Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2022 - 2023 bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều bao gồm đáp án và ma trận. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em ôn luyện và thử sức trước kì thi học kì 2 Văn 7 sắp tới. 

Link tải chi tiết từng bộ đề:

  • Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức
  • Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều

1. Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau:

Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc.

(Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự và thuyết minh. B. Tự sự và nghị luận.

C. Tự sự và miêu tả. D. Tự sự và biểu cảm.

Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích?

A. Người mẹ. B. Bà và mẹ.

C. Tôi và bà. D. Tôi và mẹ.

Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất . B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.

Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào?

A. Rau khúc và bột nếp.

B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh.

C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn.

D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá.

Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?

A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ.

B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn.

C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh.

D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh.

Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây?

A. Nấu.

B. Rán.

C. Nướng

D. Xào.

Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?

A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công.

B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc.

C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà.

D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc.

Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?

A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh.

D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt?

Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà?

Phần II. Viết (4 điểm)

Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay?

Đáp án đề thi cuối kì 2 Văn 7 KNTT

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

 

1

A

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

5

B

0,5

6

A

0,5

7

A

0,5

8

D

0,5

 

9

- HS nêu được sự đặc biệt của món bánh khúc

1,0

 

10

- HS nêu được tình cảm của người cháu dành cho bà, của người thưởng thức dành cho người làm bánh.

1,0

Đáp án phần II

Hình thức

Bố cục đủ 3 phần MB-TB-KB

Phần thân bài chia đoạn hợp lý theo luận điểm

Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả

0.5 đ

Kĩ năng

Đúng kiểu bài văn nghị luận: Luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng lý lẽ phù hợp, lập luận chặt chẽ…

0.5 đ

Nội dung

A/ Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bên cạnh những mặt tốt mà mạng xã hội mang lại, thì việc lạm dụng nó sẽ dẫn đến hiện tượng nghiêm trọng đó là hiện tượng nghiện mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay.

B/ Thân bài

– Giải thích: mạng xã hội là gì? là một kênh thông tin xã hội của phương tiện công nghệ. Tại đó, con người có thể trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin, dùng nó cho nhiều mục đích khác nhau.

– Thực trạng:

+ Nó trở thành một căn bệnh khó chữa của giới trẻ hiện nay

+ Quên ăn, quên ngủ, xao nhãng trong mọi công việc

+ Nhiều người trẻ hiện nay lâm vào tình trạng nghiện game.

– Nguyên nhân:

Chủ quan:

+ Do con người không kiểm soát được bản thân, lười học ham chơi.

+ Do không kiểm soát được thời gian, không xác định được mục tiêu…

Khách quan:

+ Do môi trường sống của thời đại CNTT bùng nổ mà giới trẻ chưa được trang bị những kiến thức, kĩ năng đầy đủ về hậu quả của việc sử dụng CNTT không đúng cách

+ Gia đình thiếu quan tâm hoặc giáo dục rèn luyện con chưa đúng cách…

+ Nhà trường và các tổ chức xã hội còn thiếu hoạt động tuyên truyền giáo dục… về vấn đề này

– Hậu quả:

+ Bỏ học, dẫn đến nhiều hành vi xấu khác như cướp vặt, đánh nhau…

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây cận thị, bệnh tự kỷ…

– Biện pháp:

+ Bản thân giới trẻ cần rèn luyện cho mình những kĩ năng kiến thức để sử dụng mạng xã hội hiệu quả.

+ Gia đình cần quan tâm, định hướng đúng đắn cho giới trẻ về mạng xã hội để tận dụng lợi ích của nó mang lại.

+ Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tuyên truyền, tổ chức các buổi trải nghiệm … để hs sử dụng mạng xã hội đúng cách…

3/ Kết bài

- Liên hệ: Bản thân cần biết sắp xếp thời gian học tập, giải trí cho phù hợp…

- Mở rộng, kết luận lại vấn đề.

0.25 đ

0.25 đ

0.25 đ

0.5 đ

0.5 đ

0.5 đ

0.25 đ

Sáng tạo

- Có những dẫn chứng thuyết phục; lập luận thuyết phục, chặt chẽ; có thêm luận điểm mở rộng…

0.5 đ

Ma trận đề thi cuối kì 2 Văn 7 KNTT

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

3

0

5

0

0

2

0

60

Văn bản thông tin

2

Viết

 

Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bản đặc tả đề thi Văn 7 cuối học kì 2

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

Nhận biết:

- Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thông tin.

- Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản.

- Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin.

- Chỉ ra được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin.

- Chỉ ra được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại).

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Đánh giá được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử.

- Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

3 TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản.

 

 

 

 

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng

1*TL

1* TL

1* TL

1* TL

2. Đề kiểm tra cuối học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

“Chúng tôi đi chừng nửa tiếng đồng hồ. Đáy biển ngày càng nhiều đá. Những con sò, các lớp giáp xác nhỏ li ti phát ra ánh sáng lân tinh yếu ớt. Tôi thoáng thấy những đống đá được hàng triệu động vật giống như những bông hoa và tảo phủ kín. Chân tôi trượt trên tấm thảm thực vật dính nhơm nhớp và nếu không có gậy thì tôi đã bị ngã nhiều lần. Quay lại, tôi vẫn thấy ánh sáng đèn pha tàu Nau-ti-lúx. Chúng tôi càng đi xa thì ánh sáng đó càng mờ đi. Những đống đá dưới đáy đại dương mà tôi vừa nói trên mang dấu vết một sự sắp đặt nhất định mà tôi không giải thích nổi. Ngoài ra còn một số hiện tượng kỳ lạ nữa. Tôi cảm thấy dưới đế giày bằng chì của tôi đang lạo xạo những xương khô. Phải chăng chúng tôi đang bước trên mảnh đất đầy xương?... Ánh sáng soi đường cho chúng tôi ngày càng rực đỏ, tựa như ánh lửa của đám cháy phía chân trời. Lửa cháy trong nước kích thích tính tò mò của tôi đến cao độ. Có phải đó là ánh điện không? Hay là tôi đang được chứng kiến một hiện tượng của thiên nhiên mà các nhà bác học chưa hề biết? Tôi thoáng có ý nghĩ: biết đâu cái lò lửa ngầm dưới biển này không do bàn tay con người duy trì? Biết đâu tôi chẳng gặp ở đây những người bạn, những người đồng chí của Nê-mô, đang sống một cuộc đời độc đáo như Nê-mô? Biết đâu tôi chẳng gặp cả một đám người vì chán ghét những ràng buộc trên mặt đất mà đi tìm độc lập tự do dưới đáy biển? Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi. Trong trạng thái bị kích thích cao độ ấy, nếu có gặp một thành phố xây dưới nước như Nê-mô hằng mơ ước, thì tôi cũng sẽ cho là chuyện rất tự nhiên. Con đường chúng tôi đi ngày càng sáng tỏ. Một ánh hào quang trăng trắng phát ra từ phía sau ngọn núi cao hơn đáy biển hai trăm mét. Nhưng ánh hào quang đó chỉ phản ánh những tia sáng bị khúc xạ trong nước biển. Bản thân cái nguồn phát sáng thì ở bên kia ngọn núi. Thuyền trưởng Nê-mô vững bước giữa những đống đá ngổn ngang. ông ta rất thông thạo con đường này. Tôi yên tâm đi theo Nê-mô. Đối với tôi, Nê-mô giống như một vị thần biển! Tôi ngắm nhìn vóc người cao lớn của Nê-mô in trên ánh hồng. Một giờ đêm chúng tôi tới chân núi. Nhưng muốn trèo lên sườn núi dốc đứng thì phải theo những con đường nhỏ rất khó đi nằm giữa rừng cây rậm rạp. Đây đúng là một rừng cây đã chết, trụi hết lá, đã hóa đá vì tác động của muối biển... Cảnh tượng thật chẳng lời lẽ nào tả xiết! Thuyền trưởng Nê-mô vẫn đi trước. Tôi không muốn bị tụt lại nên cố theo sát Nê-mô. Chiếc gậy rất được việc. Chỉ cần bước hụt là có thể lao xuống vực thẳm nằm kề bên những con đường hẹp. Tôi nhảy qua những khe núi sâu mà nếu ở trên cạn thì tôi đành chịu không dám vượt...”

(Trích Chương 33-Hai vạn dặm dưới đáy biển- Junles Verne; Lê Anh (Đỗ Ca Sơn) dịch từ bản tiếng Nga; Nhà xuất bản Văn học)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc loại văn bản nào? (Biết)

A. Văn bản truyện ngụ ngôn

B. Văn bản thông tin

C. Văn bản khoa học viễn tưởng

D. Văn bản tản văn, tùy bút

Câu 2: Điều gì kích thích tính tò mò của nhân vật “tôi” đến cao độ? (Biết)

A. Lửa cháy trong nước

B. Đống xương khô

C. Các loại động vật kì lạ

D. Những ngọn núi dưới đáy biển

Câu 3: Thuyền trưởng Nê-mô được so sánh với ai? (Biết)

A. Vị thần núi

B. Vị thần biển

C. Vị thần ánh sáng

D. Vị thần khổng lồ

Câu 4: Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? (Biết)

A. Ngôi thứ ba.

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ nhất.

D. Kết hợp nhiều ngôi kể.

Câu 5: Vì sao thuyền trưởng Nê-mô lại tự tin trong cuộc thám hiểm ở dưới đáy biển được nêu trong đoạn trích? (Biết)

A. Ông đã từng thám hiểm ở vị trí này

B. Ông rất khỏe mạnh, cường tráng

C. Ông có những thiết bị hiện đại

D. Ông có nhiều kinh nghiệm với các cuộc thám hiểm

Câu 6: Nghĩa của từ “ám ảnh” trong câu “Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi” là gì? (Hiểu)

A. Điều tốt đẹp luôn lởn vởn trong tâm trí, không sao xua đi được

B. Điều không hay luôn lởn vởn trong trí, không sao xua đi được

C. Sự tưởng tượng về một thế giới không có thực

D. Hình ảnh khắc sâu trong tâm trí không sao xua đi được

Câu 7: Trong các câu dưới đây câu văn nào sử dụng số từ? (Hiểu)

A. Một ánh hào quang trăng trắng phát ra từ phía ngọn núi [...].

B. Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi.

C. Chúng tôi càng đi xa thì ánh sáng đó càng mờ đi

D. Đáy biển ngày càng nhiều đá.

Câu 8: Câu sau dùng cụm chủ-vị để mở rộng thành phần nào? (Hiểu)

“Tôi thoáng thấy những đống đá được hàng triệu động vật giống như những bông hoa và tảo phủ kín”

A. Mở rộng thành phần chủ ngữ

B. Mở rộng thành phần trạng ngữ

C. Mở rộng thành phần vị ngữ.

D. Mở rộng cả chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 9: Theo em, việc khám phá, thám hiểm những miền đất lạ có quan trọng đối mỗi người hay không? Vì sao? (Vận dụng)

Câu 10: Em hãy nêu hai đến ba cách để có thể khám phá được những vùng đất mới lạ. (Vận dụng)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý. (Vận dụng cao)

Đáp án đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 CTST

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

 

1

C

0,5

2

A

0,5

3

B

0,5

4

C

0,5

5

A

0,5

6

B

0,5

7

A

0,5

8

C

0,5

 

9

HS trả lời có hoặc không, có lý giải phù hợp.

1,0

 

10

HS nêu được ít nhất 02 cách thức khám phá những vùng đất mới lạ.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài nêu được nhân vật sẽ biểu cảm và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết giành cho nhân vật, thân bài lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, kết bài khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: tình cảm, cảm xúc của cá nhân đối với nhân vật

0,25

c. Triển khai vấn đề

HS lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thành giành cho nhân vật.

 

- Giới thiệu được nhân vật sẽ biểu cảm

- Biểu lộ những tình cảm, cảm xúc giành cho nhân vật: hình dáng, hành động, tính cách, kỉ niệm,...(sử dụng kết hợp các chi tiết miêu tả, tự sự để biểu cảm)

- Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật

- Rút ra được điều đáng nhớ đối với bản thân.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Lời văn sinh động, sáng tạo.

0,5

Ma trận đề thi cuối kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

- Truyện khoa học viễn tưởng

 

5

0

3

0

0

2

0

60

2

Viết

 

Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bản đặc tả đề thi Văn 7 cuối học kì 2 CTST

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

- Truyện khoa học viễn tưởng

 

Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu, những yếu tố mang tính “viễn tưởng” của truyện biễn tưởng (những tưởng tượng dựa trên những thành tựu khoa học đương thời).

- Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản.

- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện viễn tưởng.

- Xác định được số từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Nêu được chủ đề, thông điệp, những điều mơ tưởng và những dự báo về tương lai mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật truyện khoa học viễn tưởng thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác.

- Giải thích được ý nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong văn bản.

5 TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Viết

Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc.

 

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân.

 

 

 

1TL*

 

 

 

 

 

 

Tổng

5TN

3TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

3. Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bắt nạt nhất...

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh...

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...

(Theo “Những câu chuyện về người thầy” NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 2004)

Chọn câu trả lời đúng cho các câu 1 đến 8

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? (Biết)

A. nghị luận

B. tự sự

C. miêu tả

D. tự sự kết hợp miêu tả

Câu 2: Đoạn trích là lời của ai nói với ai?(Biết)

A. thầy giáo nói với chính mình

B. phụ huynh tự nói với chính mình

C. thầy giáo nói với học sinh

D. phụ huynh nói với thầy giáo

Câu 3: Trong câu “.Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.” từ dạy thuộc từ loại gì? (Biết)

A. danh từ

B. tính từ

C. động từ

D. số từ

Câu 4: Các đoạn văn trong đoạn trích có điểm gì giống nhau? (Hiểu)

A. đều có ý nhấn mạnh: “xin hãy dạy cháu”

B. đều bàn về việc dạy dỗ, giáo dục đứa trẻ

C. đều là những đoạn văn nghị luận.

D. đều bàn về dạy con tính trung thực

E. các ý A, B, C đúng

Câu 5: Từ nào đồng nghĩa với từ gian lận?(Hiểu)

A. gian nan

B. giả dối

C. thật thà

D. thẳng thắn

Câu 6: Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cháu” trong đoạn trích có tác dụng gì? (Hiểu)

A. tạo sự hấp dẫn

B. giúp văn bản sinh động hơn

C. nhấn mạnh điều mong muốn

D. giúp văn bản rõ ràng hơn

Câu 7: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố....” (Hiểu)

A. nói về việc kiếm tiền

B. vẻ đẹp của lao động

C. sự khó khăn của con người trong cuộc sống

D. quý trọng công sức lao động và ca ngợi lao động chân chính

Câu 8: Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Phần trích trên bàn luận về vấn đề gì? (Hiểu)

A. ước mơ của con người trong cuộc sống

B. những kinh nghiệm khi đối mặt với khó khăn

C. cách dạy dỗ, giáo dục con trẻ từ những điều người lớn trải nghiệm trong thực tế

D. đừng sợ việc học

Trả lời câu hỏi:

Câu 9: Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản trên là gì? (Vận dụng)

Câu 10: Em có đồng ý với ý kiến của người viết: “Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...” Vì sao? (Vận dụng)

II. VIẾT (4,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.

------------------------- Hết -------------------------

Đáp án Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

D

0,5

3

C

0,5

4

E

0,5

5

B

0,5

6

C

0,5

7

C

0,5

8

D

0,5

9

HS rút ra bài học hợp lí.

- Cuộc sống có muôn vàn điều cẩn phải học và vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng.

- Lời cầu xin của phụ huynh đối với thầy dạy của con mình, thể hiện tình yêu thương con vô bờ; lòng mong mỏi, sự kì vọng của phụ huynh đối với thầy cô trong việc dạy và học.

Chấp nhận cách diễn đạt khác/ ý khác của học sinh miễn là hợp lí. Học sinh chỉ cần rút ra được một thông điệp có ý nghĩa và thuyết phục thì ghi điểm tối đa.

Các trường hợp khác giáo viên linh hoạt ghi điểm

 

0,5

0,5

10

- Trình bày rõ quan điểm đồng tình/ không đồng tình. 0,25 điểm

- Lí giải: HS có thể lí giải theo cách riêng miễn là rõ quan điểm của mình.

- Hướng dẫn chấm

- + Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục (0,75)

- + Học sinh lí giải có hợp lí nhưng chưa thật thấu đáo (0,5)

- + Học sinh lí giải còn chung chung, chưa thật sự thuyết phục. (0,25)

- + Học sinh lí giải sai lệch hoặc chưa sát vấn đề. (0,0)

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Mở bài: nêu được vấn đề cần nghị luận (sự việc, hiện tượng).

Thân bài: lần lượt lập luận đưa ra những ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình về sự việc, hiện tượng.

Kết bài: khẳng định lại quan điểm, suy nghĩ; rút ra bài học đối với bản thân, nhắn nhủ.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nêu suy nghĩ riêng của bản thân về sự việc, hiện tượng: Trong cuộc sống có nhiều bạn trẻ khi gặp khó khăn hay nản lòng mà không cố gắng vươn lên.

0,25

c. Triển khai vấn đề:

* Giới thiệu vấn đề: Nêu được vấn đề cần nghị luận

* Triển khai vấn đề:

- Giải thích khái niệm tự học:

+ Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài.

+ Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức.

- Biểu hiện của người có tinh thần tự học:

+ Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.

+ Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.

+ Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.

- Vai trò, ý nghĩa của việc tự học:

+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

+ Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.

+ Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

- Phên phán một số người không có tinh thần tự học.

- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.

* Kết thúc vấn đề: Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

Hướng dẫn chấm:

- Đầy đủ các ý. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp (2,0 – 2,5 điểm).

- Tương đối đầy đủ các ý. Lập luận chưa chặt chẽ, lí lẽ chưa thật xác đáng, chưa có hoặc có dẫn chứng nhưng chưa tiêu biểu... (1,0 – 1,75 điểm)

- Thiếu ý, lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; lí lẽ không xác đáng, không có dẫn chứng (0,25 – 0,75 điểm)

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo qui tắc chính tả dùng từ, đặt câu.

0,5

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày lí lẽ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,5

Đề Văn lớp 7 học kì 2 năm 2022

Đề thi cuối kì 2 lớp 7 môn văn Số 1

Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Hơn 10 năm dạy chữ Nôm - Dao cho con em dân tộc mình, cụ Bàn Văn Thân ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã dạy cho trên 100 người. Điều đặc biệt là cả người dạy và người học đều tự nguyện nhằm giữ bản sắc văn hóa. Song ở tuổi 80, cụ lo lắng: Văn hóa dân tộc bị mai một, nhiều nhất lại là chữ "đức”. Một chữ thôi nhưng chứa đựng bao điều răn tốt đẹp của cha ông. Vậy nhưng ngày càng nhiều người không thích học hoặc không kiên trì được. Có lớp lúc đầu 130 người nhưng chỉ còn 30 người theo đến cùng. Bây giờ, không ít người đạo đức xuống cấp đáng lo ngại, cờ bạc, đánh nhau..., chỉ quan tâm kiếm tiền, thậm chí bất chấp mọi cách và cho rằng học cái khác mới làm quan, ra tiền, chứ học chữ dân tộc chỉ mất thời gian?!

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) sau nhiều năm miệt mài tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân tộc Mường cũng trăn trở về sự mai một giá trị văn hóa. Trẻ con không biết nói tiếng mẹ đẻ, không biết đánh chiêng, xa lạ với mo Mường, không biết và không thích mặc trang phục dân tộc, những làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian... của dân tộc mình. Nhiều thanh niên đi công nhân xa, nơi đó lại không có điều kiện, môi trường văn hóa.

(Theo báo Tuổi trẻ)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 3 (1,5 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật liệt kê được sử dụng trong câu văn sau: “Trẻ con không biết nói tiếng mẹ đẻ, không biết đánh chiêng, xa lạ với mo Mường, không biết và không thích mặc trang phục dân tộc, những làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian... của dân tộc mình”

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ tinh thần đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay.

Câu 2 (5,0 điểm): Viết bài văn nghị luận giải thích câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đáp án

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt: nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

Nội dung: Nêu nguy cơ mai một các giá trị văn hóa dân tộc. Từ đó bộc lộ nỗi lo lắng, trăn trở về sự mai một của văn hóa dân tộc và mong muốn mọi người cùng chung tay khôi phục.

1,0 điểm

Câu 3

- Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê: không biết nói tiếng mẹ đẻ, không biết đánh chiêng, xa lạ với mo Mường, không biết và không thích mặc trang phục dân tộc, những làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian…

- Tác dụng:

+ Làm cho cách diễn đạt của câu văn thêm cụ thể, đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc, tăng sức thuyết phục với người đọc, người nghe,…

+ Diễn tả một cách đầy đủ hơn, cụ thể và sâu sắc việc trẻ em đang dần mất đi những nét đẹp văn hóa dân tộc từ đó nhấn mạnh văn hóa dân tộc đang có nguy cơ bị mai một.

+ Từ đó bộc lộ nỗi lo lắng, trăn trở về sự mai một của văn hóa dân tộc và mong muốn mọi người cùng chung tay khôi phục.

0, 5

0,25

0, 5

0,25

II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

 

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

 

1

(2,0 điểm)

1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:

- Học sinh có thể viết đoạn hoặc gạch ý.

- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt…

0,25

 

2. Yêu cầu về nội dung:

1. Nêu vấn đề: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Giải thích: Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc

3. Biểu hiện: Thế hệ trẻ đã và đang giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực như: tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, hát quan họ, hầu đồng...; quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới; tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới làm giàu, đẹp thêm văn hóa dân tộc...

4. Ý nghĩa: Việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thời kì hội nhập là việc làm cần thiết, là trách nhiệm thể hiện truyền thống yêu nước, lòng tự hào và tự tôn dân tộc

5. Bài học nhận thức, hành động

- Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này.

- Rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc.

- Lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh.

- Cần tích cực học tập, trau dồi kiến thức nâng cao vốn hiểu biết bằng việc học tốt ngoại ngữ, tin học để học tập, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại góp phần vào việc khẳng định vị thế của đất nước trên trường quốc tế trong thời kì hội nhập và phát triển.

0,25

 

 

 

0,25

 

 

 

0,5

 

 

 

0,25

 

 

 

0,5

Câu 2

(5,0 đ)

1. Hình thức, kĩ năng

a. Hình thức:

- Đủ bố cục 3 phần

- Chữ viết rõ ràng, không sai chính tả, không mắc lỗi ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc, hành văn trôi chảy.

b. Kĩ năng:

- Viết đúng thể loại văn nghị luận giải thích.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, diễn đạt trôi chảy,

0,25

 

 

2. Nội dung

Học sinh có thể có những cách tổ chức bài làm khác nhau song nhìn chung, cần đảm bảo được các nội dung chính như sau:

 

 

A. Mở bài:

- Dẫn dắt giới thiệu câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

- Nêu vấn đề nghị luận: Lời nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

0,5

 
 

B. Thân bài:

1. Giải thích:

- Nghĩa đen: “Nhiễu điều” là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá; “giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không có gì đặc sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ vì bụi, cồn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên cổ giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp.

- Nghĩa bóng: Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.

→ Đây là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.

2. Tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?

- Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng “mẹ đẻ”, cùng phong tục tập quán… không khác gì anh em trong một nhà.

- Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau cùng nhau gắn bó, đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.

- Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.

- Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt.

- Chính nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “miếng khi đói bằng gói khi no” của người trong một nước nên đất nước ta, dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.

- Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.

3. Làm thế nào để người trong một nước cùng yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống?

- Giáo dục, tuyên truyền đến mọi người ý nghĩa của sự sẻ chia, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

- Tổ chức các chương trình từ thiện, quyên góp, ủng hộ các trường hợp khó khăn trong cuộc sống: các hộ gia đình nghèo, những người chẳng may gặp cảnh cơ nhỡ, các em nhỏ ở vùng cao khó khăn, người dân vùng gặp thiên tai…

- Xây dựng trương học chuyên biệt cho người khuyết tật; tổ chức các hoạt động, thành nhập các hội nhóm tư vẫn hỗ giúp những người cơ nhỡ hay chót lầm đường lạc lối trong cuộc sống…

- Răn đe, phê phán những người sống vô cảm, luôn từ chối giúp đỡ người khác dù có khả năng

- Nêu gương, ca ngợi những tấm lòng biết yêu thương, giúp đỡ đồng bào

1,0

2,0

1,0

 

C. Kết bài:

- Đánh giá, khẳng định ý nghĩa câu ca dao.

- Bài học, hành động của bản thân.

0,25

 

* Lưu ý:

- Học sinh cần đưa ra những số liệu, những dẫn chứng cụ thể trong quá trình lập luận để vấn đề nghị luận được sáng tỏ, có sức thuyết phục hơn.

- Tùy vào bài làm của học sinh, giáo viên chủ động, linh hoạt khi cho điểm, khuyến khích những bài làm lập luận chặt chẽ, thể hiện được quan điểm cá nhân tích cực.

Đề thi cuối kì 2 lớp 7 môn văn Số 2

PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm):

Hãy đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Nước ta đang phát triển theo hướng bền vững, trong đó bảo vệ môi trường là mục tiêu có tính chiến lược. Chúng ta đang phải đối mặt trước hiểm họa do đại dịch, do thiên tai gây ra ngày càng khốc liệt hơn, gây thiệt hại lớn hơn, khó lường hơn bởi biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Do đó, hơn lúc nào hết, câu chuyện về bảo vệ môi trường không chỉ là chuyện ở tầm vĩ mô của Chính phủ, của Nhà nước mà đó còn là nhận thức, trách nhiệm của mỗi công dân, của toàn xã hội trong cuộc sống thường ngày. Câu châm ngôn của ngàn xưa “Gieo nhân nào, gặt quả nấy” hàm chứa triết lý sâu xa về quy luật muôn đời của tạo hóa và nhân sinh, cho ta nhiều suy ngẫm trong thời hiện đại.

(Chúng ta đang sống trong một môi trường như thế nào?

Phạm Thanh Tùng, An ninh thế giới giữa tháng, Số 153, tháng 10/2020)

Câu 1 (0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3 (1,5 điểm). Chỉ rõ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu: “Do đó, hơn lúc nào hết, câu chuyện về bảo vệ môi trường không chỉ là chuyện ở tầm vĩ mô của Chính phủ, của Nhà nước mà đó còn là nhận thức, trách nhiệm của mỗi công dân, của toàn xã hội trong cuộc sống thường ngày. ”

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Từ tinh thần của đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm): Viết bài văn nghị luận giải thích câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi”:

Đáp án Đề thi học kì 2 Ngữ văn lớp 7

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu

Yêu cầu cần đạt

Điểm

1

(0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận.

0,5

2

(1,0 điểm)

- Nội dung chính của đoạn trích trên: Bảo vệ môi trường là mục tiêu lâu dài, là nhiệm vụ của toàn xã hội.

1,0

3

(1,5 điểm)

- Biện pháp tu từ: Liệt kê: “của Chính phủ, của Nhà nước … của mỗi công dân, của toàn xã hội ”

- Tác dụng: + Tạo nhịp điệu cho câu văn; làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

+ Diễn tả đầy đủ, cụ thể trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, của các cấp, các ngành, của mỗi công dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ môt trường.

+ Thể hiện sự quan tâm, lo lắng của tác giả đối với môi trường sống.

0,5

 

0,25

 

0,5

 

 

0,25

II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

Câu

Yêu cầu cần đạt

Điểm

1

(2,0 điểm)

a. Hình thức, kĩ năng:

- Học sinh có thể viết đoạn hoặc gạch ý.

- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt…

0,25

b. Nội dung

* Nêu vấn đề: bảo vệ môi trường hiện nay.

* Nêu ý hiểu về môi trường.

* Trình bày thực trạng môi trường đang bị ô nhiễm.

* Những hậu quả của việc ô nhiễm môi trường:

+ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người.

+ làm biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến phức tạp khó lường,

+ tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt; ….

- Nguyên nhân:

+ Do sự thiếu ý thức và sự thờ ơ của người dân.

+ Do thói quen sinh hoạt hằng ngày: việc sử dụng túi nilong, không phân loại rác thải, xả rác bừa bãi…

+ Do sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan ban ngành trong việc xử phạt và ra quyết định khắc phục sự ô nhiễm môi trường do cá nhân, tập thể gây ra.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Không vứt rác bừa bãi…

+ Tích cực trồng cây gây rừng tăng diện tích rừng phòng hộ…

+ Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bảo tồn đa dạng sinh học….

- Liên hệ bản thân:

 

1,75

 

Câu 2

(5,0 đ)

1. Hình thức, kĩ năng

a. Hình thức:

- Đủ bố cục 3 phần

- Chữ viết rõ ràng, không sai chính tả, không mắc lỗi ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc, hành văn trôi chảy.

b. Kĩ năng:

- Viết đúng thể loại văn nghị luận giải thích.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, diễn đạt trôi chảy,

- Văn viết giàu hình ảnh, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

0,5

 

2. Nội dung

Học sinh có thể có những cách tổ chức bài làm khác nhau song nhìn chung, cần đảm bảo được các nội dung chính như sau:

 

A. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận...

- Dẫn dắt vào câu nói của Lê-nin "Học, học nữa, học mãi"...

0,25

B. Thân bài:

1. Giải thích:

- "Học" là gì?

- "Học nữa", "học mãi" là như thế nào?

à Ý nghĩa câu nói: khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc học

2. Tại sao phải "Học, học nữa, học mãi"? (Ý nghĩa của việc học tập):

- Học tập giúp ta có tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm áp dụng vào cuộc sống

- Học tập giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội, hòa nhập với cộng đồng

- Học tập là một quá trình giúp ta thích ứng với sự thay đổi, vận động không ngừng của xã hội

- Không ngừng học tập giúp ta luôn trau dồi tri thức, không bị tụt hậu

- Tri thức là không giới hạn, càng học càng thu được nhiều tri thức

- Nếu không học sẽ không có hiểu biết, không có tri thức, không thể hòa nhập với xã hội.

- Không học tập sẽ không nắm bắt được xu hướng phát triển của xã hội, sẽ bị tụt hậu

- Chúng ta sẽ không thể tồn tại và phát triển trong xã hội nếu không học và không ngừng học tập.

3. Làm thế nào để "Học, học nữa, học mãi"?

- Không ngừng học hỏi, tìm tòi, khám phá tri thức xung quanh, học ở trường lớp, học bạn bè, thầy cô…

- Học bất cứ trong hoàn cảnh nào: trong cuộc sống, trong công việc, trong sách vở…

- Tuy nhiên phải học những cái hay, cái tốt, tránh xa những lối học sai lầm…

1,0

 

 

 

 

 

 

2,0

 

 

 

 

 

1,0

C. Kết bài:

- Đánh giá, khẳng định ý nghĩa câu nói của Lê-nin.

- Bài học, hành động của bản thân.

0,25

* Lưu ý:

- Học sinh cần đưa ra những số liệu, những dẫn chứng cụ thể trong quá trình lập luận để vấn đề nghị luận được sáng tỏ, có sức thuyết phục hơn.

- Tùy vào bài làm của học sinh, giáo viên chủ động, linh hoạt khi cho điểm, khuyến khích những bài làm lập luận chặt chẽ, thể hiện được quan điểm cá nhân tích cực.

........................................

Để đạt điểm cao trong kỳ thi học kì 2 sắp tới, việc thực hành luyện các đề thi học kì 2 Văn 7 là rất quan trọng, giúp các em học sinh nắm bắt được cấu trúc đề thi, làm quen với các dạng câu hỏi thường xuất hiện trong các bài thi học kì 2 Văn 7. Đây cũng là cách giúp các em tập kỹ năng kiểm soát thời gian làm bài, từ đó có thể tự tin bước vào kỳ thi chính thức của mình. Các em có thể thực hành luyện đề tại chuyên mục Đề thi học kì 2 môn lớp 7 trên Tìm Đáp Án. Hệ thống đề thi được xây dựng phong phú, bám sát với chương trình học, là kho tài liệu hữu ích cho các em ôn luyện hiệu quả. Đây cũng là nguồn tài liệu hay cho các thầy cô giáo lên kế hoạch đề cương và xây dựng đề thi cho các em học sinh. 

Bên cạnh Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7, Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 môn Anh, đề thi học kì 2 môn Văn lớp 7..... được cập nhật liên tục trên TimDapAnđể có kiến thức tổng hợp đầy đủ các môn thi. 

Đề thi học kì 2 lớp 7 được tải nhiều nhất

 Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.