Bài 5 trang 70 SGK Hình học 10 nâng cao

Cho hình vuông ABCD cạnh a. Gọi N là trung điểm của CD, M là điểm trên AC sao cho


Cho hình vuông ABCD cạnh a. Gọi N là trung điểm của CD, M là điểm trên AC sao cho \(AM = {1 \over 4}AC.\)

LG a

Tính các cạnh của tam giác BMN

Lời giải chi tiết:

Gọi O là tâm của hình bình hành ABCD thì M là trung điểm AO.

Tam giác ABC vuông tại B nên:

\(\begin{array}{l}
A{C^2} = A{B^2} + B{C^2}\\
\Rightarrow AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} \\
= \sqrt {{a^2} + {a^2}} = a\sqrt 2
\end{array}\)

Do đó \(OA = OB = OC = OD \)\(= \frac{1}{2}AC = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

\( \Rightarrow OM = \frac{1}{2}OA = \frac{1}{2}.\frac{{a\sqrt 2 }}{2} = \frac{{a\sqrt 2 }}{4}\)

N là trung điểm CD nên \(NC = \frac{1}{2}DC = \frac{a}{2}\).

Ta có:

\(\eqalign{
& B{N^2} = B{C^2} + N{C^2} \cr 
& = {a^2} + {{{a^2}} \over 4} = {{5{a^2}} \over 4}\cr&\Rightarrow \,\,BN = {{a\sqrt 5 } \over 2} \cr 
& B{M^2} = B{O^2} + O{M^2} \cr 
& = {\left( {{{a\sqrt 2 } \over 2}} \right)^2} + {\left( {{{a\sqrt 2 } \over 4}} \right)^2} = {{5{a^2}} \over 8} \cr 
& \Rightarrow \,\,BM = {{a\sqrt {10} } \over 4} \cr} \)

Kẻ MP // AD ta có

\(\frac{{MP}}{{AD}} = \frac{{CM}}{{CA}} = \frac{3}{4} \)\(\Rightarrow MP = \frac{3}{4}AD = \frac{{3a}}{4}\)

\(\frac{{CP}}{{CD}} = \frac{{CM}}{{CA}} = \frac{3}{4} \)\(\Rightarrow CP = \frac{3}{4}CD = \frac{{3a}}{4} \)\(\Rightarrow PD = CD - CP = a - \frac{{3a}}{4} = \frac{a}{4}\)

\( \Rightarrow NP = DN - PD = \frac{a}{2} - \frac{a}{4} = \frac{a}{4}\)

Tam giác MNP vuông tại P nên:

\(M{N^2} = M{P^2} + P{N^2} \)\(= {\left( {{{3a} \over 4}} \right)^2} + {\left( {{a \over 4}} \right)^2} = {{10{a^2}} \over {16}}\,\,\)

\(\Rightarrow \,\,MN = {{a\sqrt {10} } \over 4}\)


LG b

Có nhận xét gì về tam giác BMN ? Tính diện tích tam giác đó.

Lời giải chi tiết:

Ta có \(MB = MN\) nên tam giác BMN cân tại M.

Lại có:

\(B{M^2} + M{N^2}\)

\(= {\left( {\frac{{a\sqrt {10} }}{4}} \right)^2} + {\left( {\frac{{a\sqrt {10} }}{4}} \right)^2} \)

\(= \frac{{5{a^2}}}{4} \)

\(= B{N^2}\)

nên tam giác BMN vuông tại M.

Vậy tam giác BMN vuông cân tại M.

Diện tích tam giác BMN là

\({S_{BMN}} = {1 \over 2}MB.MN\)\(  = \frac{1}{2}\frac{{a\sqrt {10} }}{4}.\frac{{a\sqrt {10} }}{4}= {{5{a^2}} \over {16}}\)


LG c

Gọi I là giao điểm của  BN và AC. Tính CI.

Lời giải chi tiết:

Tam giác DCB có hai đường trung tuyến CO và BN cắt nhau tại I nên I là trọng tâm tam giác BCD

Do đó, \(IC = {2 \over 3}IO = {2 \over 3}.a.{{\sqrt 2 } \over 2} = {{a\sqrt 2 } \over 3}\).


LG d

Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác BDN.

Lời giải chi tiết:

Gọi R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác BDN.

Áp dụng định lí sin ta có:

\({{BN} \over {\sin \widehat {BDN}}} = 2R\)

\(\Rightarrow \,\,R = \,{{BN} \over {2\sin {{45}^0}}} = \frac{{\frac{{a\sqrt 5 }}{2}}}{{2.\frac{{\sqrt 2 }}{2}}}= {{a\sqrt {10} } \over 4}\)

Bài giải tiếp theo
Giải bài 6 trang 70 SGK Hình học 10 nâng cao
Bài 7 trang 70 SGK Hình học 10 nâng cao
Bài 8 trang 70 SGK Hình học 10 nâng cao
Bài 9 trang 70 SGK Hình học 10 nâng cao
Bài 10 trang 71 SGK Hình học 10 nâng cao
Bài 11 trang 71 SGK Hình học 10 nâng cao
Bài 12 trang 71 SGK Hình học 10 nâng cao

Video liên quan



Từ khóa