Đề ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2014-2015 là đề thi học kì 2 lớp 7 gồm hai đề chẵn lẻ có đáp án dành cho các bạn tham khảo, luyện đề ôn tập tốt học kì 2 môn Sinh học 7, cách trình bày cũng như diễn đạt được điểm tối đa. Mời các bạn tham khảo và chúc các bạn đạt kết quả tốt trong học tập và các kì thi sắp tới.
Đề ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 7
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ II LỚP 7 NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên:………………………………………………………………Lớp………….
Số báo danh | Điểm (Bằng số) | Gv chấm thi | Gv coi thi 1 | Gv coi thi 2 | Số phách |
Số báo danh | Điểm (Bằng số) | Gv chấm thi | Gv coi thi 1 | Gv coi thi 2 | Số phách |
Đề dành cho thí sinh số báo danh chẵn
Phần Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1. Thú mỏ vịt là động vật
A. Đẻ con
B. Đẻ trứng
C. Đẻ trứng và đẻ con
D. Đẻ trứng thai
Câu 2. Đặc điểm thích nghi với chế độ gặm nhấm của bộ răng thỏ là gì?
A. Hai răng cửa dài, cong, vắt chéo chìa ra ngoài
B. Răng hàm có bề mặt rộng, mặt răng có những nếp men ngang, thấp
C. Giữa răng cửa và răng hàm có khoảng trống, răng thỏ thường xuyên mọc dài
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 3. Bộ xương ếch có vai trò là:
A. Tạo khung nâng đỡ cơ thể
B. Là nơi bám của các cơ giúp cho ếch di chuyển
C. Tạo khong bảo vệ não, tủy và các nội quan
D. Cả A, B, C đều đúng
Phần Tự luận: (7 điểm)
Câu 4: Trình bày đặc điểm hệ tuần hoàn, hô hấp, bài tiết và sinh dục của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. (2,5 đ)
Câu 5: Dựa vào bộ răng, hãy phân biệt bộ ăn sâu bọ, gặm nhấm và ăn thịt. (1,5 đ)
Câu 6: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật đới lạnh và đới nóng. (3 đ)
Đề dành cho thí sinh số báo danh lẻ
Phần Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1. Kiểu bay của Chim bồ câu là:
A. Bay thấp
B. Bay vỗ cánh
C. Bay lượn
D. Bay cao
Câu 2. Đặc điểm về mặt nào dưới đây giúp ta dễ dàng phân biệt 3 bộ thú ăn thịt - gặm nhấm - ăn sâu bọ:
A. Đời sống.
B. Cấu tạo răng.
C. Cách bắt mồi.
D. Chế độ ăn
Câu 3. Đặc điểm cấu tạo chi của Kangaru
A. Chi có màng bơi
B. Chi sau lớn khỏe, chi trước biến thành cánh
C. Chi sau lớn khỏe, chi trước ngắn, nhỏ
D. Chi trước to khỏe, chi sau có màng bơi
Phần Tự luận: (7 điểm)
Câu 4: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật. Hãy cho biết, cá voi có quan hệ họ hàng với cá chép hơn hay hươu sao hơn, ngành chân khớp quan hệ họ hàng với ngành thân mềm hay động vật có xương sống. (3,5đ)
Câu 5: Phân biệt bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ. (2đ)
Câu 6: Giải thích vì sao động vật môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và đới nóng. (1,5đ)
Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh lớp 7
Đáp án đề dành cho thí sinh có số báo danh chẵn
I - Trắc nghiệm : 1-B; 2-D; 3-D
II - Tự luận:
Câu 4:
- Đặc điểm của hệ tuần hoàn, bài tiết, sinh dục và hô hấp của chim bồ câu:
- Tuần hoàn : Gồm 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn (2 tâm thất, 2 tâm nhĩ) nên máu không bị pha trộn.
- Hô hấp : Có hệ thống túi khí thông với phổi.
- Bài tiết : Cơ quan bài tiết là thận sau, không có bóng đái.
- Sinh dục : Con đực gồm tinh hoàn và ống dẫn tinh; con cái có buồng trứng và ống dẫn trứng phát triển.
Câu 5:
- Phân biệt ba bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt::
- Bộ thú ăn sâu bọ : các răng đều nhọn thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, cắn nát vỏ cứng của sâu bọ.
- Bộ thú gặm nhấm : răng cửa lớn có khoảng trống, hàm thích nghi với chế độ gặm nhấm.
- Bộ thú ăn thịt : răng nanh dài, nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc thích nghi với chế độ ăn thịt.
Câu 6:
- Đặc điểm của động vật đới lạnh và động vật đới nóng:
*) Động vật môi trường đới lạnh:
- Cấu tạo : Bộ lông dày, lông màu trắng (mùa đông), có lớp mỡ dưới da dày.
- Tập tính : Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét, hoạt động về ban ngày trong mùa hạ.
*) Động vật môi trường đới nóng:
- Cấu tạo : chân dài, chân cao, móng rộng, đệm thịt dày, bướu mỡ lạc đà, màu lông nhạt giống màu cát.
- Tập tính : mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân, hoạt động vào ban đêm, khả năng đi xa, khả năng nhịn khát, chui rúc sâu trong cát.
Chú ý:
- Giáo viên không được phép nâng, bớt thêm điểm cho học sinh.
- Chấm đúng điểm cho phép.