Bài 6 trang 10 SGK Đại số 10

Giải bài 6 trang 10 SGK Đại số 10. Phát biểu thành lời mỗi mệnh đề sau và xét tính đúng sai của nó


Phát biểu thành lời mỗi mệnh đề sau và xét tính đúng sai của nó

LG a

\(∀x ∈ \mathbb R: x^2>0\);

Phương pháp giải:

Sử dụng kí hiệu: \(\forall \) đọc là "mọi", \(\exists \) đọc là "tồn tại".

Lời giải chi tiết:

\(∀x ∈ \mathbb R: x^2>0\) phát biểu là: "Bình phương của mọi số thực là số dương". Sai vì \(0∈\mathbb R \) mà \(0^2=0\).


LG b

\(∃ n ∈\mathbb N: n^2=n\);

Phương pháp giải:

Sử dụng kí hiệu: \(\forall \) đọc là "mọi", \(\exists \) đọc là "tồn tại".

Lời giải chi tiết:

\(∃ n ∈\mathbb N: n^2=n\) phát biểu là: "Tồn tại số tự nhiên \(n\) bằng bình phương của nó". Đúng vì \(1 ∈ \mathbb N, 1^2=1\).


LG c

\(∀n ∈ \mathbb N: n ≤ 2n\);

Phương pháp giải:

Sử dụng kí hiệu: \(\forall \) đọc là "mọi", \(\exists \) đọc là "tồn tại".

Lời giải chi tiết:

\( ∀n ∈ \mathbb N: n ≤ 2n \) phát biểu là: "Một số tự nhiên thì không lớn hơn hai lần số ấy". Đúng.


LG d

\(∃ x∈\mathbb R: x<\frac{1}{x}\).

Phương pháp giải:

Sử dụng kí hiệu: \(\forall \) đọc là "mọi", \(\exists \) đọc là "tồn tại".

Lời giải chi tiết:

\(∃ x∈\mathbb R: x<\dfrac{1}{x}\) phát biểu là: "Có số thực \(x\) nhỏ hơn nghịch đảo của nó". Mệnh đề đúng. Chẳng hạn \(0,5 ∈ \mathbb R\) và \(0,5 <\dfrac{1}{0,5}=2\).

Bài giải tiếp theo
Bài 7 trang 10 SGK Đại số 10
Câu hỏi 1 trang 4 SGK Đại số 10
Câu hỏi 2 trang 4 SGK Đại số 10
Câu hỏi 3 trang 5 SGK Đại số 10
Câu hỏi 4 trang 6 SGK Đại số 10
Câu hỏi 5 trang 6 SGK Đại số 10
Câu hỏi 6 trang 7 SGK Đại số 10
Câu hỏi 7 trang 7 SGK Đại số 10
Câu hỏi 8 trang 8 SGK Đại số 10
Câu hỏi 9 trang 8 SGK Đại số 10

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa