Bộ đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 bao gồm 3 đề thi có đáp án và bảng ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Đây cũng là tài liệu hữu ích cho các em tham khảo ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới. Mời các em học sinh cùng theo dõi sau đây.

1. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 giữa kì 2 số 1

Ma trận đề thi

Chủ đề

Số tiết

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Đa dạng thế giới sống

25

2

2

1

8

0

4

1

0

4

14

6,5

2. Lực

14

1

2

1

0

1

0

0

0

3

2

3.5

Số câu/ số ý

39

3

4

2

4

1

4

1

0

7

12

10,0

Điểm số

3,0

1,0

2,0

1,0

1,0

1,0

1,0

0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10,0 điểm

10,0 điểm

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6

Thời gian làm bài 90 phút

TRẮC NGIỆM: 4,0 điểm

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1: Dụng cụ dùng để đo lực là gì?NB

A.Cân.

B. Nhiệt kế

C. Lực kế.

D. Đồng hồ

Câu 2. Lực ma sát là gì? NB

A. Lực ma sát là lực không tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

B. Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

C. Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa một vật.

D. Lực ma sát xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

Câu 3. Loại cây nào sau đây không phải là cây lương thực?TH

A. Lúa

B. Ngô

C. Sắn(củ mì)

D. Cà phê

Câu 4.Vật chủ trung gian nào gây bệnh sốt xuất huyết TH

A. Chuột

B. Gián

C. Muỗi

D. Gà

Câu 5. Cây ngô thuộc ngành thực vật nào? TH

A. Ngành rêu.

B. Ngành dương xỉ.

C. Thực vật hạt trần.

D. Thực vật hạt kín.

Câu 6. Đây là hình ảnh của loài thực vật thuộc nhóm nào?TH

A. Rêu

B. Dương xỉ

C. Hạt trần

D. Hạt kín

Câu 7. Đa số nguyên sinh vật là những cơ thể NB

A. đa bào, nhân thực.

B. đơn bào, nhân thực.

C. đơn bào, nhân sơ.

D. đa bào, nhân sơ.

Câu 8. Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?VD

A. Nấm hương

B. Nấm cốc

C. Nấm men

D. Nấm mốc

Câu 9. Cho các loài động vật sau: mực, tôm, cua, ốc, cá chép, lươn, nai, gà. Đâu là nhóm động vật có xương sống: VD

A. cá chép, lươn, nai, mực

B. cá chép, lươn, nai, gà

C. cá chép, mực, tôm, cua

D. tôm, cua, mực, ốc

Câu 10. Quan sát hình dưới đây, hãy nêu vai trò của nấm trong tự nhiên.NB

A. Làm thức ăn cho nhiều loài sinh vật.

B. Tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác động thực vật, làm sạch môi trường.

C. Tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh.

D. Là nguồn phân bón cho cây.

Câu 11. Cho các loài thực vật: Rêu thủy sinh, cỏ bợ, cây ổi, cây vạn tuế và sơ đồ khóa lưỡng phân sau: VD

Các loài thực vật nêu trên sắp xếp theo thứ tự (1),(2),(3),(4) của sơ đồ khóa lưỡng phân lần lượt sẽ là:

A. rêu thủy sinh, cỏ bợ, cây vạn tuế, cây ổi

B. rêu thủy sinh, cây vạn tuế, cỏ bợ, cây ổi

C. cây vạn tuế, rêu thủy sinh, cỏ bợ, cây ổi

D. cây vạn tuế, rêu thủy sinh, cây ổi, cỏ bợ

Câu 12. Theo em loài thực vật nào nêu trên trong khóa lưỡng phân mang đặc điểm “có hoa”? VD

A. Cây ổi

B. Cỏ bợ

C. Rêu thủy sinh

D. Cây vạn tuế

Câu 13. Sinh sản vô tính là:TH

A. Con sinh ra khác mẹ

B. Con sinh ra khác bố, mẹ.

C. Con sinh ra giống bố, mẹ.

D. Con sinh ra giống nhau và giống mẹ.

Câu 14. Hoa lưỡng tính có đặc điểm nào dưới đây ?TH

A. Chỉ có nhuỵ

B. Chỉ có nhị

C. Có đủ đài và tràng

D. Có đủ nhị và nhuỵ

Câu 15. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người?TH

A. Thức ăn

B. Nhiệt độ môi trường

C. Độ ẩm

D. Ánh sáng

Câu 16. Mục đích của việc điều khiển giới tính của đàn con trong chăn nuôi là: VD

A. Làm cân bằng tỷ lệ đực cái

B. Làm giảm số lượng con đực

C. Làm giảm số lượng con cái

D. Phù hợp với nhu cầu sản xuất

II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm

Câu 17. Khối lượng của một vật là gì? (0,5 điểm)NB

Câu 18. Em hãy nêu một ví dụ về lực ma sát trượt? (0,5 điểm)TH

Câu 19. Kéo một vật bằng một lực theo phương nằm ngang từ phải sang trái, độ lớn 4N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1cm ứng với 1N). ( 1 điểm)VD

Câu 20. Nhân dịp hè vừa qua mẹ cho Bình đi rừng Cát Bà chơi, trên đường Bình nhìn thấy rất nhiều cây nấm, Bình rất muốn lấy mang về ăn nhưng Bình không biết nấm đó có độc không. Em hãy quan sát hình bên và tư vấn cho Bình biết nấm nào có thể ăn được và nấm nào không thể ăn. Vì sao?(1.0 điểm)VDC

Câu 21. Nêu được một số bệnh do nấm gây ra? (1 điểm)NB

Câu 22. Em hãy trình bày nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học. (1 điểm) TH

Câu 23. Quan sát các hình ảnh sau và hãy sắp xếp chúng vào các nhóm động vật có xương sống cho phù hợp. (1,0 điểm) NB

Xem đáp án trong file tải về

2. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 giữa kì 2 số 2

Ma Trận đề thi

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu/số ý

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đa dạng nấm (4 tiết)

4

1(1 ý)

1(1 ý)

4

1,5

Đa dạng thực vật (7 tiết)

1 (2 ý)

2

1(1 ý)

2 (3 ý)

2

2,5

Đa dạng động vật (8 tiết)

1(1 ý)

2

2

1(2 ý)

2 (3 ý)

4

3,0

Đa dạng sinh học

(6 tiết)

6

1(1 ý)

1(1 ý)

6

2,0

Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. ( 3 tiết)

1(2 ý)

1(2 ý)

1,0

Số câu TN/ Số ý TL

1

12

3

4

4

2

10

16

Điểm số

1,0

3,0

2,0

1,0

2,0

1,0

6,0

4,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

16 câu/ 4 Câu (10 ý)

10,0 điểm

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6

Thời gian làm bài: 60 phút

A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Trong số các bệnh sau đây, bệnh nào do nấm gây ra?

A. Bệnh sốt rét.

B. Gây bệnh Covid 19 ở người..

C. Bệnh lao phổi.

D. Bệnh hắc lào, lang ben

Câu 2: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

A. Nấm rơm

B. Nấm linh chi.

C. Nấm men.

D. Nấm mèo.

Câu 3. Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

A. Nấm mốc

B. Nấm đơn bào

C. Nấm độc

D. Nấm ăn được

Câu 4: Tên của loại nấm sau?

Đề thi giữa kì 2 KHTN 6

A. Nấm độc đỏ (nấm ruồi)

B. Nấm men

C. Nấm độc tán trắng

D. Nấm men

Câu 5. Thực vật nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật Hạt kín?

A. Dương xỉ

B. Cây thông

C. Rêu

D. Cây lúa

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở dương xỉ mà không có ở rêu?

A. Sinh sản bằng bào tử

B. Thân có mạch dẫn

C. Có lá thật

D. Chưa có rễ chính thức

Câu 7. Thủy tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây:

A. Ruột khoang

B. Giun chỉ

C. Thân mềm

D. Chân khớp

Câu 8. Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình:

A. Mối

B. Rận

C. Ốc sên

D. Bọ chét

Câu 9. Đặc điểm để phân biệt động vật có xương sống với động vật không xương sống là

A. Số loài đông.

B. Đẻ nhiều trứng

C.Có bộ lông dày, rậm.

D. Có xương cột sống chứa tủy sống.

Câu 10. Động vật có xương sống bao gồm:

A. cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

B. cá, chân khớp, bò sát, chim, thú

C. thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

D.cá, lưỡng cư, ruột khoang, chim, thú

Câu 11.Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

A. Hoang mạc.

B. Rừng ôn đới.

C. Rừng mưa nhiệt đới.

D. Đài nguyên.

Câu 12. Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

B, Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

C Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Câu 13. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất?

A. Hoang mạc

B. Rừng ôn đới

C. Thảo nguyên

D. Thái Bình Dương

Câu 14. Vai trò nào dưới đây không phải của đa dạng sinh học đối với tự nhiên?

A. Điều hòa khí hậu

C. Bảo vệ nguồn nước

B. Cung cấp nguồn dược liệu

D. Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái

Câu 15. Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng

B. Đánh bắt cá bằng lưới có mắt với kích thước nhỏ

C. Săn bắt động vật quý hiếm

D. Bảo tồn động vật hoang dã

Câu 16. Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

A. Điều hòa khí hậu

B. Cung cấp đất phi nông nghiệp

C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên

D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã

B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17. (1điểm) Trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người?

Câu 18. (1,5 điểm)

a. Thực vật có vai trò gì đối với đời sống con người? (0,5 điểm)

b. Cho các loài thực vật sau, em hãy sắp xếp các thực vật sau theo từng nhóm phù hợp và xác định đặc điểm mỗi nhóm? (1,0đ)

(1) Cây rau bợ . (2) Cây dương xỉ. (3) Cây bưởi . (4) Cây lúa.

Câu 19 (1,0 điểm) Vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học?

Câu 20 (2,5 điểm)

a. Động vật có những vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em? (0,5đ)

Đề thi giữa kì 2 KHTN 6

b. Cho các loài động vật sau, em hãy sắp xếp các động vật sau theo từng nhóm phù hợp và xác định đặc điểm mỗi nhóm? (1,0đ)

(1) Ốc . (2) Nhện. (3) Châu chấu. (4) Mực.

c. Kể tên một số động vật xung quanh em và cho biết vai trò của chúng. (1,0đ)

STT

Tên động vật

Vai trò

1

2

3

4

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6

TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,25 đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

D

C

A

D

B

A

A

D

A

C

D

A

B

D

B

TỰ LUẬN: ( 6 điểm)

Câu hỏi

Đáp án

Biểu điểm

Câu 17. a (0,5điểm) Em hãy trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người?

- Trong tự nhiên: tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

- Trong đời sống con người: nhiều loại nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn, một số loại được dùng làm thuốc, ... Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nấm men còn được sử dụng trong sản xuất bánh mì, bia, rượu, ...

0,25 đ

0,25 đ

Câu 18 a. (0,5 điểm) Thực vật có vai trò gì đối với đời sống con người?

- Vai trò của TV trong tự nhiên

+ Cung cấp khí oxi và thức ăn , nơi ở cho nhiều loài sinh vật khác.

+ Góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí, điều hòa khí hậu, chống xóa mòn đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán…

0,25 đ

0,25 đ

Câu 18 b.(1,0 điểm) Cho các loài thực vật sau, em hãy sắp xếp các thực vật sau theo từng nhóm phù hợp và xác định đặc điểm mỗi nhóm?

(1) Cây rau bợ

(2) Cây dương xỉ.

(3) Cây bưởi .

(4) Cây lúa.

- Chia 2 nhóm

+ Dương xỉ: Cây rau bợ, dương xỉ

+ Hạt kín: cây bưởi, cây lúa

- Đặc điểm của từng nhóm.

+ Dương xỉ: Có mạch dẫn, không có hạt.

+ Hạt kín: Có mạch dẫn, có hạt, có hoa.

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

Câu 19: (1,0 điểm) Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?

Chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học:

- Tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, giảm nguy cơ tuyệt chủng các giống loài.

- Giữ gìn nguồn tài nguyên cung ứng cho đời sống con người, đảm bảo các lợi ích nông nghiệp, y học..., đảm bảo lợi ích vật chất kinh tế và gia strij tinh thần vô hình.

- Điều tiết và bảo vệ môi trường.

0,25 đ

0,5 đ

0,25 đ

Câu 20a: (0,5 điểm) Động vật có những vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em?

- Động vật có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày:

+ chúng cung cấp thức ăn

+ các sản phẩm từ động vật được sử dụng làm đồ mĩ nghệ và đồ trang sức

+ phục vụ giải trí, ...

+ Cung cấp sức kéo.

0,25 đ

0,25 đ

Câu 20b: Cho các loài động vật sau, em hãy sắp xếp các động vật sau theo từng nhóm phù hợp và xác định đặc điểm mỗi nhóm? (1,0đ)

(1) Ốc . (2) Nhện. (3) Châu chấu. (4) Mực.

*Chia 2 nhóm:

+ Ngành thân mềm: Mực, ốc.

+ Ngành chân khớp: nhện, châu chấu

* Xác định đặc điểm mỗi nhóm:

+ Ngành thân mềm:

Cơ thể mềm, không phân đốt, đa số có lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ cơ thể.

+ Ngành chân khớp:

Có bộ xương ngài bằng chất kitin bảo vệ cơ thể, các chân phân đốt, có khớp động linh hoạt

0,5 đ

0,25 đ

0,25 đ

Câu 20c ( 1,0 điểm)

Kể tên một số động vật xung quanh em và cho biết vai trò của chúng.

a)

STT

Tên động vật

Vai trò

1

Con Trâu

cung cấp thịt, sức kéo.

2

Con Chó:

giúp trông nhà, giải trí…

3

Con Gà

lấy trứng,lấy thịt.

4

Con Mèo

bắt chuột

Học sinh có thể kể tên những con vật khác và nêu đúng vai trò vẫn cho điểm

( nêu ít nhất 4 con vật )

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

3. Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 số 3

I. Trắc nghiệm (5 đ): mỗi ý đúng 0,25 đ

Câu 1: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Cây lúa.

B. Cây ngô.

C. Cây lúa mì.

D. Cây nho.

Câu 2: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Gạo.

B. Rau xanh.

C. Thịt.

D. Gạo và rau xanh.

Câu 3: Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Carbohydrate (chất đường, bột).

B. Protein (chất đạm)

C. Lipit (chất béo).

D. Vitamin.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây là không đúng về thực phẩm?

A. Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ động vật, thực vật.

B. Cá là thực phẩm tự nhiên.

C. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

D. Thực phẩm không bị biến đổi tính chất khi để lâu ngoài không khí.

Câu 5: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?

A. Không tan trong nước.

B. Có vị ngọt, mặn, chua.

C. Không màu, không mùi, không vị.

D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

Câu 6: Hỗn hợp được tạo ra từ

A. nhiều nguyên tử.

B. một chất.

C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

D. nhiều chất để riêng biệt.

Câu 7: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.

A. vật lý và hoá học nhất định.

B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.

C. thay đổi.

D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi.

Câu 8: Không khí là

A. chất tinh khiết.

B. tập hợp các vật thể.

C. hỗn hợp.

D. tập hợp các vật chất.

Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?

A.Nhân thực

B. Dị dưỡng

C. Đơn bào hoặc đa bào

D. Có sắc tố quang hợp

Câu 10: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

A. Nấm độc

B. Nấm mốc

C. Nấm đơn bào

D. Nấm ăn được

Câu 11: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?

A. Nấm hương

C. Nấm cốc

B. Nấm men

D. Nấm mốc

Câu 12: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?

A. Nấm men

C. Nấm cốc

B. Nấm mốc

D. Nấm sò

Câu 13: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?

A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách

B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh

C. Truyền dọc từ mẹ sang con

D. Ô nhiễm môi trường

Câu 14: Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?

A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh

B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh

C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp

D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Câu 15: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?

A. Rêu tường

C. Tảo lục

B. Dương xỉ

D. Rong đuôi chó

Câu 16: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?

A. Nơi khô ráo

C. Nới thoáng đãng

B. Nơi ẩm ướt

D. Nơi nhiều ánh sáng

Câu 17: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?

A. Cây trúc đào

B. Cây gọng vó

C. Cây tam thất

D. Cây giảo cổ lam

Câu 18: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?

A. Bào tử

B. Nón

C. Hoa

D. Rễ

Câu 19: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?

A. Du canh du cư

C. Trồng cây gây rừng

B. Phá rừng làm nương rẫy

D. Xây dựng các nhà máy thủy điện

Câu 20: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?

A. Trên đỉnh ngọn

C. Mặt trên của lá

B. Trong kẽ lá

D. Mặt dưới của lá

II. Tự luận

Bài 1:(2 đ)

a. Lương thực là gì?

b. Tại sao không nên ăn( uống) thực phẩm hết hạn sử dung?

c. Em hãy lấy ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

Bài 2:(2 đ)

Trình bày vai trò của thực vật trong đời sống? Tại sao ở vùng ven biển và ven đê người ta thường trồng nhiều cây xanh

Bài 3:(1 đ)

Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?

Đáp án đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 giữa kì 2

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

- Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

- Đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

A

D

D

C

A

C

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

B

C

D

C

B

A

B

C

D

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Bài 1.

a. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein (Chất đạm), lipit (Chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (Như B1, B2, …) và các khoáng chất.( 1 đ)

b. Chúng ta không nên ăn thực phẩm đã hết hạn sử dụng vì:

- Thực phẩm hết hạn sử dụng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, nấm mốc (0,25)

- Chúng ta ăn vào có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trong như rối loạn tiêu hóa ( đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), hoặc có thể gây ngộ đôc, hoặc gây bệnh (0,25)

c. Ví dụ:

- Hỗn hợp đồng nhất: không khí, nước muối, nước đường,... (0,25)

- Hỗn hợp không đồng nhất: hỗn hợp cát và nước, hỗn hợp cát và bột sắt, dầu và nước, xăng và nước,... (0,25)

Bài 2.

TV có vai trò quan trọng trong thực tiến đời sống con người:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm (Ngô, lúa, cây ăn quả...), (0,5)

- Nguyên liệu làm thuốc (nhân sâm, hạt, quả, lá, thân cây đinh lăng...), (0,25)

- Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp (chế biến thực phẩm: cà phê, tiêu, điều,....), (0,25)

- Lấy gỗ (0,25)

- Làm cảnh (sung, thông...)..., (0,25)

Người ta thường trồng nhiều cây xanh ở vùng ven biển , vên đê để:

- Giữ đất, chống xói mòn, sạt lở (0,25)

- Cho bóng mát, điều hòa khí hậu (0,25)

Bài 3.

Rừng được coi là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí (1 đ)

Bảng ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn KHTN

Chủ đề

Nội dung

Trắc nghiệm

Tự luận

Tổng số bài

NB

TH

Tổng số câu

NB

TH

VD

VDC

Chủ đề 4: một số vật liệu, nhiên liệu....

Một số lương thực, thực phẩm

Câu 1,2

Câu 3,4

4

Bài 1a

Bài 1b

Chủ đề 5: chất tinh khiết - hỗn hợp...

Chất tinh khiết - hỗn hợp

Nguyên liệu

Nhiên liệu

Câu 5,6

Câu 7,8

4

Bài 1c

1

Đa dạng thế giới sống.

Nấm

Câu 8, 9,10,12

Câu 11,13,14

12

2

Thực vật

Câu 15

16,19

Câu 17,18,20

Bài 2

Bài 3

Bài 2

Đề thi bao gồm trọn bộ liên môn Vật lý, Sinh học, Hóa học cho từng bộ sách để các em học sinh chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 6 đạt kết quả cao.

Tham khảo lời giải trọn bộ 3 bộ sách mới môn KHTN lớp 6 chi tiết như sau:

  • KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • KHTN lớp 6 Kết nối tri thức
  • KHTN lớp 6 Cánh Diều

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các dạng Đề thi học kì 2 lớp 6 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. Tìm Đáp Án liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình mới cho các bạn cùng tham khảo.