Nếu bạn đang tìm kiếm tài liệu ôn thi học kì 2 lớp 7 môn Sinh học thì không thể bỏ qua Bộ đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 năm 2022 có đáp án do TimDapAntổng hợp và đăng tải sau đây. Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 này được sưu tầm và tổng hợp từ nhiều trường THCS trên cả nước, giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi thực, các dạng câu hỏi thường có trong đề thi. Mỗi đề thi kèm theo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như đánh giá kiến thức của mình. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm: 

Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 năm 2022

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái a, b, c, d mà em cho là đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Bộ lưỡng cư không đuôi có đặc điểm cơ bản là:

a) Thân dài, có đuôi.

b) Thân ngắn, không đuôi.

c) Thân ngắn, có đuôi.

d) Thân dài, giống giun.

Câu 2: Nhóm thú biết bay là:

a) Dơi, gà, chim.

b) Sóc, cáo, chồn.

c) Dơi, sóc bay, chồn bay.

d) Chim, thỏ, dơi.

Câu 3: Thụ tinh trong có ưu điểm hơn thụ tinh ngoài vì:

a) Tỉ lệ trứng được thụ tinh cao.

b) Tỉ lệ sống sót cao.

c) Tỉ lệ tăng trưởng nhanh.

d) Tỉ lệ sống cao hơn bố mẹ.

Câu 4: Chim cổ có đặc điểm cơ bản nào giống bò sát?

a) Da có vẩy.

b) Có nắp mang.

c) Chân 5 ngón.

d) Hàm có răng.

Câu 5: Các nhóm động vật nào sau đây thuộc thiên địch?

a) Cóc, mèo, cá cờ.

b) Chuột, sâu, rắn.

c) Mèo, muỗi, rắn.

d) Chim sáo, cào cào, sâu.

Câu 6: Ở môi trường nhiệt đới gió mùa có độ đa dạng cao vì có khí hậu:

a) Nóng, lạnh.

b) Ẩm, khô.

c) Nóng, ẩm.

d) Nóng, khô.

Câu 7: Bộ gặm nhấm có răng khác bộ ăn thịt là:

a) Thiếu răng hàm.

b) Thiếu răng nanh.

c) Thiếu răng cửa.

d) Thiếu răng trên.

Câu 8: Bay vỗ cánh khác bay lượn là:

a) cánh dang rộng.

b) cánh đập chậm.

c) cánh không đập .

d) cánh đập liên tục.

Câu 9: Động vật có xương sống có hình thức sinh sản nào?

a) Phân đôi.

b) Vô tính.

c) Hữu tính.

d) Mọc chồi.

Câu 10: Cá voi có họ hàng gần với nhóm động vật nào sau đây:

a) thỏ, nai, bò.

b) hươu, nai, cá chép.

c) gà, bò ,dê.

d) cá sấu, cáo, chồn.

Câu 11: Để diệt loài ruồi gây loét da ở bò người ta dùng biện pháp nào?

a) Dùng ong mắt đỏ.

b) Tuyệt sản ruồi đực.

c) Dùng vi khuẩn Myoma.

d) Dùng bướm đêm.

Câu 12: Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng nhưng lại được xếp vào lớp thú?

a) Nuôi con bằng sữa.

b) Có sữa diều.

c) Chăm sóc con.

d) Có núm vú.

B. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 13 (2.0 điểm) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống?

Câu 14 (2.0 điểm) Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính? Cho ví dụ?

Câu 15 (2,0 điểm) Để bảo vệ đa dạng sinh học cần có những biện pháp nào?

Câu 16 (1,0 điểm) Tại sao cá voi xanh là cá nhưng được xếp vào lớp thú?

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sinh học

I) TRẮC NGHIỆM(3.0 điểm)

Khoanh đúng 01 ý được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án đúng

b

c

a

d

a

c

b

d

c

a

b

a

Điểm

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

II) TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 13

2.0 điểm

+ Cơ thể có bộ lông dày, xốp để giữ nhiệt và bảo vệ cơ thể.

+ Chi trước có vuốt ngắn, khỏe để đào hang.

+ Chi sau dài khỏe để bật nhảy xa chạy trốn kẻ thù.

+ Mũi có lông xúc giác, rất thính để thăm dò thức ăn và môi trường.

+ Tai có vành tai lớn để định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù.

+ Mắt có mi, cử động được để bảo vệ mắt, giữ mắt không bị khô, tránh bụi.

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

Câu 14

2.0 điểm

- Sự tiến hóa các hình thức sinh sản:

+ Từ thụ tinh ngoài đến thụ tịnh trong (cá, thỏ)

+ Từ đẻ nhiều trứng đến đẻ ít trứng đến đẻ con (ếch, chim bồ câu, thỏ)

+ Phôi phát triển qua biến thái đến phát triển thực tiếp không có nhau thai đến phát triển trực tiếp có nhau thai (ếch, gà, thỏ)

+ Con non không được nuôi dưỡng đến được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ đến được học tập thích nghi với điều kiện sống. (thằn lằn, bồ câu, thú)

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 15

2 điểm

* Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi.

+ Cấm săn bắt, buôn bán các loài động vật hoang dã.

+ Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia để bảo vệ các loài động vật.

+ Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 16

1 điểm

* Cá voi xanh là cá nhưng được xếp vào lớp thú vì:

+ Có đặc điểm của thú: Có lông mao (tiêu giảm), hô hấp bằng phổi, tim 4 ngăn, chi trước (vây bơi) có xương ống tay, xương cánh tay, các xương ngón tay.

+ Sinh sản trong nước, đẻ con và nuôi con bẵng sữa nên thuộc lớp thú.

0,5 điểm

0,5 điểm

Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 số 1

PHÒNG GD&ĐT VỊ XUYÊN

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC.............

Môn: SINH HỌC 7

I. TRẮC NGHIỆM. (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Ở động vật, sinh sản vô tính có hai hình thức chính là:

a. phân đôi cơ thể và mọc chồi;

b. tiếp hợp và phân đôi cơ thể;

c. mọc chồi và tiếp hợp;

d. phân đôi và phân nhiều.

Câu 2. Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa là đặc điểm của:

a. Lớp Lưỡng cư;

b. Lớp Bò sát;

c. Lớp Chim;

d. Lớp Thú.

Câu 3. Thích phơi nắng là tập tính của:

a. Ếch đồng;

b. Chim bồ câu;

c. Thằn lằn bóng;

d. Thỏ.

Câu 4. Dơi ăn quả thuộc lớp:

a. Lưỡng cư;

b. Bò sát;

c. Chim;

d. Thú.

II. TỰ LUẬN. (8,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Nêu đặc điểm chung của lớp thú.

Câu 2. (2,0 điểm) Cho biết lợi ích của đa dạng sinh học. Nguyên nhân suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

Câu 3. (3,0 điểm) Sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện ở những đặc điểm nào? Tại sao nói Lớp thú có hình thức sinh sản tiến hóa nhất so với các lớp động vật có xương sống khác?

Đáp án đề thi Sinh học 7 học kì 2 số 1

Phần

Câu

Nội Dung

Điểm

TRẮC NGHIỆM

I


1

a

0,5

2

d

0,5

3

c

0,5

4

d

0,5

II

TỰ LUẬN

Câu1

(2,0 điểm)


* Đặc điểm chung của lớp thú:

- Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.

0,5

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

0,5

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể, là động vật hằng nhiệt.

0,25

- Bộ răng phân hóa 3 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm.

0,25

- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi.

0,25

- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.

0,25

Câu 2

(3,0 điểm)


* Lợi ích của đa dạng sinh học:

- Cung cấp thực phẩm → nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người.

0,25

- Dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị.

0,25

- Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo.

0,25

- Trong chăn nuôi: làm giống, thức ăn gia súc

0,25

- Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, giá trị xuất khẩu

0,25

* Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học:

- Đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi.

0,25

- Khai thác gỗ, lâm sản bừa bãi, lấy đất nuôi thủy sản, du canh, du cư.

0,25

- Ô nhiễm môi trường.

0,25

* Bảo vệ đa dạng sinh học:

- Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi

0,5

- Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài

0,5

Câu 3

(3,0 điểm)


* Sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính:

- Từ thụ tinh ngoài → thụ tinh trong

0,5

- Đẻ nhiều trứng → đẻ ít trứng → đẻ con

0,5

-Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát triển trực tiếp có nhau thai

0,5

-Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ → học tập thích nghi với cuộc sống

0,5

* Thú có hình thức sinh sản tiến hóa nhất so với các lớp động vật có xương sống khác vì: thụ tinh trong, đẻ con, phát triển trực tiếp có nhau thai, đẻ con,nuôi con bằng sữa.

1,0

Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 số 2

Câu hỏi 1: (2,5 điểm) So sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính. Sự hoàn chỉnh về hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện như thế nào và có ý nghĩa gì đối với động vật?

Câu hỏi 2: (2,5 điểm) Trình bày và giải thích những đặc điểm về cấu tạo và tập tính của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh.

Câu hỏi 3: (2,0 điểm) Trình bày ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học.

Câu hỏi 4: (3,0 điểm) Ở vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế có loài Sao La, là loài động vật quý hiếm được ghi tên vào danh sách đỏ Việt Nam, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị giảm số lượng.

a) Em hiểu thế nào là động vật quý hiếm?

b) Nếu em là người quản lý tại vườn Quốc gia Bạch Mã, em hãy đề xuất các biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm đó.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 7 Số 2

Câu 1:

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sinh học

Sự hoàn chỉnh hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện ở các mặt sau đây: Sự thụ tinh, đẻ trứng hay đẻ con, sự phát triển phôi có biến thái hay trực tiếp, không nhau thai hoặc có nhau thai. Ngoài ra còn thể hiện ở tập tính chăm sóc trứng, chăm sóc con non. Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản này đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non.

Câu 2: Những đặc điểm về cấu tạo và tập tính của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh:

- Bộ lông bao phủ cơ thể rậm, dày để giữ nhiệt cho cơ thể, hạn chế thoát nhiệt cơ thể ra môi trường.

- Lớp mỡ dưới da rất dày để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trữ năng lượng chống rét.

- Tập tính ngủ suốt mùa đông để tiết kiệm năng lượng.

- Tập tính di cư tránh rét để hạn chế tác động của nhiệt độ lạnh lên cơ thể.

- Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ là thời điểm nhiệt độ môi trường cao nhất trong ngày để tiết kiệm năng lượng.

Câu 3: - Ưu điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học là:

+ Hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại.

+ Không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm.

+ Hạn chế các ảnh hường xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người.

+ Giá thành rẻ hơn so với sử dụng các loại thuốc hóa học.

- Hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học là:

+ Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen khí hậu địa phương nên phát triển kém.

+ Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

+ Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.

+ Một loài thiên địch vừa có thể có ích vừa có thể có hại.

Câu 4:

a) Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu, … và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút.

b) Một số biện pháp để bảo vệ Sao La:

- Tổ chức các triển lãm vơi nhiều thông tin về đời sống, tập tính của Sao La và các mối đe dọa đến chúng để mọi người được nâng cao hiểu biết về động vật quý hiếm.

- Có các biện pháp bảo vệ rừng, môi trường, khu vực sống của Sao La; ngăn cấm, phạt các hình thức săn bắt động vật quý hiếm, tàn phá rừng.

- Tiến hành các nghiên cứu về nhu cầu sinh thái của Sao La làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp bảo tồn Sao La.

- Báo cáo định kỳ cho cơ quan Nhà nước liên quan về diễn biến tài nguyên rừng, các hoạt động quản lí bảo vệ rừng và việc bảo tồn Sao la trong khu vực bảo tồn Sao La

Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 số 3

Sở Giáo dục và đào tạo Phú Yên

Trường THCS-THPT Võ Nguyên Giáp

Họ tên:

Lớp:

Kiểm tra học kì 2 Năm học: 2018-2019

Môn: Sinh Học 7

Thời gian: 45`

A. Trắc nghiệm (3đ)

I. Khoanh vào câu trả lời đúng ( Mỗi câu đúng 0,25 đ)

Câu 1: Cơ quan vận chuyển chính của thằng lằn là

A. Dùng 4 chi

C. Thân và đuôi tì vào đất

B. Dùng vảy sừng

D. Dùng đuôi

Câu 2: Hoạt động hô hấp của thằng lằn

A. Xuất hiện cơ bên sườn

C. Xuất hiện vách ngăn

B. Xuất hiện cơ hoàn

D. Xuất hiện phổi

Câu 3: Hệ hô hấp của chim bồ câu có gì khác với lưỡng cư, bò sát

A. Thực quản có diều

C. Có dạ dày cơ

B. Có dạ dày tuyến

D. Cả A, B, C

Câu 4: Thân chim hình thoi có tác dụng

A. Làm giảm lực cản không khí khi bay

C. Giúp chim bám chặt khi đậu

B. Giữ nhiệt và làm cho thân chim nhẹ

D. Phát huy tác dụng của các giác quan

Câu 5: Thỏ kiếm thức ăn vào thời gian nào

A. Buổi sáng

C. Buổi tối

B. Buổi chiều

D. Cả A và B

Câu 6: Mèo, báo có đặc điểm đi lại rất êm và nhẹ bởi vì

A. Các ngón chân có vuốt

C. Dưới các ngón chân có nệm thịt dày

B. Các ngón chân có lông

D. Dưới các chân có vuốt

II. Ghép cột A vào cột B và ghi kết quả vào cột ( 1đ)

Cột A

Cột B

Cột C

1. Răng cửa lớn

A. Cắt nghiền mồi

1 -

2. Răng cửa ngắn sắt

B. Kiểu gặm nhấm

2 -

3. Răng nanh lớn dài, nhọn

C. Róc xương

3 -

4. Răng hàm có nhiều mấu sắt , nhọn

D. Xé mồi

4 -

III. Điền vào chỗ trống ( 0,5đ): động vật, thực vật, thức ăn, kẻ thù

Sự vận động và duy chuyển là đặc điểm cơ bản để phân biệt……………với……………

Nhờ khả năng duy chuyển mà động vật có thể đi tìm , băt mồi, tìm môi trường sống thích hợp tìm đối tượng sinh sản và lẫn trốn…………..

B. Tự luận: 7đ

Câu 1: Nêu đặc điểm chung của lớp thú? ( 2đ)

Câu 2: Nêu đặc điểm của bộ dơi và bộ cá voi? ( 3đ)

Câu 3: Giải thích vì sao trong dạ dày chim và gà thường có sỏi? ( 1đ)

Câu 4: Tại sao thân và đuôi của thằng lằn là động lực chính của sự duy chuyển? ( 1đ)

Đáp án đề thi học kì 2 Sinh học 7 số 3

Trắc nghiệm:

Khoanh tròn mỗi câu đúng đạt0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

A

D

A

D

C

I. Ghép cột A vào cột B 1- B, 2- C, 3- D, 4- A

II. Điền vào chỗ trống

1. Động vật, 2. Thực vật, 3. Thức ăn, 4. Kẻ thù

Phần tự luận: 7đ

Câu 1: Đặc điểm chung của lớp thú

- Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ

- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm

- Tim 4 ngăn và là động vật hằng nhiệt Câu 2: Đặc điểm của bộ dơi và bộ cá voi

Đặc điểm của Bộ dơi

- Chi trước biến đổi thành da

- Chi sau ngắn hoặc tiêu biến

- Các răng đều nhọn

Đặc điểm của bộ cá voi

- Chi trước biến đổi thành vây bơi

- Chi sau tiêu biến

- Hàm răng không có răng có tầm sừng mỏng

Câu 3: Giải thích vì sao trong dạ dày chim và gà thường có sỏi? (1đ)

Dạ dày cơ của chim và gà có hạt sỏi vì đó là các động vật ăn hạt. Trong khi ăn dùng mỏ sừng để mổ thức ăn, mổ thêm sỏi giúp dạ dày cơ tiêu hóa tốt thức ăn

Câu 4: Tại sao thân và đuôi của thằng lằn là động lực chính của sự duy chuyển? (1đ)

Vì chi trước và chi sau của thằn lằn còn ngắn và yếu nên dùng thêm đuôi và thân làm động lực chính của sự duy chuyển

Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 số 4

Phòng GD&ĐT Hòn Đất
Trường THCS Bình Giang
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2016 – 2017
Môn: Sinh học - Khối: 7
Thời gian 45 phút (không kể giao đề)

Câu 1: (1.5 điểm) Cho 6 ví dụ về các mặt lợi ích của chim đối với con người.

Câu 2: (2.0 điểm)

a. Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

b. Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.

Câu 3: (2.5 điểm)

a. Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp của thỏ.

b. Nêu đặc điểm chung của Thú.

Câu 4: (1.5 điểm)

a. Trình bày sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính.

b. Trình bày ý nghĩa của cây phát sinh giới Động vật.

Câu 5: (2.5 điểm)

a. Hãy cho biết động vật quý hiếm là gì? Có mấy cấp độ phân hạng động vật quý hiếm?

b. Biện pháp đấu tranh sinh học có những ưu điểm và hạn chế gì?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 số 4

Câu Nội dung Điểm
1

* Ví dụ về mặt lợi ích của chim đối với con người:

- Làm thực phẩm: Gà, Vịt,...

- Tiêu diệt sâu bọ, các loài gặm nhấm làm hại nông, lâm nghiệp: Chim sâu, Diều hâu,...

- Làm cảnh: Sáo, Vẹt,...

- Lấy lông làm chăn, đệm, đồ trang sức: Vịt, Ngỗng,...

- Huấn luyện săn mồi: Cốc đế, Chim ưng,...

- Phục vụ du lịch, săn bắt: Vịt trời, Gà gô,...

- Phát tán cây rừng, thụ phấn cho cây: Vẹt, Chim sâu,...


Mỗi ý đúng được 0.25 điểm
2

a. Ếch sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm, vì:

- Ếch hô hấp bằng da là chủ yếu.

- Nếu da ếch khô, cơ thể nó sẽ mất nước, ếch sẽ chết.

b. Cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn:

- Thở hoàn toàn bằng phổi.

- Sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn.

- Tim xuất hiện vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa, máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.

- Hậu thận cùng trực tràng có khả năng hấp thu lại nước.

0.5 điểm

0.5 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

3

a. Đặc điểm hệ tuần hoàn:

- Có 2 vòng tuần hoàn với tim 4 ngăn hoàn chỉnh.

- Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

* Đặc điểm hệ hô hấp:

- Phổi có nhiều túi phổi nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí.

- Có sự tham gia của cơ hoành, cơ liên sườn vào hô hấp.

b. Đặc điểm chung của Thú:

- Thai sinh và nuôi con bằng sữa.

- Có lông mao bao phủ.

- Bộ răng phân hóa 3 loại: Răng cửa, răng nanh, răng hàm.

- Tim 4 ngăn.

- Bộ não phát triển.

- Động vật hằng nhiệt.

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

4

a. Sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính:

- Thụ tinh ngoài → Thụ tinh trong.

- Đẻ trứng → Noãn thai sinh → Đẻ con.

- Phôi phát triển có biến thái → Phát triển trực tiếp không có nhau thai → Phát triển trực tiếp có nhau thai.

- Con non không được nuôi dưỡng → Được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, được học tập thích nghi với cuộc sống.

b. Ý nghĩa của cây phát sinh giới Động vật:

- Phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

- Thể hiện số lượng của loài động vật.

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

5

a. Khái niệm động vật quý hiếm: Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị nhiều mặt và số lượng giảm sút.

* Các cấp độ phân hạng Động vật quý hiếm ở Việt Nam:

- Rất nguy cấp

- Nguy cấp

- Ít nguy cấp

- Sẽ nguy cấp.

b. Biện pháp đấu tranh sinh học có ưu điểm:

- Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại.

- Tránh ô nhiễm môi trường.

* Nhược điểm:

- Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.

- Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại.

0.5 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 số 5


PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ II

NĂM HỌC:........................

MÔN: SINH HỌC- Lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,5đ)

Em hãy cho biết vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Câu 2: (3đ)

Đặc điểm cấu tạo ngoài nào của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?

Câu 3: (2,5đ)

Trình bày đặc điểm chung của lớp Thú? Nêu vai trò của lớp Thú?

Câu 4: (2đ)

Thú mỏ vịt có đặc điểm gì giống thú? Đặc điểm gì giống bò sát?

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sinh học số 5

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

Câu 1:

(2,5đ)

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì:

- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể không trao đổi khí được khí thì ếch sẽ chết.

- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

- Sống gần bờ nước thuận lợi cho hô hấp và sinh sản.

1,0đ

1,0đ

0,5đ

Câu 2:

(3đ)

Nêu được 6 ý về đặc điểm cấu tạo ngoài. (6 x 0,5đ = 3 đ)

Đặc điểm cấu tạo

Ý nghĩa thích nghi

Thân: hình thoi

Giảm lực cản không khí khi bay

Chi trước phát triển thành cánh

Quạt khi bay, cản không khí khi hạ cánh

Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau

Bám chặt vào cành cây, hạ cánh

Lông bông: có các sợi lông mảnh thành chùm lông xốp.

Giữ nhiệt, làm nhẹ cơ thể

Lông ống: các sợi lông làm thành phiến mỏng

Tạo diện tích rộng quạt không khí khi bay

Mỏ sừng, cổ dài khớp với thân

Đầu chim nhẹ, phát huy tác dụng các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Câu 3:

(2,5đ)

Nêu được đặc điểm chung của lớp Thú:

- Là ĐVCXS có tổ chức cao nhất.

- Thai sinh và nuôi con bằng sữa.

- Có lông mao, bộ răng phân hóa 3 loại.

- Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, động vật hằng nhiệt.

(0,25 x 4 = 1 đ)

Nêu vai trò của lớp Thú:

- Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ và tiêu diệt gặm nhấm có hại.

- Lấy thêm ví dụ

1,0đ

1,0 đ

0,5đ

Câu 4:

(2đ)

- Đặc điểm giống thú: Bộ lông mao, nuôi con bằng sữa mẹ...

- Đặc điểm giống bò sát: Đẻ trứng, chân có màng...

1,0 đ

1,0 đ

Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 số 6

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: học sinh nắm được đặc điểm của các đại diên thuộc các lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim và lớp thú. Thấy được sự đa dạng, tập tính và vai trò của các động vật thuộc các lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim và lớp thú.

- Kỹ năng:

- Thái độ: Trung thực khi tiến hành kiểm tra.

2. Nội dung đề kiểm tra:

* Ma trận đề kiểm tra:

CHỦ ĐỀ

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

CĐT

CĐC

1. Lớp lưỡng cư

3 tiết

Trình bày được được vai trò của lưỡng cư trong tự nhiên và đối với con người.

Phân biệt được ba bộ lưỡng cư thường gặp.

15% = 1,5 đ

1 câu

67 % = 1,0 đ

2 câu

33 % = 0,5 đ

2. Lớp bò sát

3 tiết

Nêu được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn

15% = 1,5 đ

1 câu

100 % = 1,5 đ

3. Lớp chim

4 tiết

Mô tả được cấu tạo, hoạt động của đại diện lớp Chim (chim bồ câu) thích nghi với sự bay.

Phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp Chim (Chim chạy, Chim bay và Chim bơi).

Giải thích được các đặc điểm cấu tạo của bộ xương chim phù hợp với chức năng bay lượn

20% =2,0 đ

2 câu

25 % = 0.5 đ

2 câu

25 % = 0,5 đ

1 câu

50 % = 1,0 đ

4. lớp thú

8 tiết

Tìm hiểu tính đa dạng của lớp Thú được thể hiện qua quan sát các bộ thú khác nhau.

Trình bày được tính thống nhất (đặc điểm chung) của lớp Thú.

35% =3,5 đ

4 câu

29 % = 1,0 đ

1 câu

71 % = 2,5 đ

4. Sự tiến hóa của động vật.

Đa dạng sinh học.

3 tiết

- Nêu được mối quan hệ của các ngành, các lớp động vật trên cây phát sinh giới động vật.

- Nêu được khái niệm về đa dạng sinh học

- Nêu được hình thái cấu tạo của các loài động vật sống trong các môi trường khác nhau

- Nêu được đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

- Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp để nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở các hình thức sinh sản từ thấp đến cao.

15% =1,5 đ

4 câu

67 % = 1,0 đ

2 câu

33 % = 0,5 đ

Tổng số câu:20

Tổng số điểm: 100% = 10,0 đ

11 câu

40% = 4,0 đ

4 câu

40 % = 4,0 đ

4 câu

10% = 1,0 đ

1 câu

10% = 1,0 đ

Chi tiết đề thi:

TrưỜng THCS Vĩnh KHÁNh

______________

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HC: 2015 – 2016

MÔN: SINH HỌC, KHỐI 7

Thời gian: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: (Mỗi câu 0,25đ)

Câu 1: Chuột nhảy ở hoang mạc đới nóng có chân dài để:

a. Đào bới thức ăn

b. Tìm nguồn nước

c. Cơ thể cao so với mặt cát nóng và nhảy xa

d. Tìm bạn trong mùa sinh sản

Câu 2: Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì:

a. Động vật ngủ đông nhiều

b. Sinh sản ít

c. Khí hậu rất khắc nghiệt

d. Động vật di cư hết

Câu 3: Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng:

a. Số lượng loài

b. Số lượng cá thể đực

c. Số lượng cá thể cái

d. Số lượng cá thể đực và cái

Câu 4: Trong sự tiến hóa về các hình thức sinh sản thì………..có ưu thế hơn.

a. Sinh sản mọc chồi

b. Sinh sản vô tính

c. Sinh sản phân đôi

d. Sinh sản hữu tính

Câu 5: Thế nào là sinh sản vô tính ?

a. Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

b. Là hình thức sinh sản phân đôi và tiếp hợp.

c. Là hình thức sinh sản mọc chồi.

d. Cả a, b và c đều đúng.

Câu 6: Qua cây phát sinh giới động vật, ta thấy được mức độ …………. giữa các nhóm động vật với nhau.

a. Quan hệ về giao phối

b. Quan hệ họ hàng

c. Quan hệ về môi trường sống

d. Quan hệ về thức ăn

Câu 7: Đại diện lưỡng cư nào thuộc bộ lưỡng cư không chân?

a. Ếch đồng

b. Ếch giun

c. Cá cóc tam đảo

d. Cóc nhà

Câu 8: Bộ lưỡng cư không đuôi có đặc điểm như thế nào?

a. Chi trước dài bằng chi sau

b. Chi trước dài hơn chi sau

c. Chi sau dài hơn chi trước

d. Cả a, b và c đều sai.

Câu 9: Đại diện thuộc nhóm chim chạy thường có các đặc điểm:

a. Cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón

b. Cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khỏe, có 4 ngón

c. Cánh dài, khỏe; chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón

d. Cánh dài, khỏe; chân cao, to, khỏe, có 4 ngón

Câu 10: Loài chim nào thuộc nhóm chim bay?

a. Đà điểu Úc

b. Đại bàng

c. Đà điểu Phi

d. Chim cánh cụt

Câu 11: Lông tơ có ý nghĩa như thế nào trong đời sống bay lượn của chim?

a. Làm chim đẹp hơn

b. Thu hút bạn tình

c. Giúp chim làm mát cơ thể

d. Giữ nhiệt và làm chim nhẹ

Câu 12: Chim có cấu tạo như thế nào để giảm sức cản không khí khi bay?

a. Thân hình thoi b. Mỏ dài

c. Chân cao d. Lông dày

Câu 13: Kanguru sơ sinh có kích thước trung bình khoảng:

a. 6 cm b. 5 cm

c. 4 cm d. 3 cm

Câu 14: Bộ thú nào sinh sản bằng cách đẻ trứng?

a. Bộ dơi b. Bộ móng guốc

c. Bộ thú huyệt d. Bộ cá voi

Câu 15: Các thú thuộc bộ guốc chẵn có đặc điểm chung gì?

  1. Có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau
  2. Có 3 ngón chân giữa phát triển bằng nhau
  3. Có 4 ngón chân giữa phát triển bằng nhau
  4. Có 5 ngón chân giữa phát triển bằng nhau

Câu 16: Động vật nào sau đây thuộc bộ gặm nhấm?

a. Chuột chù b. Chuột đồng

c. Chuột chũi d. Mèo

TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1 (2,5 điểm): Trình bày các đặc điểm chung để nhận biết động vật thuộc lớp Thú

Câu 2 (1,0 điểm): Các loài lưỡng cư có vai trò như thế nào trong tự nhiên và trong đời sống con người

Câu 3 (1,5 điểm): Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn

Câu 4 (1,0 điểm): Em hãy giải thích các đặc điểm của bộ xương chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sinh học số 6

1. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

c

c

a

d

a

b

b

c

a

b

d

a

d

c

a

b

2. TỰ LUẬN (6đ)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(2,5 điểm)

Đặc điểm chung của Thú:

- Thú là ngành động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất.

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể

- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.

- Tim 4 ngăn

- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở đại não và tiểu não

- Thú là động vật hằng nhiệt.

0,5đ

0,5đ

0,25đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 2

(1,0 điểm)

Vai trò của các loài lưỡng cư trong tự nhiên và trong đời sống con người:

+ Tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng.

+ Là thức ăn của nhiều loài chim, thú, bò sát,…

+ Cung cấp thực phẩm, dược liệu.

+ Là vật thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 3

(1,5 điểm)

Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

- Da khô, có vảy sừng bao bọc giúp ngăn cản sự thoát hơi nước.

- Có cổ dài giúp phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

- Mắt có mí cử động, có nước mắt giúp bảo vệ mắt để màng mắt không bị khô.

- Màng nhĩ nằm ở hốc nhỏ trên đầu giúp bảo vệ màng nhĩ, hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

- Bàn chân 5 ngón có vuốt Tham gia sự di chuyển trên cạn.

- Thân dài, đuôi rất dài là động lực chính của sự di chuyển.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 4

(1,0 điểm)

Các đặc điểm của bộ xương chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn:

- Có xương mỏ ác làm chỗ bám cho cơ vận động cánh

- Xương chi trước biến đổi thành xương cánh

- Xương đầu nhỏ, xốp, không có rang, xương đai hông thu nhỏ lại

à Giúp cơ thể chim nhẹ, bay nhanh và khỏe hơn

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 số 7

PHÒNG GD & ĐT A LƯỚI

TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015

Môn thi: SINH - LỚP 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1,5 điểm)

Em hãy phân biệt 3 bộ lưỡng cư bằng những đặc điểm đặc trưng nhất?

Câu 2:(1,5 điểm)

So sánh hệ tuần hoàn của thằn lằn với ếch ?

Câu 3: (2 điểm)

Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?

Câu 4: (1,5 điểm)

Chim có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người?

Câu 5: (2 điểm)

Nêu đặc điểm chung của lớp thú ?

Câu 6: (1 điểm)

Bộ thú huyệt và bộ thú túi có những đặc điểm nào chưa hoàn chỉnh so với các bộ thú khác?

HẾT

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sinh học số 7

PHÒNG GD & ĐT A LƯỚI

TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015

Môn thi: SINH HỌC - LỚP 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

(Gồm có 02 trang)

1. HƯỚNG DẪN CHUNG

Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.

- Nếu học sinh nêu thêm ý ngoài đáp án nhưng hợp lí và trình bày đảm bảo tốt các yêu cầu về kĩ năng thì được xem xét và cho điểm hợp lí, miễn là tổng điểm của câu không vượt quá mức quy định.

- Khi cho điểm toàn bài: không làm tròn số (có thể cho: 0; 0,25; 0,5, 0,75;…)

2. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

CÂU

Ý

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

Lớp Lưỡng cư được chia làm 3 bộ:

* Bộ lưỡng cư có đuôi: hai chi trước và hai chi sau dài tương đương nhau.

* Bộ lưỡng cư không đuôi: hai chi sau dài hơn hai chi trước.

* Bộ lưỡng cư không chân: thiếu chi.

0.5đ


0.5đ

0.5đ

2

Giống nhau: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể, là

động vật hằng nhiệt

Khác nhau: Thằn lằn có vách hụt ở tâm thất , máu ít pha trộn hơn ếch

0,5đ

3

Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay

- Thân hình thoi → Giảm sức cản không khí khi bay

- Chi trước biến thành cánh → Quạt gió, cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau: 3 ngón, 1ngón sau, có vuốt → Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng → Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện rộng.

- Lông tơ: có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ sừng bao lấy hàm không răng → Làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài, khớp đầu với thân → Phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.


0.25đ

0.5đ

0.25đ

0.25đ


0.25đ


0.25đ

0.25đ

4

Vai trò của chim trong tự nhiên và trong đời sống con người:

* Lợi ích:

- Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm

- Cung cấp thực phẩm.

- Làm đồ trang trí, chăn đệm, làm cảnh.

- Huấn luyện săn mồi, du lịch.

- Giúp phát tán cây rừng.

* Tác hại:

Ăn hạt, quả, động vật trung gian truyền bệnh…

1,0đ

0,5đ

5

Đặc điểm chung của lớp thú: Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa

- Có lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa 3 loại

- Tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.

- Là động vật hằng nhiệt

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

6

Bộ thú huyệt: đẻ trứng, chưa có núm vú

Bộ thú túi: đẻ con rất nhỏ, phải nuôi trong túi ấp ở bụng tú mẹ

0.5đ

0.5đ

Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 số 8

PHÒNG GD & ĐT A LƯỚI

TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2014 – 2015

Môn thi: SINH HỌC- LỚP 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian giao đề)

MA TRẬN ĐỀ

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng cộng

Chủ đề 1:

Lớp Lưỡng cư

Biết được các đặc điểm của các bộ lưỡng cư

T.số câu: 1

T. số điểm: 1,5

Tỉ lệ %: 15%

T.số câu:

T. số điểm:

Tỉ lệ %:

T.số câu: 1

T. số điểm: 1,5

Tỉ lệ %: 15%

Chủ đề 2:

Lớp Bò sát

-

Học sinh biết

được hệ tuần hoàn của bò sát tiến hóa hơn so với hệ tuần hoàn của ếch

T.số câu: 1

T. số điểm: 1,5

Tỉ lệ %: 15%

T.số câu:

T. số điểm:

Tỉ lệ %:

T.số câu: 1

T. số điểm: 1,5

Tỉ lệ %:15%

Chủ đề 3:

Lớp Chim

Biết được vai trò của chim trong tự nhiên và đời sống con người

Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay

T.số câu: 2

T. số điểm: 3,5

Tỉ lệ %: 35%

T.số câu:

T. số điểm:

Tỉ lệ %:

T.số câu: 1

T. số điểm: 1,5

Tỉ lệ %: 15%

T.số câu: 1

T. số điểm: 02

Tỉ lệ %: 20%

Chủ đề 4:

Lớp thú

Biết được các đặc điểm chung của thú

Nêu được đặc điểm chứng minh thú là lớp động vật có tổ chức cao nhất

T.số câu : 2

T. số điểm:3

Tỉ lệ %: 30%

T.số câu :

T. số điểm:

Tỉ lệ %:

T.số câu: 1

T. số điểm: 02

Tỉ lệ %: 20%

T.số câu : 1

T. số điểm:01

Tỉ lệ %: 10%

Tổng cộng :

T.số câu :

T.số điểm:

Tỉ lệ %:

T.số câu : 3

T. số điểm: 5

Tỉ lệ: 50%

T.số câu: 1

T. số điểm: 2

Tỉ lệ %: 20%

T.số câu: 2

T. số điểm: 2,5

Tỉ lệ %: 25%

T.số câu : 6

T. số điểm: 10

Tỉ lệ : 100%

* Chú thích:

a) Đề được thiết kế với tỷ lệ 100% tự luận

b) Cấu trúc bài: gồm: 7 bài 6 câu

c) Cấu trúc câu hỏi: - Số lượng câu hỏi 6 câu

Nhận biết: 50%

Thông hiểu: 25%

Vận dụng: 25%



TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

--------------

KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC: 2015 - 2016

MÔN: SINH HỌC - LỚP 7

Thời gian : 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ BÀI

  1. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1. Hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng: (2,0 điểm).

Ếch sinh sản:

A. Thụ tinh trong và đẻ con B. Thụ tinh ngoài và đẻ trứng

C. Thụ tinh trong và đẻ trứng D. Thụ tinh trong.

Câu 2: Ở chim bồ câu mái chỉ buồng trứng bên trái phát triển có tác dụng:

A. Vì chim đẻ số lượng trứng ít. B. Giảm trọng lượng cơ thể.

C. Vì khả năng thụ tinh cao. D. Vì chim có tập tính nuôi con.

Câu 3: Cá voi được xếp vào lớp Thú vì:

  1. Hô hấp bằng phổi, sống trong nước.
  2. Hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa
  3. Hô hấp bằng phổi, kích thước cơ thể lớn.
  4. Hô hấp bằng phổi, không có răng

Câu 4. Bộ tiến hóa nhất trong lớp thú:

A. Bộ dơi. B. Bộ móng guốc. C. Bộ linh trưởng. D. Bộ ăn thịt.

Câu 5. Ong mắt đỏ dùng để tiêu diệt sâu đục thân ở lúa là sử dụng:

  1. Thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại
  2. Gây vô sinh sinh vật gây hại
  3. Vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
  4. Thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật hại

Câu 6. Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần phải làm gì?

  1. Nuôi để khi thác động vật qúy hiếm
  2. Nhân giống động vật quý hiếm trong vườn quốc gia
  3. Đưa động vật quý hiếm về nuôi trong gia đình
  4. Săn tìm động vật quý hiếm

Câu 7. Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là:

  1. Màu lông nhạt, lớp mỡ dưới da dày, chân dài
  2. Màu lông sẫm, lớp mỡ dưới da dày, chân dài
  3. Màu lông trắng, có bướu mỡ, chân ngắn
  4. Màu lông nhạt, có bướu mỡ, chân dài.

Câu 8. Nơi có sự đa dạng sinh học ít nhất là:

A. Cánh đồng lúa B. Biển C. Đồi trống D. Sa mạc

Câu 9. Em hãy chọn những cụm từ sau đây để điền vào chỗ trống cho thích hợp: Cóc nhà, kanguru, thú mỏ vịt, chim bồ câu: (1 điểm).

  1. .............................. là động vật hằng nhiệt có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, chi trước biến đổi thành cánh.
  2. .............................. có chi sau lớn khỏe, vú có tuyến sữa, con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, sống trong túi da ở bụng thú mẹ.
  3. .............................. ưa sống trên cạn hơn ở nước, da sù sì có nhiều tuyến độc, nếu ăn phải nọc độc sẽ chết người.
  4. .............................. có mỏ dẹp sống vừa ở nước vừa ở cạn, đẻ trứng, có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

TỰ LUẬN (7,0 điểm):

Câu 1 (3 điểm)Trình bày nhũng đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của Ếch ? Vẽ và ghi chú thích các phần cấu tạo của bộ não Ếch ?

Câu 2. (2,5 điểm): Hãy trình bày đặc điểm chung của lớp Thú?

Câu 3 (1,5 điểm): Minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của bò sát?

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2015- 2016

MÔN: SINH HỌC - LỚP 7

Thời gian làm bài : 45 phút (Không tính thời gian phát đề)

MA TRẬN

Nội dung kiến thức

Mức độ nhận thức

Cộng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Lớp lưỡng cư (3 tiết).

- Biết được hình thức sinh sản của ếch.

- Biết được đặc điểm ngoài của cóc nhà.

- Nêu được sự thích nghi của ếch với đời sống trên cạn

Vẽ và chú thích cấu tạo não Ếch

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

0, 5

14,3%

1

2

57,1%

1

1

28,6%

3

3,5

35 %

2. Lớp bò sát

(3 tiết)

Lấy ví dụ minh họa cụ thể về vai trò của bò sát

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

1,5

100 %

1

1,5

15 %

3. Lớp chim

(5 tiết)

Biết được đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của chim bồ câu thích nghi đời sống bay, lượn.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

0,5

100%

2

0,5 5%

4. Lớp thú

(7 tiết)

Biết được cấu tạo ngoài của cá voi.

Bộ linh trưởng tiến hóa nhất trong lớp thú. Đặc điểm của Kanguru. Đặc điểm của thú mỏ vịt.

Nêu được đặc điểm chung của lớp thú

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

4

1

28,6 %

1

2,5

71,4%

5

3,5

35%

5. Động vật và đời sống con người

(6 tiết)

-Nhận biết các biện pháp đấu tranh sinh học

- Biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm

- Sự đa dạng sinh học và đặc điểm của động vật ở môi trường hang mạc đới nóng

4

1

100 %

TS câu

TS điểm

Tỉ lệ

Sc : 12

Sđ : 3

Tỉ lệ: 30 %

Sc : 2

Sđ : 5,5

Tỉ lệ: 55 %

Sc : 1

Sđ : 1,5

Tỉ lệ: 15%

Sc : 15

Sđ : 10

Tỉ lệ : 100%

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sinh học số 8

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN: SINH HỌC - LỚP 7

I/ TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: (2 điểm). Học sinh khoanh đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

B

B

C

D

B

D

D

Câu 2: (1 điểm). Học sinh điền đúng mỗi từ được 0,25 điểm.

  1. Chim bồ câu; 2. Kanguru; 3.Cóc nhà; 4. Thú mỏ vịt.

II/ TỰ LUẬN:

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1 (3đ)

- Bộ xương nâng đỡ cơ thể và là nơi bám của cơ giúp cho sự di chuyển của ếch, trong đó phát triển nhất là cơ đùi và cơ bắp chân giúp ếch nhảy

- Xuất hiện phổi, hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng

- Xuất hiện tuần hoàn phổi tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim 3 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha

- Não trước và thùy thị giác phát triển

- Vẽ đúng và đẹp bộ não Ếch

- Chú thích đúng

0,5 đ

0,5đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5đ

Câu 2 (2,5đ)

-Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi co bằng sữa mẹ

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm

- Tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện ở bán cầu não và tiểu não

- Thú là động vật hằng nhiệt

Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm

Câu 3

(1,5đ)

Minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của bò sát:

- Có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt sâu bọ có hại như đa số thằn lằn, đa số rắn bắt chuột

- Có giá trị thực phẩm đặc sản (ba ba…)

- Dược phẩm (rượu rắn, mật trăn, nọc rắn, yếm rùa…)

- Sản phẩm mĩ nghệ (vảy đồi mồi, da thuộc của trăn, rắn…

0.5đ

0.5đ

0.25đ

0.25đ

Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 số 9

I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn ý trả lời đúng trong các câu hỏi sau rồi ghi vào tờ giấy làm bài kiểm tra.

Câu 1: Nguyên nhân nào không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta?

A. Khai thác gỗ quá mức.

B. Tích cực trồng rừng.

C. Phá rừng làm nương rẩy.

D. Sự ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng?

A. Chim bồ câu, thỏ, cá sấu.

B. Thỏ, cá chép, ếch đồng.

C. Cá chép, ếch đồng, rắn ráo.

D. Ếch đồng, cá chép, chim bồ câu.

Câu 3: Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất để phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt là

A. đời sống

B. tập tính

C. bộ răng

D. cấu tạo chân

Câu 4: Hệ hô hấp của chim bồ câu gồm những cơ quan nào?

A. Khí quản và 9 túi khí.

B. Khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi.

C. Khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí.

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Cấu tạo và hoạt động hô hấp của ếch như thế nào?

A. Xuất hiện phổi.

B. Hô hấp nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng.

C. Da có hệ mao mạch dày làm nhiệm vụ hô hấp.

D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Ốc xà cừ được xếp vào cấp độ đe dọa tuyệt chủng nào của động vật quý hiếm?

A. Rất nguy cấp

B. Nguy cấp

C. Ít nguy cấp

D. Sẽ nguy cấp

Câu 7: Cơ thể đa bào, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng kitin và các phần phụ phân đốt khớp động với nhau là đặc điểm của ngành động vật nào sau đây?

A. Động vật có xương sống.

B. Chân khớp.

C. Thân mềm.

D. Động vật nguyên sinh.

Câu 8: Những động vật thuộc lớp bò sát là

A. thạch sùng, ba ba,cá trắm.

B. ba ba, tắc kè, ếch đồng.

C. rắn nước, cá sấu, thạch sùng.

D. ếch đồng, cá voi,thạch sùng.

Câu 9. Các bộ phận hệ thần kinh của thỏ:

A. Não bộ và các dây thần kinh.

B. Não bộ và tủy sống.

C. Não bộ, tủy sống và các dây thần kinh.

D. Tủy sống và các dây thần kinh.

Câu 10.  Đặc điểm giống nhau giữa lớp chim và lớp thú:

A. Thụ tinh trong, đẻ trứng, nuôi con bằng sữa diều.

B. Là động vật hằng nhiệt.

C. Cơ quan hô hấp là các ống khí.

D. Tất cả đều sai.

Câu 11. Hệ hô hấp của thằn lằn hoàn chỉnh hơn ếch là:

A. Mặt trong của phổi có nhiều vách ngăn hơn.

B. Thực hiện hô hấp nhờ sự co giãn của cơ liên sườn.

C. Diện tích trao đồi khí tăng

D. Tất cả đều đúng.

Câu 12. Trong các hình thức sinh sản dưới hình thức nào được xem là tiến hóa nhất:

A. Sinh sản vô tính

B. Sinh sản hữu tính.

C. Sinh sản hữu tính và thụ tinh trong

D. Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài có nhau thai.

II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 13: (3 điểm) Hãy trình bày đặc điểm chung của lớp thú.

Câu 14: (2 điểm) Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên, nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học.

Câu 15: (1 điểm) Tại sao thân và đuôi của thằn lằn bóng đuôi dài là động lực chính của sự di chuyển mà không phải là chi trước và chi sau?

Câu 16: (1 điểm) Tại sao trong dạ dày cơ của chim, gà thường có các hạt sạn, sỏi?

Đáp án đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 số 9

I/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Chọn mỗi ý đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

C

B

D

A

B

C

C

B

D

C

II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 13

(3 điểm)

- Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa thành răn cửa,răng nanh và răng hàm.

- Tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não, là động vật hằng nhiệt.

0,5đ

0,5đ

0,1đ

0,1đ

Câu 14

(2 điểm)

- Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.

- Có 3 biện pháp:

+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại, đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.

+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại.

* Ưu điểm:

- Tiêu diệt những loài sinh vật có hại.

- Tránh gây ô nhiễm môi trường.

* Hạn chế:

- Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.

- Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại.

- Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

- Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại.

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 15

(1 điểm)

Thân và đuôi của thằn lằn bóng đuôi dài là động lực chính của sự di chuyển mà không phải là chi trước và chi sau vì chi trước và chi sau ngắn và yếu nên không phải là động lực chính của sự di chuyển

0,5đ

0,5đ

Câu 16

(1 điểm)

- Khi ăn chim, gà hay ăn thêm các hạt sạn, sỏi vì khi ăn vào đến dạ dày cơ chúng sẽ được trộn lẫn với những hạt sạn, sỏi nhỏ.

- Dạ dày cơ là túi cơ rất dày dưới sự nhu động mạnh mẽ của dạ dày cơ nhào, nghiền, góc cạnh của các viên sạn,sỏi chà, xát thức ăn, một lúc sau thức ăn nhanh chóng bị nghiền nát.

0, 5đ

0, 5đ

Đề thi học kì 2 lớp 7 được tải nhiều nhất

Trên đây, TimDapAnđã giới thiệu Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án để học tốt môn Sinh học 7 hơn.

Để có thể đạt điểm cao trong kì thi học kì 2 sắp tới, ngoài việc ôn tập lý thuyết trong sách giáo khoa thì việc thực hành giải các đề thi học kì 2 lớp 7 cũng là một việc quan trọng.  Hy vọng thông qua việc thực hành làm các đề thi Sinh học 7 học kì 2, các em học sinh sẽ hệ thống lại kiến thức đã học một cách bài bản nhất, từ đó các em sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn, tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức của mình.

Tham khảo thêm:

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!