Em hãy nêu cảm xúc của mình sau khi đã đọc bài thơ Đi đường của Bác Hồ

Trong 14 tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam (từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943), Bác đã chuyển đi trên ba chục nhà lao thuộc 13 huyện của tỉnh Quảng tây (Trung Quốc).


Đề: Em hãy nêu cảm xúc của mình sau khi đã đọc bài thơ Đi đường của Bác Hồ.

BÀI LÀM

Trong 14 tháng bị chính quyền Tưỏng Giới Thạch bắt giam (từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943), Bác đã chuyển đi trên ba chục nhà lao thuộc 13 huyện của tỉnh Quảng tây (Trung Quốc).

Trong cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên cho biết: trong những lần bị áp giải đi ấy, Bác “bị trói giật khuỷu tay cổ mang xiềng xích (...) dầm mưu dãi nắng trèo núi qua truông... Đau khổ như vậy, nhưng Cụ vẫn vui vẻ...”

Bài thơ Đi đường khơi nguồn cảm hứng từ những lần chuyển lao đầy gian khổ ấy.

Bài thơ trong nguyên tác bằng chữ Hán, đó là một bài thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu).

Sách giáo khoa dùng bản dịch của Nam Trân - đã chuyển thể thơ thất ngôn tứ tuyệt sang thể thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, trôi chảy nhưng làm giảm đi giọng điệu rắn rỏi trong nguyên tác.

a)  Câu 1: “Đi đường mới biết gian lao”

Nói về chuyện “đi đường” nhưng câu thơ mở đầu không phải là một câu thơ miêu tả. Giọng điệu câu thơ tự nhiên, thể hiện sự suy ngẫm thấm thìa, như một kết luận được rút ra từ sự trải nghiệm.

Ở nguyên tác có điệp ngữ “tẩu lộ” - nhấn mạnh. Nỗi gian khổ đi trên đường dài là một sự thật hiển nhiên, nhưng không phải ai cũng thấm thía chân lí giản dị đó. Bác thấu hiểu nỗi vất vả, khó nhọc ấy. Câu thơ lắng đọng, có tầm khái quát, vượt khỏi phạm vi chuyện đi đường thông thường. Câu 1 đã làm đúng chức năng “mở ra vấn đề” để người đọc suy nghĩ.

b)  Câu 2:

Câu này cũng có điệp ngữ “núi cao” làm nhiệm vụ nâng cao, phái triển ý mà câu mở đầu đã mở ra, cụ thể hoá những nỗi “gian lao” khi đi đường.

Điệp ngữ “núi cao” vừa có giá trị gợi hình, vừa có giá trị gợi cảm. Trước mắt người đọc như hiện lên những dãy núi trập trùng, hết lớp núi này lại tiếp liền những lớp núi khác, tưởng như bất tận... báo nước những khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng bước chân của người đi đường không biết mỏi, không dừng lại mà vần cần mẫn, vững vàng vượt qua cảnh vật đó.

c)  Câu 3: Như một câu nói tự nhiên nhưng là sự suy ngẫm, câu 2 tiếp tục mở rộng mạch thơ của câu một, cụ thể hoá những nỗi “gian lao” trên đường đi. Đến câu thơ thứ ba (câu “chuyển”) mạch thơ như không đi theo hướng cũ nữa. Bao nhiêu núi non trùng điệp và khó khăn chồng chất đều đã vượt qua. Người đi đường cuối cùng đã lên đến chỗ tận cùng của núi cao.

Câu chuyển đưa ra một tín hiệu báo trước tư tưởng cơ bản của bài thơ sẽ được phát triển, nhưng không báo trước mà vẫn phong kín để đột ngột bộc lộ ra ở câu cuối (câu kết).

d)  Câu kết (4): Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

Ý thơ chính, nay đột ngột bộc lộ ở câu thơ cuối. Thường có hình ảnh gây ấn tượng nhất vì thể hiện ý thơ chính gắn với chủ đề bài thơ. Nghĩa là con đường núi trập trùng, cao chât ngất cũng như con đường đời cũng dài dhng dặc và con đường cách mạng chồng chất gian lao... nhưng không phải là vô tận. Người đi đường không nản chí, biết kiên nhẫn thì rồi cuối cùng sẽ lên đốn đĩnh cao chót vót, sẽ đi tới đích và sẽ đứng trên đỉnh cao của chiến thắng vẻ vang.

Từ trên đỉnh cao ấy, người đi đường có thể ngắm nhìn bao quát cả đất trời bao la: “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Câu thơ ngụ ý sâu xa: hạnh phúc lớn lao của người cách mạng sau khi giành đưực thắng lợi vẻ vang là đã trải qua bao gian khổ, hi sinh.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến