Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên sách Cánh Diều năm học 2022 - 2023. Đề thi có đầy đủ đáp án và bảng ma trận đề thi chi tiết cho từng câu hỏi. Các em học sinh cùng theo dõi tải về đề thi chi tiết đầy đủ nhất.

1. Đề thi KHTN lớp 6 học kì 2 - Đề 1

Ma trận đề thi học kì 2 KHTN 6 Cánh diều

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu /số ý

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Đa dạng thế giới sống (28 tiết)

5

1

1(2 ý)

1(2 ý)

6

2,50

2. Lực( 16 tiết)

5

1

2 (5 ý)

2 (5 ý)

6

3,50

3. Năng lượng và cuộc sống (11tiết)

1(4 ý)

1(4 ý)

2,0

4. Trái đất và bầu trời( 11 tiết).

1(2 ý)

2

2

1(2 ý)

4

2,0

Số câu TN-Số ý TL

2 ý

12

4 ý

4

5 ý

0

2 ý

0

5(13 ý)

16

Điểm số

1,0

3,0

2,0

1,0

2,0

0

1,0

0

6,0

4,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

Đề thi học kì 2 KHTN 6 Cánh diều

A. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1 (NB): Trong các loại bệnh sau, bệnh nào do nấm gây ra:

A. Lang ben.

B. Cúm

C. Tiêu chảy

D. Kiết lỵ

Câu 2 (NB): Tác nhân gây ra Bệnh sốt rét là:

A. Trùng kiết lị

B. Trùng sốt rét

C. Trùng biến hình

D. Trùng giày.

Câu 3: Tác hại nào sau đây không phải do Giun đũa gây ra:

A. Tắc ruột

B. Tiêu chảy

C. Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

D. Tắt ống mật

Câu 4 (NB): Tác nhân làm hư hỏng các công trình bằng gỗ, tàu thuyền là:

A. Con hàu

B. Con hà

C. Con rận cá

D. Con ốc bươu

Câu 5 (NB): Đâu không phải là vai trò của thực vật:

A. Điều hòa khí hậu

B. Cung cấp lương thực thực phẩm.

C. Làm dược liệu

D. Gây lũ lụt, hạn hán

Câu 6 (TH): Để không bị bệnh kiết lị ta không nên:

A. Ăn chín đã nấu chín.

B. Ăn rau sống

C. Rửa tay trước khi ăn

D. Uống nước đã đun sôi

Câu 7 (NB): Chọn từ thích hợp vào chỗ trống: Khi lục sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một......

A. Lực

B. Lực kéo

C. Lực uốn

D. Lực nâng.

Câu 8 (NB): Đơn vị của lực là gì?

A. Newton(N)

B. Kilogam(Kg)

C. Met (m)

D. Kelvin(K)

Câu 9 (NB): Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng

B. Lực kế là dụng cụ đo thể tích

C. Lực kế là dụng cụ để đo thể tích và khối lượng

D. Lực kế là dụng cụ để đo lực

Câu 10 (NB): Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.

B. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.

C. Quả táo rơi từ trên cây xuống,

D. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.

Câu 11 (NB): Có mấy loại lực ma sát

A. 1.

B. 2

C. 3

D.4

Câu 12(TH): Đặt vật trên một mặt bàn năm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó

A. Bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật

B. Bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật

C. Lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật

D. Nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật

Câu 13 (NB): Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do

A. Mặt Trời mọc ở đẳng đông, lặn ở đẳng tây.

B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.

C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.

D. Mật Trời chuyển động từ đông sang tây.

Câu 14 (NB): Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của MặtTrăng vì

A. MặtTrăng thay đổi hình dạng liên tục.

B. MặtTrăng thay đổi độ sáng liên tục.

C. ở mặt đất, ta thấy các phẩn khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.

D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.

Câu 15 (TH): Mặt Trời chỉ chiếu sáng một nửa Trái Đất vì:

A. Trái Đất thay đổi hình dạng liên tục. B. Trái Đất đứng yên.

C. Trái Đất có dạng hình cầu D. Mặt Trời thay đối độ sáng liên tục.

Câu 16 (TH): Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển củaTrái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháỵ, để lại một vết sáng dài. vết sáng này được gọi là

A. sao đôi.

B. sao chổi,

C. sao băng.

D. sao siêu mới.

B. TỰ LUẬN: 6 điểm

Câu 17: (1 điểm) Trình bày ánh sáng của các thiên thể.

Câu 18: (1 điểm) Biểu diễn các lực sau với tỉ xích 1 cm ứng với 10 N.

a) Lực F1 có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 30 N.

b) Lực F2 có phươngthẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn 20 N.

Câu 19: (1 điểm) Em hãy quan sát các lốp xe. Người ta làm thế nào để tăng lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường? Vì sao lốp xe bị mòn thì nguy hiểm khi tham gia giao thông?

Câu 20: (2 điểm)

a) Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng .Cho ví dụ minh hoạ.

b) Hãy cho biết khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng cung cấp cho bóng đèn đã chuyển hoá thành những dạng năng lượng nào? Dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?

Câu 21: (1 điểm) Giải thích vì sao thức ăn để lâu ngày trong không khí bị nấm mốc?

Đáp án đề thi KHTN 6 học kì 2 Cánh diều

TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đ áp án

A

B

B

B

D

B

B

A

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đ áp án

D

A

C

A

C

C

C

B

TỰ LUẬN: 6 điểm

Câu

Đáp án

Điểm

17

(1 điểm)

- Mặt Trời và các ngôi sao là các thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng

- Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

0,5

0,5

18

(1 điểm)

Đề thi học kì 2 KHTN 6

0,5

0,5

19

(1 điểm)

* Lốp xe có khía rãnh để tăng lực ma sát của xe với mặt đường.

* Nếu lốp xe bị mòn sẽ rất nguy hiểm vì:

- Vỏ lốp bị mỏng nên có thể bị nổ bất cứ lúc nào.

- Xe dễ trượt trên đường nhất là lúc trời mưa.

0,5

0,25

0,25

20a

(1 điểm)

- Phát biểu định luật đúng .

- Cho ví dụ minh hoạ đúng.

0,5

0,5

20b

(1 điểm)

- Khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng dây tóc bóng đèn, dây tóc bóng đèn nóng lên phát ra ánh sáng và làm nóng môi trường xung quanh.

- Phần có ích là phẩn năng lượng chuyển thành ánh sáng, phẩn hao phí là phẩn làm nóng môi trường xung quanh.

0,5

0,5

21

(1 điểm)

- Vì do trong không khí có các bào tử của nấm,

- Các bào tử rơi vào thức ăn gặp nước và chất dinh dưỡng sẽ nảy mầm và phát triển

0,5

0,5

Đề thi Khoa học tự nhiên 6 học kì 2 Cánh diều Đề 2

Đề thi học kì 2 KHTN 6

Phần I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khối lượng được đo bằng gam.
B. Kilogam là đơn vị đo khối lượng
C. Trái Đất hút các vật
D. Không có lực hấp dẫn trên mặt trăng

Câu 2: Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có:

A. Năng lượng ánh sáng
B. Năng lượng điện
C. Năng lượng nhiệt
D. Động năng

Câu 3: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi?

A. Dây cao su đang dãn
B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước
C. Ngọn lửa đang cháy
D. Quả táo trên mặt bàn

Câu 4: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành:

A. Năng lượng hoá học
B. Năng lượng nhiệt
C. Năng lượng ánh sáng
D. Năng lượng âm thanh

Câu 5: Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mặt trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đó là một ví dụ về chuyển hoá:

A. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệt
B. Năng lượng hạt nhân thành năng lượng hoá học
C. Năng lượng điện thành động năng
D. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện

Câu 6: Năng lượng nào sau đây KHÔNG PHẢI năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng mặt trời
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của than đá
D. Năng lượng của sóng biển

Câu 7: Ở Ninh Thuận, người ta dùng các tuabin gió để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là:

A. Năng lượng ánh sáng mặt trời
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của sóng biển
D. Năng lượng của dòng nước

Câu 8: Nói về hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?

A. Mặt trời mọc ở hướng tây
B. Mặt trời mọc ở hướng nam
C. Mặt trời lặn ở hướng tây
D. Mặt trời lặn ở hướng nam

Câu 9: Mặt trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt trời to và sáng hơn nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do:

A. Mặt trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà
B. Mặt trời là ngôi sao gần trái đất nhất
C. Mặt trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà
D. Mặt trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà

Câu 10: Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt trời?

A. Trái đất
B. Thuỷ tinh
C. Kim tinh
D. Hoả tinh

Câu 11: Ghép một số thứ tự ở cột A với một chữ ở cột b để được một câu đúng hoàn chỉnh.

Cột A Cột B
1. Một dây chun đang bị kéo dãn a. Có động năng
2. Tiếng còi tàu b. Có năng lượng âm thanh
3. Dầu mỏ, khí đốt c. Có thế năng đàn hổi
4. Ngọn nến đang cháy d. Có năng lượng hoá học
5. Xe máy đang chuyển động e. Cung cấp năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt.

Câu 12: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

STT

Nhận định

Đ

S

1

Mặt trời mọc ở phía tây vào lúc sáng sớm, cao dần lên và lặn ở phía đông lúc chiều tối

2

Trái đất quay từ phía tây sang phía đông quanh trục của nó nên chúng ta thấy mặt trời mọc và lặn hằng ngày.

3

Trái đất quay từ phía đông sang phía tây quanh trục của nó nên chúng ta thấy mặt trời mọc và lặn hằng ngày.

4

Trên Trái đất ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của mặt trăng

5

Hệ Mặt trời bao gồm trái đất và rất nhiều hành tinh, và là một phần của Ngân Hà

Phần 2: TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1.0 điểm):

Một viên bi được thả tự do từ vị trí 1. Nó rơi tự do đến các vị trí 2, 3, 4, 5 và xuống mặt đất.

a. Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thế năng của viên bi theo các vị trí?

b. Hãy so sánh động năng của viên bi ở vị trí số 1 và số 4?

Giải thích câu trả lời của em

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh Diều

Câu 2. (1.5 điểm): Thế nào là năng lượng hao phí? Nêu tên năng lượng hao phí khi sử dụng bóng đèn điện? Em hãy đề xuất các biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong lớp học?

Câu 3 (1 điểm): Hình 2 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D.

Đề thi học kì 2 lớp 6 KHTN sách Cánh Diều

Câu 4 (1 điểm): Hệ Mặt Trời gồm bao nhiêu hành tinh? Em hãy sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

Câu 5 (1 điểm): Nêu định luật bảo toàn năng lượng? Lấy một ví dụ cụ thể chứng minh năng lượng được bảo toàn?

Câu 6 (0.5 điểm): Hãy giải thích tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không bị thoát vào không gian?

Đáp án Đề thi KHTN lớp 6 học kì 2

Phần I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1- 10: Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

D

A

B

D

C

B

C

B

A

Câu 11 (1 điểm): Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm

1- C

2- B

3- D

4- E

5- A

Câu 12 (1 điểm): Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm

1- S

2- Đ

3- S

4- Đ

5- S

Phần 2: TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (1 điểm)

a. Sắp xếp theo thế năng giảm dần: 1> 2> 3> 4> 5

Thế năng của vật giảm dần theo độ cao

b. Động năng của viên bi ở vị trí 4> 1

Vật chuyển động càng nhanh thì có động năng càng lớn. Khi rơi từ trên cao xuống, vật sẽ chuyển động càng nhanh khi rơi càng gần mặt đất.

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

Câu 2

(1.5 điểm)

- Năng lượng hao phí là năng lượng vô ích bị thất thoát ra môi trường trong quá trình truyền hoặc chuyển năng lượng.

- Khi dùng bóng đèn điện một phần năng lượng điện bị chuyển thành năng lượng nhiệt bị hao phí

- Các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học:

Tắt đèn và quạt khi không cần thiết

Sử dụng loại bóng đèn và quạt điện tiết kiệm năng lượng

Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi lớp và ra về

Vệ sinh sạch sẽ quạt điện và bóng điện

Mở cửa sổ để tận dụng gió và ánh sáng mặt trời...

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 3 (1 điểm)

A- Bình minh

B- Giữa trưa

C- Hoàng hôn

D- Ban đêm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

Câu 4 (1 điểm)

Hệ Mặt Trời gồm Mặt trời, 8 hành tinh, các tiểu hành tinh và sao chổi

Sắp xếp: Mặt trời – Thuỷ tinh – Kim tinh – Trái đất – Hoả tinh – Mộc tinh – Thổ tinh – Thiên vương tinh – Hải vương tinh.

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 5 (1 điểm)

Định luật: Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, hoặc từ vật này sang vật khác.

HS lấy ví dụ cụ thể

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 6 (0.5 điểm)

Vì Trái đất có lực hấp dẫn, lực này hút và giữ bầu khí quyển ở xung quanh trái đất

0.5 điểm

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 6 sắp tới, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương, bên cạnh đó thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 6 trên TimDapAntổng hợp đề thi của tất cả các môn của bộ 3 sách mới, là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.




Xem thêm