Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Nỗi thương mình

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Nỗi thương mình hay nhất


KB1

       Đoạn trích là niềm thương cảm cho số phận của nàng Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn mà bạc mệnh. Bao trùm không khí là sự buồn tủi, xót xa nhưng không bi lụy, yếu đuối. Những dòng thơ của Nguyễn Du đều thể hiện một tấm lòng thương yêu, đồng cảm, và đề cao phẩm cách đáng quý của nàng Kiều, trong trắng, thanh khiết như một đóa hoa sen giữ chốn bùn lầy nhơ nhớp của xã hội phong kiến bấy giờ. Nguyễn Du thông qua đó tố cáo tội ác, sự bẩn thỉu của một xã hội mục nát đã tàn phá, vùi dập những con người khốn khổ, đáng thương vào tận đáy của xã hội, trong đau đớn tủi nhục, đặc biệt là những người phụ nữ chân yếu tay mềm, không thể phản kháng, không có tiếng nói.


KB2

        Tóm lại, đoạn trich “Nỗi thương mình” với việc sử dụng thành công nghệ thuật đối cùng những hình ảnh giàu sức gợi đã thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc nỗi niềm tâm trạng, sự xót thương số phận của Thúy Kiều. Đồng thời, ẩn sau đó người đọc cũng cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của nàng.


KB3

       Đoạn trích Nỗi thương mình là nỗi thương cảm xót xa cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều, người phụ nữ tội nghiệp bị xã hội phong kiến vùi dập không thương tiếc, đến mức chết lặng cả tâm hồn vì quá đớn đau. Thông qua đoạn trích ta cũng thấy rõ được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du khi thấu hiểu và thông cảm cho nỗi đau của Thúy Kiều, đồng thời trân trọng và đề cao giá trị nhân phẩm tốt đẹp của nàng Kiều, dẫu có chìm trong chốn dung tục tầm thường nhưng vẫn giữ được một tâm hồn thanh khiết, không bị sa đà trong lối sống trụy lạc, hoang đường.


KB4

        Đoạn thơ đầy chất bi thương nhưng lại không hề yếu đuối. Từ bên trong nó toát lên ánh sáng của phẩm chất cao quý và chính cái bi thương ấy lại là lời tố cáo mãnh liệt tội ác của xã hội bất nhân đã chồng chất bao nhiêu đau khổ lên một kiếp người. Người đọc xót xa căm giận cái xã hội vạn ác và càng cảm phục, yêu thương khôn xiết người con gái tài hoa mà bất hạnh - Thúy Kiều.


KB5

       Đoạn thơ thể hiện được cuộc sống của nàng Kiều ở chốn lầu xanh và tâm trạng cô đơn buồn tủi của nàng. Với ngoài bút sắc sảo, tài tình nhà thơ đã cho người đọc thấy được phẩm chất đáng trân trọng của Kiều. Dù bị xã hội xô đẩy, phải sống trong chốn dơ bẩn nhưng nàng không thay đổi suy nghĩ cũng như phẩm giá cao quý của người con gái.

Nguồn: Sưu tầm


Bài giải tiếp theo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa