Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 47
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 47: Ôn tập tác phẩm trữ tình được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
- Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kĩ năng cơ bản đã được cung cấp và rèn luyện trong đó cần đặc biệt lưu ý tiếp cận một số tác phẩm trữ tình.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại, diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp:1 phút
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới
Hãy nêu tên tác giả tương ứng với tác phẩm?
Tên tác giả, tác phẩm
_ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lý Bạch.
_ Phò giá về kinh: Trần Quang Khải.
_ Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh
_ Cảnh khuya: Hồ Chí Minh.
_ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Hạ Tri Chương.
_ Bạn đến chơi nhà: Nguyễn Khuyến.
_ Buổi chiểu đứng ở phủ Thiên Trường trông ra: Trần Nhân Tông.
_ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Đỗ Phủ
2. Sắp sếp tên tác phẩm khớp với nội dung
Tác phẩm |
Nội dung tư tưởng tình cảm được biểu hiện |
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) |
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả |
Qua đèo Ngang |
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ |
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) |
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa khi mới về quê |
Sông núi nước Nam (Nam Quốc Sơn Hà) |
Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch |
Tiếng gà trưa |
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ |
Bài ca Côn Sơn (Cô Sơn ca) |
Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên |
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (tĩnh dạ tứ) |
Tình yêu quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc thanh vắng. |
Cảnh khuya |
Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan |
Sắp sếp lại tên tác phẩm, đọan trích hợp với thể thơ?
Tên tác phẩm, đọan trích hợp với thể thơ.
Tác phẩm |
Thể thơ |
Sau phút chia ly (Chinh phụ ngâm khúc) |
Song thất lục bát |
Qua đèo Ngang |
Bát cú Đường luật (Thất ngôn bát cú) |
Bài ca Côn Sơn (Cô Sơn ca) |
Lục bát |
Tiếng gà trưa |
Các thể tho khác |
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) |
Các thể tho khác |
Sông núi nước Nam (Nam Quốc Sơn Hà) |
Tuyệt cú đường luật (thất ngôn tứ tuỵêt) |
Đọc câu 4 SGK trang 181
Tìm những ý mà em cho là không chính xác
4. Những ý kiến không chính xác
Đó là thơ trữ tình thì nhất thiết chì được dùng một phương thức biểu cảm.
Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
Thơ trữ tình phải có mộtcốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng.
Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.
Điền vào chổ trống bài tập 5 SGK trang 182?
Điền vào chổ trống
Tập thể và truyền miệng
Lục bát
GV thuyết giảng để HS khắc sâu 3 nội dung cơ bản trong phần ghi nhớ.
Ghi nhớ
SGK trang 182
Khi nắm khá niệm thứ nhất cần nắm quan niệm lệch lạc: đã là thơ thì nhất thiết phải là trữ tình, văn xuôi thì nhất thiết phài là tự sự.Chuẩn để xác định trữ tình là để biểu hiện tình cảm, cảm xúc chứ không phải là thơ hay văn xuôi.
Phân biệt sự khác nhau giữa thơ trữ tình và ca dao trữ tình?
Cái chung nhất tính chất phi cá thể nổi lên hàng đầu: ca dao.
Thơ trữ tình cần thông qua những rung động của cá nhân để tìm tòi cái chung
Chủ thể trữ tình là tác giả hoặc cơ bản là tác giả.
Nội dung thứ ba vẫn cần lưu ý: biểu hiện tình cảm một cách gián tiếp (thông qua tự sự, miêu tả, lập luận)
III. Luyện tập
Đọc hai câu thơ của Nguyễn Trãi cho biết nội dung thơ trữ tình và hình thức thơ trữ tình được thể hiện qua hai câu thơ của Nguyễn Trãi?
Nội dung và hình thức trữ tình thể hiện trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi:
_ Nội dung:
Thể hiện niềm ưu tư, canh cánh một tấm lòng lo cho nước cho dân.
_ Hình thức:
Nỗi niềm đó được nói lên bằng hình thức kể (suốt ngỳa, đêm lạnh) và tả (hình ảnh “quàng chăn ngủ chẵn yên”) ở câu trên và hình thức so sánh ở câu dưới.(so sánh tấm lòng ưu ái của mình lúc nào cũng “cuồn cuộn như nước triều đông”)
So sánh tình huống thể hiện tình yêu qưe hương và cách thể hiện tình cảm qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)”?
Tình huống thể hiện tình yêu qưe hương và cách thể hiện tình cảm qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)”
Tình huống:
_ “Tĩnh dạ tứ”: một người ở xa quê trong một đêm trăng sáng nhớ quê.
_ Hồi hương ngẫu thư: một người mới về quê sau cả đời xa quê, bị coi là khách khi trở về nơi chôn nhau cắt rốn.
Cách thể hiện tình cảm:
_ “Tĩnh dạ tứ”: dùng ánh trăng làm nền để thể hiện tình cảm nhớ quê mònh, nhớ quê thao thức không ngủ, nhình trăng, nhìn trăng lại càng nhớ quê (nghệ thuật đối)
_ Hồi hương ngẫu thư: qua cách kể và tả cùng với nghệ thuật đối trong (2 câu đầu) và nhất là qua giọng bi hài sau những lời từơng thuật khách quan trầm tĩnh về cái "bi kịch” thật là trớ trê khi mới bước chân về tới quê nhà (hai câu cuối).
So sánh bài “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” và "Rằm thàng giêng” về cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện?