng chuyển động.
B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
D. không làm biến dạng quả bóng.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7: (1,75 điểm)
a. Nêu định luật bảo toàn năng lượng.
b. Em hãy đề xuất các biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong lớp học?
Câu 8: (2điểm)
a. Phân biệt động vật có xương sống và động vật không có xương sống.
b. Một số loài động vật có tên như sau: cá, tôm, chim bồ câu, chó, khỉ. Hãy xây dựng khóa lưỡng phân các loài động vật trên.
Câu 9: (1,5 điểm)
a. Một ô tô có khối lượng 3 tấn thì trọng lượng của ô tô đó là bao nhiêu?
b. Một người nâng 1 thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 250N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ ( tỉ xích 1 cm ứng với 50N)
Câu 10: (1,75 điểm)
a. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.
b. Hình 2 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D.
Đáp án Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM: (3 điểm: Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
A |
C |
C |
B |
D |
B |
TỰ LUẬN: (7 điểm)
CÂU |
ĐÁP ÁN |
BIỂU ĐIỂM |
7 (1,75đ) |
a. Định luật: Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, hoặc từ vật này sang vật khác. b. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học: - Tắt đèn và quạt khi không cần thiết - Sử dụng loại bóng đèn và quạt điện tiết kiệm năng lượng - Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi lớp và ra về - Vệ sinh sạch sẽ quạt điện và bóng điện - Mở cửa sổ để tận dụng gió và ánh sáng mặt trời... |
0,75đ 1đ |
8 (2đ) |
a. Động vật đã có xương cột sống gọi là nhóm động vật có xương sống. Động vật chưa có xương cột sống gọi là nhóm động vật chưa có xương sống. b. Hs xây dựng được khóa lượng phân |
1đ 1đ |
9 (1,5đ) |
a. Đổi 3 tấn = 3000kg Trọng lượng của ô tô là: P = 10.m = 10. 3000 = 30000N b. Hs biểu diễn đúng. |
1đ 0,5đ |
10 (1,75đ) |
a. Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng. b. A- Bình minh B- Giữa trưa C- Hoàng hôn D- Ban đêm |
0,75đ 1đ |
Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) .Chọn các ý đúng nhất trong các câu sau
Câu 1: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?
A. P = 10 m
B. P = m
C. P = 0,1 m
D. m = 10 P
Câu 2: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn
A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách.
B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.
C. Bằng trọng lượng của quyển sách.
D. Bằng 0.
Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.
B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
C. Đơn vị của trọng lượng là newton (N).
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 4. Hai lực cân bằng là hai lực có đặc điểm:
A. Cùng phương, cùng chiều
B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. Cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn
D. Cùng phương, cùng chiều, khác độ lớn.
Câu 5: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?
A. không làm quả bóng chuyển động.
B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
D. không làm biến dạng quả bóng.
Câu 6. Một vật trên mặt đất có khối lượng 5 kg bị Trái đất hút 1 lực bằng bao nhiêu N?
A. 5 N
B. 50 N
C. 10 N
D. 20 N
Câu 7: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
A. nằm gần nhau
B. cách xa nhau
C. không tiếp xúc
D. có sự tiếp xúc
Câu 8: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Câu 9: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Vận động viên nâng tạ.
B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
C. Giọt mưa đang rơi.
D. Bạn Lan cầm bút viết.
Câu 10: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
D. Lực của Nam cầm bình nước.
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm?
A. Nấm là sinh vật nhân thực.
B. Tế bào nấm có chứa lục lạp.
C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin.
D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.
Câu 12: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng
A. Hình túi
B. Hình tai mèo
C. Sợi nấm phân nhánh
D. Hình mũ
Câu 13: Vì sao nói thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước?
A. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh.
B. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra.
C. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm.
D. Tán lá cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.
Câu 14: Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa?
A. Cây dương xỉ
B. Cây chuối
C. Cây ngô
D. Cây lúa
Câu 15: Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu?
A. Tốc độ gió mạnh hơn
B. Nắng nhiều và gay gắt hơn
C. Độ ẩm thấp hơn
D. Nhiệt độ thấp hơn.
Câu 16: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát?
A. Cá cóc bụng hoa
B. Cá ngựa
C. Cá sấu
D. Cá heo.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm).
Câu 17: (2 điểm) Có mấy dạng năng lượng? Kể tên, cho ví dụ?
Câu 18: (2 điểm) Hệ mặt trời là gì? Ngôi sao nào gần trái đất nhất?
Câu 19: (2 điểm) Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người?
Đáp án Đề thi KHTN lớp 6 học kì 2 Chân trời sáng tạo
I. Phần trắc nghiệm
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
B |
D |
C |
A |
D |
C |
II. Tự luận (6 điểm)
17 (2,2đ) |
- Khi áp tay vào bình thuỷ tinh (hoặc hơ nóng), ta thấy giọt nước màu chuyển động ra phía ngoài. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình nở ra khi nóng lên. - Khi để nguội bình (hoặc làm lạnh), thì giọt nước màu chuyển động vào phía trong. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình co lại khi lạnh đi. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
18 (2,0) |
Đ1: Các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái. Đ2: Ta bỏ quả bóng bàn vào nước nóng. Quả bóng sẽ phồng lên. Vì không khí chứa trong quả bóng khi nóng lên sẽ nỡ ra làm phồng quả bóng Quãng đường tàu đi được là: 0,25 + 1,5 = 1,75 (km) Thời gian tàu ra khỏi hầm: 1,75 : 60 .60 = 1,75 phút |
1,4 0,6 |
19 (2đ) |
Vai trò của thực vật đối với động vật: + Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh nhả khí oxigen và tạo chất hữu cơ cung cấp cho hoạt động sống của thực vật. + Thực vật còn cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật. - Vai trò của thực vật đối với đời sống con người: + Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. + Cung cấp củi đốt, cây gỗ làm nhà, xây dựng. + Cung cấp dược phẩm và nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, bên cạnh những cây có ích cũng có một số cây có hại cho sức khỏe con người nếu ta sử dụng chúng không đúng cách. - Ví dụ về 5 loại tế bào có ở cơ thể người như: tế bào biểu bì, tế bào thần kinh, tế bào hồng cầu, tế bào xương, tế bào cơ... |
0.5 0.5 0.25 0.25 0.5 |
3. Đề thi KHTN lớp 6 học kì 2 sách Cánh Diều
Đề thi KHTN lớp 6 học kì 2 Cánh diều - Đề 1
Ma trận đề thi học kì 2 KHTN 6 Cánh diều
Chủ đề |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu /số ý |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
1. Đa dạng thế giới sống (28 tiết) |
5 |
1 |
|
1(2 ý) |
|
1(2 ý) |
6 |
2,50 |
|||
2. Lực( 16 tiết) |
5 |
1 |
2 (5 ý) |
|
|
2 (5 ý) |
6 |
3,50 |
|||
3. Năng lượng và cuộc sống (11tiết) |
|
1(4 ý) |
|
|
|
1(4 ý) |
2,0 |
||||
4. Trái đất và bầu trời( 11 tiết). |
1(2 ý) |
2 |
2 |
|
|
1(2 ý) |
4 |
2,0 |
|||
Số câu TN-Số ý TL |
2 ý |
12 |
4 ý |
4 |
5 ý |
0 |
2 ý |
0 |
5(13 ý) |
16 |
|
Điểm số |
1,0 |
3,0 |
2,0 |
1,0 |
2,0 |
0 |
1,0 |
0 |
6,0 |
4,0 |
|
Tổng số điểm |
4,0 điểm |
3,0 điểm |
2,0 điểm |
1,0 điểm |
10 điểm |
10 điểm |
Đề thi học kì 2 KHTN 6 Cánh diều
A. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1 (NB): Trong các loại bệnh sau, bệnh nào do nấm gây ra:
A. Lang ben.
B. Cúm
C. Tiêu chảy
D. Kiết lỵ
Câu 2 (NB): Tác nhân gây ra Bệnh sốt rét là:
A. Trùng kiết lị
B. Trùng sốt rét
C. Trùng biến hình
D. Trùng giày.
Câu 3: Tác hại nào sau đây không phải do Giun đũa gây ra:
A. Tắc ruột
B. Tiêu chảy
C. Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
D. Tắt ống mật
Câu 4 (NB): Tác nhân làm hư hỏng các công trình bằng gỗ, tàu thuyền là:
A. Con hàu
B. Con hà
C. Con rận cá
D. Con ốc bươu
Câu 5 (NB): Đâu không phải là vai trò của thực vật:
A. Điều hòa khí hậu
B. Cung cấp lương thực thực phẩm.
C. Làm dược liệu
D. Gây lũ lụt, hạn hán
Câu 6 (TH): Để không bị bệnh kiết lị ta không nên:
A. Ăn chín đã nấu chín.
B. Ăn rau sống
C. Rửa tay trước khi ăn
D. Uống nước đã đun sôi
Câu 7 (NB): Chọn từ thích hợp vào chỗ trống: Khi lục sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một......
A. Lực
B. Lực kéo
C. Lực uốn
D. Lực nâng.
Câu 8 (NB): Đơn vị của lực là gì?
A. Newton(N)
B. Kilogam(Kg)
C. Met (m)
D. Kelvin(K)
Câu 9 (NB): Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng
B. Lực kế là dụng cụ đo thể tích
C. Lực kế là dụng cụ để đo thể tích và khối lượng
D. Lực kế là dụng cụ để đo lực
Câu 10 (NB): Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
B. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.
C. Quả táo rơi từ trên cây xuống,
D. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
Câu 11 (NB): Có mấy loại lực ma sát
A. 1.
B. 2
C. 3
D.4
Câu 12(TH): Đặt vật trên một mặt bàn năm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó
A. Bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật
B. Bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật
C. Lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật
D. Nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật
Câu 13 (NB): Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do
A. Mặt Trời mọc ở đẳng đông, lặn ở đẳng tây.
B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.
C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.
D. Mật Trời chuyển động từ đông sang tây.
Câu 14 (NB): Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của MặtTrăng vì
A. MặtTrăng thay đổi hình dạng liên tục.
B. MặtTrăng thay đổi độ sáng liên tục.
C. ở mặt đất, ta thấy các phẩn khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.
Câu 15 (TH): Mặt Trời chỉ chiếu sáng một nửa Trái Đất vì:
A. Trái Đất thay đổi hình dạng liên tục. B. Trái Đất đứng yên.
C. Trái Đất có dạng hình cầu D. Mặt Trời thay đối độ sáng liên tục.
Câu 16 (TH): Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển củaTrái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháỵ, để lại một vết sáng dài. vết sáng này được gọi là
A. sao đôi.
B. sao chổi,
C. sao băng.
D. sao siêu mới.
B. TỰ LUẬN: 6 điểm
Câu 17: (1 điểm) Trình bày ánh sáng của các thiên thể.
Câu 18: (1 điểm) Biểu diễn các lực sau với tỉ xích 1 cm ứng với 10 N.
a) Lực F1 có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 30 N.
b) Lực F2 có phươngthẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn 20 N.
Câu 19: (1 điểm) Em hãy quan sát các lốp xe. Người ta làm thế nào để tăng lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường? Vì sao lốp xe bị mòn thì nguy hiểm khi tham gia giao thông?
Câu 20: (2 điểm)
a) Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng .Cho ví dụ minh hoạ.
b) Hãy cho biết khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng cung cấp cho bóng đèn đã chuyển hoá thành những dạng năng lượng nào? Dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?
Câu 21: (1 điểm) Giải thích vì sao thức ăn để lâu ngày trong không khí bị nấm mốc?
Đáp án đề thi KHTN 6 học kì 2 Cánh diều
TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đ áp án |
A |
B |
B |
B |
D |
B |
B |
A |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đ áp án |
D |
A |
C |
A |
C |
C |
C |
B |
TỰ LUẬN: 6 điểm
Câu |
Đáp án |
Điểm |
17 (1 điểm) |
- Mặt Trời và các ngôi sao là các thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng - Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời. |
0,5 0,5 |
18 (1 điểm) |
0,5 0,5 |
|
19 (1 điểm) |
* Lốp xe có khía rãnh để tăng lực ma sát của xe với mặt đường. * Nếu lốp xe bị mòn sẽ rất nguy hiểm vì: - Vỏ lốp bị mỏng nên có thể bị nổ bất cứ lúc nào. - Xe dễ trượt trên đường nhất là lúc trời mưa. |
0,5 0,25 0,25 |
20a (1 điểm) |
- Phát biểu định luật đúng . - Cho ví dụ minh hoạ đúng. |
0,5 0,5 |
20b (1 điểm) |
- Khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng dây tóc bóng đèn, dây tóc bóng đèn nóng lên phát ra ánh sáng và làm nóng môi trường xung quanh. - Phần có ích là phẩn năng lượng chuyển thành ánh sáng, phẩn hao phí là phẩn làm nóng môi trường xung quanh. |
0,5 0,5 |
21 (1 điểm) |
- Vì do trong không khí có các bào tử của nấm, - Các bào tử rơi vào thức ăn gặp nước và chất dinh dưỡng sẽ nảy mầm và phát triển |
0,5 0,5 |
Đề thi học kì 2 KHTN 6 Cánh diều - Đề 2
Phần I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khối lượng được đo bằng gam.
B. Kilogam là đơn vị đo khối lượng
C. Trái Đất hút các vật
D. Không có lực hấp dẫn trên mặt trăng
Câu 2: Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có:
A. Năng lượng ánh sáng
B. Năng lượng điện
C. Năng lượng nhiệt
D. Động năng
Câu 3: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi?
A. Dây cao su đang dãn
B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước
C. Ngọn lửa đang cháy
D. Quả táo trên mặt bàn
Câu 4: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành:
A. Năng lượng hoá học
B. Năng lượng nhiệt
C. Năng lượng ánh sáng
D. Năng lượng âm thanh
Câu 5: Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mặt trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đó là một ví dụ về chuyển hoá:
A. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệt
B. Năng lượng hạt nhân thành năng lượng hoá học
C. Năng lượng điện thành động năng
D. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện
Câu 6: Năng lượng nào sau đây KHÔNG PHẢI năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng mặt trời
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của than đá
D. Năng lượng của sóng biển
Câu 7: Ở Ninh Thuận, người ta dùng các tuabin gió để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là:
A. Năng lượng ánh sáng mặt trời
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của sóng biển
D. Năng lượng của dòng nước
Câu 8: Nói về hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?
A. Mặt trời mọc ở hướng tây
B. Mặt trời mọc ở hướng nam
C. Mặt trời lặn ở hướng tây
D. Mặt trời lặn ở hướng nam
Câu 9: Mặt trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt trời to và sáng hơn nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do:
A. Mặt trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà
B. Mặt trời là ngôi sao gần trái đất nhất
C. Mặt trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà
D. Mặt trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà
Câu 10: Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt trời?
A. Trái đất
B. Thuỷ tinh
C. Kim tinh
D. Hoả tinh
Câu 11: Ghép một số thứ tự ở cột A với một chữ ở cột b để được một câu đúng hoàn chỉnh.
Cột A | Cột B |
1. Một dây chun đang bị kéo dãn | a. Có động năng |
2. Tiếng còi tàu | b. Có năng lượng âm thanh |
3. Dầu mỏ, khí đốt | c. Có thế năng đàn hổi |
4. Ngọn nến đang cháy | d. Có năng lượng hoá học |
5. Xe máy đang chuyển động | e. Cung cấp năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt. |
Câu 12: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
STT |
Nhận định |
Đ |
S |
1 |
Mặt trời mọc ở phía tây vào lúc sáng sớm, cao dần lên và lặn ở phía đông lúc chiều tối |
||
2 |
Trái đất quay từ phía tây sang phía đông quanh trục của nó nên chúng ta thấy mặt trời mọc và lặn hằng ngày. |
||
3 |
Trái đất quay từ phía đông sang phía tây quanh trục của nó nên chúng ta thấy mặt trời mọc và lặn hằng ngày. |
||
4 |
Trên Trái đất ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của mặt trăng |
||
5 |
Hệ Mặt trời bao gồm trái đất và rất nhiều hành tinh, và là một phần của Ngân Hà |
Phần 2: TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1.0 điểm):
Một viên bi được thả tự do từ vị trí 1. Nó rơi tự do đến các vị trí 2, 3, 4, 5 và xuống mặt đất.
a. Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thế năng của viên bi theo các vị trí?
b. Hãy so sánh động năng của viên bi ở vị trí số 1 và số 4?
Giải thích câu trả lời của em
Câu 2. (1.5 điểm): Thế nào là năng lượng hao phí? Nêu tên năng lượng hao phí khi sử dụng bóng đèn điện? Em hãy đề xuất các biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong lớp học?
Câu 3 (1 điểm): Hình 2 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D.
Câu 4 (1 điểm): Hệ Mặt Trời gồm bao nhiêu hành tinh? Em hãy sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
Câu 5 (1 điểm): Nêu định luật bảo toàn năng lượng? Lấy một ví dụ cụ thể chứng minh năng lượng được bảo toàn?
Câu 6 (0.5 điểm): Hãy giải thích tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không bị thoát vào không gian?
Đáp án Đề thi KHTN lớp 6 học kì 2 Cánh Diều
Phần I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1- 10: Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
D |
A |
B |
D |
C |
B |
C |
B |
A |
Câu 11 (1 điểm): Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm
1- C
2- B
3- D
4- E
5- A
Câu 12 (1 điểm): Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm
1- S
2- Đ
3- S
4- Đ
5- S
Phần 2: TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm) |
a. Sắp xếp theo thế năng giảm dần: 1> 2> 3> 4> 5 Thế năng của vật giảm dần theo độ cao b. Động năng của viên bi ở vị trí 4> 1 Vật chuyển động càng nhanh thì có động năng càng lớn. Khi rơi từ trên cao xuống, vật sẽ chuyển động càng nhanh khi rơi càng gần mặt đất. |
0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm |
Câu 2 (1.5 điểm) |
- Năng lượng hao phí là năng lượng vô ích bị thất thoát ra môi trường trong quá trình truyền hoặc chuyển năng lượng. - Khi dùng bóng đèn điện một phần năng lượng điện bị chuyển thành năng lượng nhiệt bị hao phí - Các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học: Tắt đèn và quạt khi không cần thiết Sử dụng loại bóng đèn và quạt điện tiết kiệm năng lượng Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi lớp và ra về Vệ sinh sạch sẽ quạt điện và bóng điện Mở cửa sổ để tận dụng gió và ánh sáng mặt trời... |
0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
Câu 3 (1 điểm) |
A- Bình minh B- Giữa trưa C- Hoàng hôn D- Ban đêm |
0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm |
Câu 4 (1 điểm) |
Hệ Mặt Trời gồm Mặt trời, 8 hành tinh, các tiểu hành tinh và sao chổi Sắp xếp: Mặt trời – Thuỷ tinh – Kim tinh – Trái đất – Hoả tinh – Mộc tinh – Thổ tinh – Thiên vương tinh – Hải vương tinh. |
0.5 điểm 0.5 điểm |
Câu 5 (1 điểm) |
Định luật: Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, hoặc từ vật này sang vật khác. HS lấy ví dụ cụ thể |
0.5 điểm 0.5 điểm |
Câu 6 (0.5 điểm) |
Vì Trái đất có lực hấp dẫn, lực này hút và giữ bầu khí quyển ở xung quanh trái đất |
0.5 điểm |
4. Đề thi KHTN lớp 6 học kì 2
I, TRẮC NGHIỆM ( 2,0 điểm)
Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 4).
Câu 1. Nguyên nhân gây bệnh giun sán kí sinh ở người là:
A. Ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm ôi thiu.
B. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
C. Ăn rau sống, ăn gỏi cá.
D. Tẩy giun định kì.
Câu 2. Nhóm động vật nuôi thường được nuôi trong gia đình là:
A. Chó, mèo, gà, vịt, lợn, ngan.
B. Trâu, bò, voi, gà, ngan, mèo.
C. Chuột, tê giác, rắn, mèo, chó.
D. Chó, chồn, hổ, trăn, trâu, bò.
Câu 3: Đơn vị của trọng lực là:
A. Niu tơn
B. Mét
C. Kg
D. Thời gian
Câu 4: Một vật chuyển động với tốc độ 20 km/h trong thời gian 2 giờ. Thì quãng đường vật đó đi được là:
A. 32 km
B. 15 km
C. 60 km
D. 40 km
Câu 5. Ghép các thông tin ở cột A (Các loại thân) với cột B (Đặc điểm) sao cho phù hợp rồi điền vào cột trả lời :
A. Nhóm động vật |
Trả lời |
B. Đặc điểm bộ xương |
1. Động vật có xương sống |
1- |
a. Không có bộ xương trong cơ thể |
2. Động vật không xương sống |
2- |
b. Có bộ xương bằng chất sụn |
c. Có bộ xương trong cơ thể đặc biệt là xương cột sống. |
||
d. Có bộ xương bằng kitin |
Câu 6. Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai. Hãy đánh dấu (X) vào ô tương ứng .
Khẳng định |
Đúng |
Sai |
1. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật, cây quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC đến 30oC. |
||
2. Động vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. |
II. TỰ LUẬN ( 8,0 điểm)
Câu 7 (1,0 điểm): Một vật có trọng lượng P = 54N và khối lượng D = 2700 kg/m3.
a) Tính khối lượng của vật.
b) Tính thể tích của vật. Nếu thể tích tăng lên thì khối lượng của vật như thế nào?
Câu 8 (1,5 điểm): VẬN TỐC
Một ô tô đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc 50 km/h. Biết quãng đường từ thành phố A đến thành phố B dài 40000 m.
a) Chuyển động của ô tô đi từ thành phố A đến thành phố B là chuyển động gì?
b) Xe ô tô đó đi từ thành phố A đến thành phố B hết bao nhiêu thời gian?
Câu 9 (2,0 điểm).
1. Vật nuôi trong gia đình có vai trò gì đối với con người?
2. Kể tên 4 loại vật nuôi trong gia đình em? Nêu rõ vai trò của chúng?
Câu 10 (2,0 điểm). Nêu ý kiến của em về tình hình số lượng người bị nhiễm giun sán hiện nay ở Việt Nam? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên , đề xuất 4 biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh.
Câu 11 (1,0 điểm). Trong những năm gần đây đa dạng sinh học đang có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng, em hãy chứng minh sự suy giảm sự đa dạng sinh học đó bằng 4 nguyên nhân cụ thể ?
Câu 12 (0,5 điểm): Giải thích đặc điểm của động vật đới lạnh thích nghi với điều kiện nhiệt độ của môi trường sống?
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 môn KNTN
Câu |
Đề 1 |
Điểm |
1 |
C |
0,25 |
2 |
A |
0,25 |
3 |
A |
0,25 |
4 |
D |
0,25 |
5 |
1- c 2- a |
0,25 0,25 |
6 |
1- Đ 2- S |
0,25 0,25 |
7 (1,0đ) |
Tóm tắt: P = 54N D = 2700kg/m3 a) m = ? b) V = ?. Nếu V tăng thì m ? Giải: a) Một vật có trọng lượng P = 54N thì có khối lượng là: Từ công thức P = 10.m => (kg ) b) Vật đó có thể tích là: Từ công thức: Nếu thể tích của vật tăng lên thì khối lượng của vật không thay đổi |
0,5 0,25 0,25 |
8 (1,5đ) |
*Mức 1 đầy đủ ( 1,5 điểm) a) Chuyển động của ô tô đi từ thành phố A đến thành phố B là chuyển động không đều b) Đổi 40000m = 40 km Xe ô tô đi từ thành phố A đến thành phố B hết thời gian là: Áp dụng công thức v = s : t => t = s: v = 40:50 = 0,8 (h) * Mức 2 chưa đầy đủ Nếu sai ý nào thì trừ điểm ý đó * Mức 3: Không làm được hoặc làm sai |
0,5 0,25 0,25 0,5
|
9 (2,0đ) |
1. Vật nuôi trong gia đình có vai trò đối với con người: - Cung cấp thực phẩm - Bảo vệ anh ninh - Phát triển kinh tế - Làm cảnh... 2. Kể tên 4 loại vật nuôi trong gia đình em : yêu cầu kể được tên loài, vai trò thực tiễn (có lợi, có hại) (HS lấy vai trò khác đúng vẫn cho điểm tối đa). |
0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 |
10 (2,0đ) |
- Việt Nam là một quốc gia có tỉ lệ người mắc giun sán cao - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: + Do thói quen ăn uống + Do vệ sinh môi trường xã hội chưa đảm bảo + Do vệ sinh cá nhân chưa tốt + Không tẩy giun định kì - 2 biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh: + Ăn chín, uống sôi + Không ăn rau sống, các món ăn chưa được nấu chín ( HS nêu nguyên nhân, biện pháp khác chính xác vẫn cho điểm tối đa) |
0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
11 (1,0đ) |
Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học: - Do ô nhiễm môi trường - Đốt rừng làm nương rẫy - Khai thác quá mức của con người - Sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học tràn lan ( HS nêu nguyên nhân khác đúng vẫn cho điểm tối đa) |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
12 (0,5đ) |
Động vật đới lạnh có đặc điểm: bộ lông dày, rậm mịn, lớp mỡ dưới da dày để giữ nhiệt, một số loài có tập tính ngủ đông... |
0,5 |
Tham khảo lời giải trọn bộ 3 bộ sách mới môn KHTN lớp 6 chi tiết như sau:
- KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo
- KHTN lớp 6 Kết nối tri thức
- KHTN lớp 6 Cánh Diều
Trên đây là Bộ đề thi học kì 2 KHTN 6 sách mới. Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 6 sắp tới, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương, bên cạnh đó thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 6 trên TimDapAntổng hợp đề thi của tất cả các môn của bộ 3 sách mới, là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.