Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Nhàn

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Nhàn hay nhất


KB1

       Như vậy với 8 câu thơ, bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của ông. Là một người yêu nước, thích sự thanh bình và coi trọng cốt cách xứng đáng là tấm gương đáng học hỏi. Bài thơ đường luật kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa đã làm toát lên tâm hồn và cốt cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cho đến bây giờ, ông vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ.


KB2

       Chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện khá rõ nét qua bài thơ Nhàn. Từ bức chân dung giản dị, mộc mạc ấy toát lên vẻ đẹp nhân cách cao quý, vẻ đẹp trí tuệ tuyệt vời của nhà Nho mà tên tuổi lưu danh muôn thuở.


KB3

      Như vậy, khép lại bài thơ, người đọc vẫn còn vương vấn cuộc sống an nhàn, thanh tao, giản dị mà Nguyễn Bỉnh Khiêm coi đó là cách sống, là triết lí sống sâu sắc: vinh hoa phú quý chỉ là phù du, như một giấc mộng, rời xa chốn hư danh phàm tục đó để giữ khí tiết thanh sạch mới là bậc đại trí. Điều đó đã làm nên sức sống trường tồn bất diệt của tác phẩm trước sức mạnh của dòng thời gian và đời người.


KB4

       Bài thơ Nhàn bao quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vi thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính.


KB5

       Nguyễn bỉnh Khiêm đã chọn một lối sống thanh cao, thoát tục, không để vật chất làm cho vấy bẩn tâm hồn. Thế nhưng, thái độ nhàn của Nguyễn bỉnh Khiêm không phải là cái nhàn yếm thế. mà là cái nhàn hiện thế, rất tích cực và mạnh mẽ. Ông vẫn ở trong cuộc đời, không xa rời trách nhiệm của người làm trai đối với đất nước.

Nguồn: Sưu tầm


Bài giải tiếp theo
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Nhàn

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa