Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa hay nhất
MB1
Chế độ phong kiến hà khắc, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã từng bước dồn ép người phụ nữ vào con đường không lối thoát, họ phải sống trong sự áp đặt, bị vùi dập bị coi thường, nhưng không thể phản kháng bởi họ không có cái quyền đó. Trong khi người ta đề cao vai trò của người đàn ông bao nhiêu thì người phụ nữ lại càng trở nên rẻ rúng bấy nhiêu. Đã có biết bao người phụ nữ phải đau khổ, ngậm đắng nuốt cay, không khỏi than vãn cho cuộc đời mình, xưa có nàng Kiều bạc mệnh, có bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, dù tài sắc vẹn toàn nhưng đời cũng lắm truân chuyên. Để rồi nhiều cay đắng tủi nhục quá, người phụ nữ đã có những câu hát, câu ca dao than thân ví von thật sâu sắc, cũng thật bi ai.
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."
MB2
Nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay đã vô cùng phong phú và đa dạng, thể hiện nét đặc trưng riêng trong bản sắc văn hóa của dân tộc. Góp phần không nhỏ vào bản sắc ấy chính là kho tàng ca dao tục ngữ đã được ra đời từ rất sớm và lưu truyền cho đến tận ngày nay. Ca dao chính là nguồn sữa tinh thần thấm đẫm vào tâm hồn trẻ thơ qua những lời ru, câu hát của mẹ, của bà, qua những làn điệu quê hương gần gũi, ân tình. Gửi gắm vào những bài ca dao ấy là tình yêu quê hương đất nước, yêu gia đình, cha mẹ, là lời than cho cuộc sống đói khổ cơ cực của người nông dân thời phong kiến...Một hình tượng tiêu biểu cũng thường xuất hiện trong những bài ca dao chính là người phụ nữ - hình ảnh cho những số phận bi đát, đáng thương phải chịu nhiều cay đắng, uất ức trong xã hội cũ. Họ đã cất lên tiếng lòng của mình, than thở thân phận hẩm hiu qua những câu ca dao, một trong số đó là bài “ Thân em như của ấu gai”.
MB3
Người phụ nữ - biểu tượng đặc trưng cho hình ảnh những số phận cơ cực, bi đát, khốn khổ trong xã hội thời kì phong kiến. Họ là những con người có đầy đủ tài sắc đức hạnh nhưng lại luôn bị cuộc đời đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng, hẩm hiu. Những nỗi đau đớn, đắng cay cùng cực ấy đã được họ gửi gắm qua những câu ca dao như lời tự than cho thân phận mình hay cũng chính là lời kêu cứu của con người giữa vũng lầy xã hội. Một trong số đó chính là bài ca dao “ Thân em như củ ấu gai”.
MB4
Từ bao đời nay, ca dao tục ngữ là một phần không thể thiếu trong nền văn học, thơ ca Việt Nam. Nó đã trở thành một món ăn tinh thần để dăn dạy, khích lệ tinh thần của biết bao thế hệ. “Khăn thương nhớ ai” là một trong những bài ca dao tiêu biểu diễn tả nỗi niềm thương nhớ của một cô gái với nỗi nhớ thương tới da diết, cồn cào mà chỉ có thể kìm chặt trong tim.
MB5
Nỗi nhớ trong tình yêu là một đề tài quen thuộc trong thế giới ca dao. Khi thì nghẹn ngùng, bẽn lẽn, khi thì làm con người ta muốn cháy hết mình trong tình yêu. Và nỗi nhớ của cô gái trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” như một khúc nhạc da diết trầm bổng réo rắt đến nao lòng.
Nguồn: Sưu tầm
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa timdapan.com"