Phân tích tác phẩm Bình ngô đại cáo_bài 3
Người ta chọn Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ và Cáo bình Ngô là 3 dấu mốc đánh dấu những chặng đường phát triển của chủ nghĩa yêu nước trong văn học thượng kỳ trung đại. Ðặc biệt, phải đến cáo bình Ngô, ý thức độc lập chủ quyền, quan hệ gắn bó giữa nước và dân, vấn đề nhân nghĩa,.. mới thực sự phát triển rực rỡ
I. VÀI VẤN ĐỀ CHUNG
1. Hoàn cảnh ra đời:
Cuối năm 1427, Vương Thông, tên tổng chỉ huy quân đội nhà Minh ở Việt Nam, đã phải mở cửa thành Ðông Quan đầu hàng. Cuộc kháng chiến 10 năm đã kết thúc vẻ vang. Thay mặt vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo nhằm tổng kết quá trình kháng chiến và tuyên cáo thành lập triều đại mới. 2. Về thể loại Cáo:
Nếu văn học động viên mọi người chiến đấu thì văn Cáo lại có ý nghĩa tuyên ngôn nhằm công bố cho mọi người biết những chủ trương chính trị trọng đại của toàn dân tộc như việc xác lập hòa bình, đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng vương triều mới.
Cáo viết bằng thể văn biền ngẫu, số câu chữ không hạn chế, văn phong mang tính chính luận nên trang trọng, sắc bén, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
Kết cấu của bài đại cáo bình Ngô tuân thủ đúng kết cấu của các tác phẩm Thang cáo (được chép trong chương Thương Thư của sách Kinh Thư) và Vũ cáo hay đại cáo Vũ Thành (được chép trong chương Chu thư của sách Kinh Thư).
3. Về tựa đề bài Cáo:
Những quan niệm khác nhau về ý nghĩa của chữ Ngô trong Bình Ngô đại cáo
- Ngô: Một cách gọi theo thói quen của người Việt Nam thời đó để chỉ chung người trung Quốc.
- Ngô: tên vùng đất xuất thân của Chu Nguyên Chương (tức Minh Thành tổ).
- Ngô: Một cách gọi của nhân dân để chỉ những tên giặc gian ác, tàn bạo.
II. PHÂN TÍCH
1. Nêu luận đề chính nghĩa:
- Luận đề này được xây dựng dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Nhân nghĩa, dân và nước:
+ Nhân nghĩa: điếu dân phạt tội, bênh vực cho kẻ khốn cùng, chống lại các thế lực phi nhân.
+ Dân: Dân trong tác phẩm là những người thuộc tầng lớp thấp nhất nhưng lại chiếm đa số trong xã hội nông nghiệp thời đó. Ðó là những dân đen, con đỏ, thương sinh, phu phen, manh lệ, những người có vai trò lịch sử quan trọng, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.
+ Nước: Khái niệm nước bao gồm mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố
* Văn hiến
* Địa lý
* Phong tục tập quán
* Các triều đại chính trị
* Hào kiệt
* Truyền thống lịch sử vẻ vang
Những quan niệm của Nguyễn Trãi trong bài Cáo về Nhân nghĩa, Dân, Nước đều xuất phát từ chính thực tiễn kế thừa phát triển của truyền thống yêu nước, phù hợp với đạo đức truyền thống và hoàn cảnh lịch sử đương thời. Những quan niệm này, so với trước, đã có nhiều biến đổi, phát triển do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử.
2. Vạch trần tội ác giặc:
Các nhà nghiên cứu xem đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Ðại Việt.
Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cu, sinh động.
3. Tổng kết quá trình kháng chiến:
a. Hình ảnh của Lê Lợi buổi đầu kháng chiến
Tập trung miêu tả hình ảnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã khái quát toàn vẹn nưng phẩm chất tiêu biểu nhất của con người yêu nước ở thế kỉ XV. Những đặc điểm của con người yêu nước trong văn học thời kỳ này thường có đặc điểm sau:
- Xuất thân bình thường:
* Ta đây
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
- Có tấm lòng căn thù giặc sâu sắc:
* Ngẫm thù lớn há đội trời
Căm giặc nước thề không cùng sống
- Khởi đầu gặp nhiều khó khăn nhưng luôn có tinh thần vượt khó, kiên trì:
* Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng chí khắc phục gian nan
- Biết tập hợp, đoàn kết toàn dân:
* Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cờ phất phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử hòa nước sông chén rượu ngọt ngào
- Biết sử dụng chiến lược, chiến thuật tài tình:
* Thế trận xuất kỳ lấy yếu chống mạnh
Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều
- Biết nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa trong mọi hoạt động:
* Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân mà thay cường bạo
Có thể nói, Lê Lợi chính là hình ảnh tiêu biểu của những con người yêu nước dám hi sinh quên mình đứng dậy chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập tự do của dân tộc.
b. Miêu tả quá trình kháng chiến
- Ở đây, ta không tìm thấy những anh hùng cá nhân trong văn chương trung đại hay trong các tác phẩm anh hùng ca của Hy Lạp cổ đại. Bài Cáo tập trung làm sáng rõ vai trò của một tập thể anh hùng, những người mà trước kia văn học bác học chưa quan tâm đi sâu, khai thác
- Tuy nhiên, đối với tướng giặc, tác giả lại miêu tả đầy đủ, cụ thể từng gương mặt, họ tên, chức tước và tư thế thất bại của từng tên một.
- Cách sử dụng liệt kê ngày tháng thể hiện rõ nhịp độ dồn dập của những trận chiến thắng.
4. Tuyên bố hòa bình, xây dựng vương triều mới:
- Nhịp thơ dàn trải, trang trọng
- Khẳng định thế thịnh suy tất yếu
C. Tổng kết
loigiaihay.com
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Phân tích tác phẩm Bình ngô đại cáo_bài 3 timdapan.com"