Bài 1 trang 74 SGK Đại số và Giải tích 11

Giải bài 1 trang 74 SGK Đại số và Giải tích 11. Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất


Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần.

LG a

Hãy mô tả không gian mẫu.

Phương pháp giải:

Để tính xác suất của biến cố A.

+) Tính số phần tử của không gian mẫu \(\left| \Omega  \right|\).

Lời giải chi tiết:

Phép thử \(T\) được xét là "Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần".

\(Ω = \left\{{(i, j) \mid i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6}\right\}\).

Số phần tử của không gian mẫu là \(n(Ω) = 36\).

Không gian mẫu: \(Ω \)={(1;1),(1;2),(1;3),(1;4),(1;5),(1;6),(2;1),(2;2),(2;3),(2;4),(2;5),(2;6),(3;1),(3;2),(3;3),(3;4),(3;5),(3;6),(4;1),(4;2),(4;3),(4;4),(4;5),(4;6),(5;1),(5;2),(5;3),(5;4),(5;5),(5;6),(6;1),(6;2),(6;3),(6;4),(6;5),(6;6)}


LG b

Xác định các biến cố sau:

A: "Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo không bé hơn \(10\)";

B: "Mặt \(5\) chấm xuất hiện ít nhất một lần".

Phương pháp giải:

+) Tính số phần tử của biến cố A: \(\left| A \right|\)

Lời giải chi tiết:

\(A\) = {(6, 4), (4, 6), (5, 5), (6, 5), (5, 6), (6, 6)} \( \Rightarrow \left| A \right| = 6\)

\(B\) = {(1, 5), (2, 5), (3, 5), (4, 5), (5, 5), (6, 5), (5, 1), (5, 2), (5, 3), (5, 4), (5, 6)} \( \Rightarrow \left| B \right| = 11\).


LG c

Tính \(P(A), P(B)\).

Phương pháp giải:

+) Tính xác suất của biến cố A: \(P\left( A \right) = \dfrac{{\left| A \right|}}{{\left| \Omega  \right|}}\).

Lời giải chi tiết:

\(P(A)\) = \(\frac{6}{36}\) = \(\frac{1}{6}\); \(P(B)\) = \(\frac{11}{36}\).

 

Bài giải tiếp theo
Bài 2 trang 74 SGK Đại số và Giải tích 11
Bài 3 trang 74 SGK Đại số và Giải tích 11
Bài 4 trang 74 SGK Đại số và Giải tích 11
Bài 5 trang 74 SGK Đại số và Giải tích 11
Bài 6 trang 74 SGK Đại số và Giải tích 11
Bài 7 trang 75 SGK Đại số và Giải tích 11
Câu hỏi 1 trang 66 SGK Đại số và Giải tích 11
Câu hỏi 2 trang 69 SGK Đại số và Giải tích 11
Các quy tắc tính xác suất

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa