Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 16 Tháng một, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Ngữ văn 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Giáo án Ngữ văn 12: Qúa trình văn học và phong cách văn học

A. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • Biết phát hiện, phân tích và sửa chữa các lỗi về lập luận trong văn nghị luận
  • Rèn các kĩ năng tạo các đoạn văn có lập luận chặt chẽ, sắc sảo..

B. Phương pháp - phương tiện:

1. Phương pháp: Thực hành, luyện tập, làm việc theo nhóm…

2. Phương tiện:

GV: Giáo án.

HS: Phần chuẩn bị bài, sgk.

C. Tiến trình bài dạy:

Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

GHI CHÚ

HĐ1: Hd HS phát hiện và phân tích lỗi.

TT1: GV gọi HS đọc bài tập 1a, GV yêu cầu HS phát hiện, phân tích lỗi.

HS làm việc theo nhóm, trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét chung, chốt:

TT2: GV yêu cầu HS đọc bt 1b và phát hiện lỗi

HS làm việc theo nhóm. GV yêu cầu trình bày kết quả trước lớp, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt:

TT3: GV yêu cầu HS đọc bài tập 1c, phát hiện lỗi

HS tiếp tục làm việc theo nhóm. GV yêu cầu trình bày kết quả trước lớp, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt:

TT4: GV yêu cầu HS đọc bài tập 1d, phát hiện lỗi

HS tiếp tục làm việc theo nhóm. GV yêu cầu trình bày kết quả trước lớp, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt:

TT5: GV yêu cầu HS đọc bài tập 1e, phát hiện lỗi

HS tiếp tục làm việc theo nhóm. GV yêu cầu trình bày kết quả trước lớp, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt:

TT6: GV yêu cầu HS đọc bài tập 1g, phát hiện lỗi

HS tiếp tục làm việc theo nhóm. GV yêu cầu trình bày kết quả trước lớp, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt:

TT7: GV yêu cầu HS đọc bài tập 1h, phát hiện lỗi

HS tiếp tục làm việc theo nhóm. GV yêu cầu trình bày kết quả trước lớp, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt:

HĐ2: Hd HS chữa lỗi

TT1: GV yêu cầu HS chữa lỗi câu a.

HS làm việc cá nhân, trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt đáp án

TT2: GV yêu cầu chữa lỗi câu b.

HS tiếp tục làm việc cá nhân, trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt đáp án

TT3: GV yêu cầu HS chữa lỗi câu c.

HS tiếp tục làm việc cá nhân, trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt đáp án

TT4: GV yêu cầu HS chữa lỗi câu d.

HS tiếp tục làm việc cá nhân, trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt đáp án

TT5: GV yêu cầu HS chữa lỗi câu e.

HS tiếp tục làm việc cá nhân, trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt đáp án

TT6: GV yêu cầu HS chữa lỗi câu g.

HS tiếp tục làm việc cá nhân, trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt đáp án

TT7: GV yêu cầu HS chữa lỗi câu h.

HS tiếp tục làm việc cá nhân, trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt đáp án

I. Phát hiện và phân tích lỗi

1. Bài tập 1 - sgk

a. Phân tích lỗi:

- Luận cứ không đầy đủ. Đề tài nói về văn học dân gian, phần triển khai luận cứ chỉ chỉ đề cập một vấn đề hẹp là ca dao, tục ngữ.

b. Phân tích lỗi:

- Luận cứ không chặt chẽ, thiếu logic.

- Nội dung câu kết không phù hợp với các câu trên.

c. Phân tích lỗi:

- Luận cứ sơ lược, chưa trình bày được những khía cạnh liên quan đến chi tiết Tràng nhặt được vợ. Kết luận vội vã.

- Dùng cụm từ hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống còn chung chung, không làm nổi bật vấn đề.

d. Phân tích lỗi:

- Không nêu được luận điểm cần trình bày.

- Luận cứ lan man, xa rời vấn đề.

- Nội dung luận cứ không liên quan với nhau.

e. Phân tích lỗi:

- Luận cứ thiếu logic, không chặt chẽ.

- Kết luận không phù hợp với nội dung của luận điểm.

g. Phát hiện lỗi:

- Luận cứ làm tiền đề cho uận điểm chính rườm rà, không làm nổi bật vấn đề.

h. Phân tích lỗi:

- Luận điểm không rõ ràng.

- Luận cứ không có tính hệ thống.

- Kết luận không phù hợp với luận điểm.

II. Chữa lỗi:

1. Bài tập 1 - sgk

a. Gợi ý:

- Bổ sung luận cứ về giá trị nhận thức của vhdg trong truyện cổ, ca dao tục ngữ...

- Sắp xếp luận cứ theo hệ thống.

b. Gợi ý:

- Sửa luận cứ dẫn chứng sai.

- Sửa luận điểm: “Người thanh niên trong lặng lẽ Sa Pa không chỉ say mê công việc mà còn tha thiết yêu đời, yêu người.”

c. Gợi ý:

- Bỏ câu 2.

- Câu 3 đổi thành “ Trong cái đói gay gắt họ vẫn biết nương tựa vào nhau”.

d. Gợi ý:

- Bỏ câu 3, 4

- Thêm luận điểm.

e. Gợi ý:

- Sửa lại luận cứ:... “Đoạn trích nào của truyện cũng đều thể hiện tấm lòng ấy của ông. Ông thương Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Ông xót xa cho Kiều phải chịu bao tai họa. Ông cảm thông chia sẻ với Kiều. Ta càng hiểu vì sao Truyện Kiều đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo”.

g. Gợi ý:

- Bỏ các luận cứ: “Cây xà nu...mãnh liệt”.

- Nêu rõ luận điểm: “Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã chọn cây xà nu – loài cây quen thuộc của núi rừng Tây Nguyên để khắc họa phẩm chất của người dân Xô Man”.

h. Gợi ý:

- Sửa luận điểm: “Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người”.

- Thay đổi cách diễn đạt ở luận cứ để phù hợp với luận điểm.

Dặn dò:

Bài cũ:

  • Tìm và sửa lỗi ở các bài viết của bản thân.
  • Tham khảo bài tập ở sbt.

Bài mới:

  • Đọc lại văn bản Những ngày đầu của nước Việt Nam mới để chuẩn bị cho tiết bám sát.
  • Soạn bài «Ôn tập phần văn học» .
    • Nắm nội dung cần ôn tập ở sgk .
    • Trả lời các câu hỏi ở phần nội dung ôn tập.
16 Tháng một, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!