Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023. Đề thi có đầy đủ đáp án và bảng ma trận đề thi chi tiết cho từng câu hỏi. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 10 đề thi và đáp án nhé.

1. Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề 1

Ma trận đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống

25%

Nêu được con đường lây truyền bệnh nấm.

Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống.

Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.

Số câu hỏi

1

1

1

3

Số điểm:

0.5

1

1

2.5đ

Chủ đề 9: Lực

30%

Nhận biết được dụng cụ đo lực.

Nhận biết được lực không tiếp xúc

- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, làm biến dạng vật.

Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.

Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật hoặc ngược lại

Số câu hỏi

3

1

1

5

Số điểm:

1.5

0.5

1

Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống

22,5%

Phân biệt được các dạng năng lượng.

Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Đề xuất biện pháp và vận dụng thực tế việc sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Số câu hỏi

1

1

1

3

Số điểm:

0.5

0.75

1

2.25đ

Chủ đề 11:

Trái Đất và bầu trời

22,5%

Mô tả được quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày quan sát thấy

Giải thích được quy luật chuyển động mọc, lặn của Mặt Trời.

Số câu hỏi

1

1

1

3

Số điểm:

0.5

1

0.75

2.25đ

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

100%

Số điểm

10đ

Đề thi học kì 2 KHTN 6 CTST

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn đáp án đúng nhất.

Câu 1: Dụng cụ dùng để đo lực là:

A. Lực kế

B. Thước

C. Đồng hồ.

D. Cân

Câu 2: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?

A. Mặt trời mọc ở hướng tây

B. Mặt trời mọc ở hướng nam

C. Mặt trời lặn ở hướng tây

D. Mặt trời lặn ở hướng nam.

Câu 3: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?

A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách.

B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.

C. Truyền dọc từ mẹ sang con.

D. Ô nhiễm môi trường.

Câu 4: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hóa thành:

A. Năng lượng hóa học.

B. Năng lượng nhiệt.

C. Năng lượng ánh sáng.

D. Năng lượng âm thanh.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Vận động viên nâng tạ.

B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.

C. Bạn Lan cầm bút viết.

D. Giọt mưa đang rơi.

Câu 6: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?

A. không làm quả bóng chuyển động.

B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.

C. chỉ làm biến dạng không làm biến đổi chuyển động quả bóng.

D. không làm biến dạng quả bóng.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 7: (1,75 điểm)

a. Nêu định luật bảo toàn năng lượng.

b. Em hãy đề xuất các biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong lớp học?

Câu 8: (2điểm)

a. Phân biệt động vật có xương sống và động vật không có xương sống.

b. Một số loài động vật có tên như sau: cá, tôm, chim bồ câu, chó, khỉ. Hãy xây dựng khóa lưỡng phân các loài động vật trên.

Câu 9: (1,5 điểm)

a. Một ô tô có khối lượng 3 tấn thì trọng lượng của ô tô đó là bao nhiêu?

b. Một người nâng 1 thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 250N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ ( tỉ xích 1 cm ứng với 50N)

Câu 10: (1,75 điểm)

a. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.

b. Hình 2 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D.

Đề thi học kì 2 KHTN 6

Đáp án Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM: (3 điểm: Mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

A

C

C

B

D

B

TỰ LUẬN: (7 điểm)

CÂU

ĐÁP ÁN

BIỂU ĐIỂM

7

(1,75đ)

a. Định luật: Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, hoặc từ vật này sang vật khác.

b. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học:

- Tắt đèn và quạt khi không cần thiết

- Sử dụng loại bóng đèn và quạt điện tiết kiệm năng lượng

- Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi lớp và ra về

- Vệ sinh sạch sẽ quạt điện và bóng điện

- Mở cửa sổ để tận dụng gió và ánh sáng mặt trời...

0,75đ

8

(2đ)

a. Động vật đã có xương cột sống gọi là nhóm động vật có xương sống.

Động vật chưa có xương cột sống gọi là nhóm động vật chưa có xương sống.

b. Hs xây dựng được khóa lượng phân

9

(1,5đ)

a. Đổi 3 tấn = 3000kg

Trọng lượng của ô tô là: P = 10.m = 10. 3000 = 30000N

b. Hs biểu diễn đúng.

0,5đ

10

(1,75đ)

a. Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

b. A- Bình minh B- Giữa trưa C- Hoàng hôn D- Ban đêm

0,75đ

2. Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề 2

Đề thi học kì 2 KHTN 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) .Chọn các ý đúng nhất trong các câu sau

Câu 1: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?

A. P = 10 m
B. P = m
C. P = 0,1 m
D. m = 10 P

Câu 2: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn

A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách.
B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.
C. Bằng trọng lượng của quyển sách.
D. Bằng 0.

Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.
B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
C. Đơn vị của trọng lượng là newton (N).
D. Cả 3 phương án trên.

Câu 4. Hai lực cân bằng là hai lực có đặc điểm:

A. Cùng phương, cùng chiều
B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. Cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn
D. Cùng phương, cùng chiều, khác độ lớn.

Câu 5: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?

A. không làm quả bóng chuyển động.
B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
D. không làm biến dạng quả bóng.

Câu 6. Một vật trên mặt đất có khối lượng 5 kg bị Trái đất hút 1 lực bằng bao nhiêu N?

A. 5 N
B. 50 N
C. 10 N
D. 20 N

Câu 7: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

A. nằm gần nhau
B. cách xa nhau
C. không tiếp xúc
D. có sự tiếp xúc

Câu 8: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Câu 9: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Vận động viên nâng tạ.
B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
C. Giọt mưa đang rơi.
D. Bạn Lan cầm bút viết.

Câu 10: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
D. Lực của Nam cầm bình nước.

Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm?

A. Nấm là sinh vật nhân thực.
B. Tế bào nấm có chứa lục lạp.
C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin.
D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.

Câu 12: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng

A. Hình túi
B. Hình tai mèo
C. Sợi nấm phân nhánh
D. Hình mũ

Câu 13: Vì sao nói thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước?

A. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh.
B. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra.
C.Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm.
D.Tán lá cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.

Câu 14: Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa?

A. Cây dương xỉ
B. Cây chuối
C. Cây ngô
D. Cây lúa

Câu 15: Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu?

A. Tốc độ gió mạnh hơn
B. Nắng nhiều và gay gắt hơn
C. Độ ẩm thấp hơn
D. Nhiệt độ thấp hơn.

Câu 16: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát?

A. Cá cóc bụng hoa
B. Cá ngựa
C. Cá sấu
D. Cá heo.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm).

Câu 17: (2 điểm) Có mấy dạng năng lượng? Kể tên, cho ví dụ?

Câu 18: (2 điểm) Hệ mặt trời là gì? Ngôi sao nào gần trái đất nhất?

Câu 19: (2 điểm) Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người?

Đáp án Đề thi KHTN lớp 6 học kì 2

I. Phần trắc nghiệm

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

D

C

A

D

C

II. Tự luận (6 điểm)

17

(2,2đ)

- Khi áp tay vào bình thuỷ tinh (hoặc hơ nóng), ta thấy giọt nước màu chuyển động ra phía ngoài. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình nở ra khi nóng lên.

- Khi để nguội bình (hoặc làm lạnh), thì giọt nước màu chuyển động vào phía trong. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình co lại khi lạnh đi.

0,25

0,25

0,25

0,25

18

(2,0)

Đ1: Các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.

Đ2: Ta bỏ quả bóng bàn vào nước nóng. Quả bóng sẽ phồng lên.

Vì không khí chứa trong quả bóng khi nóng lên sẽ nỡ ra làm phồng quả bóng

Quãng đường tàu đi được là: 0,25 + 1,5 = 1,75 (km)

Thời gian tàu ra khỏi hầm: 1,75 : 60 .60 = 1,75 phút

1,4

0,6

19

(2đ)

Vai trò của thực vật đối với động vật:

+ Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh nhả khí oxigen và tạo chất hữu cơ cung cấp cho hoạt động sống của thực vật.

+ Thực vật còn cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.

- Vai trò của thực vật đối với đời sống con người:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

+ Cung cấp củi đốt, cây gỗ làm nhà, xây dựng.

+ Cung cấp dược phẩm và nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, bên cạnh những cây có ích cũng có một số cây có hại cho sức khỏe con người nếu ta sử dụng chúng không đúng cách. - Ví dụ về 5 loại tế bào có ở cơ thể người như: tế bào biểu bì, tế bào thần kinh, tế bào hồng cầu, tế bào xương, tế bào cơ...

0.5

0.5

0.25

0.25

0.5

Tham khảo lời giải trọn bộ 3 bộ sách mới môn KHTN lớp 6 chi tiết như sau:

  • KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • KHTN lớp 6 Kết nối tri thức
  • KHTN lớp 6 Cánh Diều

Trên đây là toàn bộ phần đề thi học kì 2 lớp 6 môn KNTN. Các bạn tham khảo đầy đủ chi tiết đề thi của các môn khác: Toán, Ngữ văn, Tin học, Tiếng Anh, Công dân, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm liên tục được TimDapAncập nhật.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm