Giáo án Ngữ văn 7 bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy theo CV 5512

Admin
Admin 13 Tháng mười, 2021

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 90: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

- Biết sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.

2. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.

- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, có ý thức trách nhiệm học hỏi, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: sgk, phiếu học tập, bảng phụ

- Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cụ thể cho học sinh

2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài: Nghiên cứu trả lời các câu hỏi sgk

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức

Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động:Học sinh trình bày miệng - Gv ghi lên bảng phụ

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá học sinh

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*.Chuyển giao nhiệm vụ

Gv đưa ví dụ:

Mẹ em đi chợ mua cá, rau, trứng…

Hôm nay em đi học; mẹ đi chợ

Ở câu 1 dấu… báo hiệu điều gì?

Câu 2 có mấy vế câu? Vì sao em biết

- Học sinh tiếp nhận: Quan sát các câu Vd trên bảng phụ

*. Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Phân tích cấu trúc câu trên giấy nháp theo yêu cầu

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

- Dự kiến sản phẩm:

Mẹ còn mua thứ khác nữa

Có hai vế, nhờ có dấu chấm phẩy

*. Báo cáo kết quả:Học sinh lần lượt trình bày các câu đã phân tích ngữ pháp

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> GV: để hiểu công dụng, đặc điểm của hai loại dấu này, chúng ta cùng tìm hiểu

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của Gv và Hs

Nội dung

HĐ 1: Công dụng của dấu chấm lửng

1. Mục tiêu:

- Hiểu được tác dụng của dấu chấm lửng.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên treo bảng phụ chứa ví dụ sgk

- Phát phiếu học tập

- Nêu yêu cầu: hs thảo luận nhóm bàn.

Học sinh nghiên cứu ví dụ sgk 121

?Cho biết trong các câu đó dấu chấm lửng được dùng để làm gì

?Qua bài tập trên em rút ra điều gì về công dụng của dấu chấm lửng?

- Học sinh tiếp nhận yêu cầu: quan sát, lắng nghe

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: + Làm việc cá nhân

+ trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến vào phiếu học tập…

- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần

- Dự kiến sản phẩm: - Rút gọn phần liệt kê, nhấn mạnh tâm trạng của người nói, giãn nhịp điệu câu văn, tạo sắc thái hài hước, dí dỏm

*Báo cáo kết quả:

- Giáo viên gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả

- Nhóm khác bổ sung

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 

 

 

Học sinh đọc ghi nhớ

 

Gv chuyển ý sang nội dung tiếp theo của bài học

HĐ 2: Công dụng của dấu chấm phẩy

1. Mục tiêu:

- Hiểu được tác dụng của dấu chấm phẩy.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên treo bảng phụ chứa ví dụ sgk

- Phát phiếu học tập

- Nêu yêu cầu: hs thảo luận nhóm

Học sinh đọc nghiên cứu ví dụ sgk 122

?Trong các câu trên, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì

?Có phải thể thay thế các dấu đó bằng các dấu phẩy được không?

- Không vì nếu thay -> nhầm lẫn, hiểu lầm

?Từ bài tập em hãy cho biết công dụng của dấu chấm phẩy

- Học sinh tiếp nhận yêu cầu: quan sát, lắng nghe

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: + Làm việc cá nhân

+ trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến vào phiếu học tập…

- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần

- Dự kiến sản phẩm:

vda. Đánh dấu ranh giới hai vế câu ghép có cấu tạo phức tạp

vdb. Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp

- Không thể thay bằng dấu phẩy vì nếu thay -> nhầm lẫn, hiểu lầm

*Báo cáo kết quả:

- Giáo viên gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả

- Nhóm khác bổ sung

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 

Học sinh đọc ghi nhớ

Lấy ví dụ một câu có dùng dấu chấm phẩy

HS lấy ví dụ

 

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu để giải quyết các dạng bài tập liên quan

2. Phương thức thực hiện: Kết hợp hoạt động các nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động:

+ Phần trình bày miệng

+ Trình bày trên bảng

+ Trình bày trên phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập

Bài 1:

- HS đọc bài 1, nêu yêu cầu của bài tập

Cách thực hiện: Học sinh làm việc cá nhân - trình bày miệng trước lớp

Trong mỗi câu có chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

- HS trả lời

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung

- Gv chốt phương án đúng

 

 

Bài 2

- HS đọc bài 2, nêu yêu cầu của bài tập

- Yêu cầu hoạt động nhóm trên phiếu học tập:

? Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây.

- Cách thực hiện: Cho H phân tích cấu tạo câu (câu ghép phức tạp, trong nội bộ mỗi vế có dấu phẩy từ đó rút ra công dụng)

đại diện trình bày trước lớp

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Gv chốt phương án đúng

 

 

Bài 3

GV cho Hs viết đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy

- Học sinh: + Làm việc cá nhân

- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần

- Dự kiến sản phẩm:

Thực hiện nhiệm vụ- Báo cáo kết quả- Nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả

I. Dấu chấm lửng

1. Ví dụ

2. Nhận xét

a. Biểu thị các phần liệt kê tương tự không viết ra

b. Tâm trạng lo lắng, hoảng sợ của người nói

c. Bất ngờ của thông báo

3. Ghi nhớ 1 (sgk)

 

II. Dấu chấm phẩy

Ví dụ

2. Nhận xét

a. Đánh dấu ranh giới hai vế câu ghép có cấu tạo phức tạp

b. Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp

3. Ghi nhớ 2 (sgk 122)

III. Luyện tập

1.Bài 1(123)

a. Biểu thị lời nói ngập ngừng, đứt quãng do lúng túng , sợ hãi

b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở

c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ

2. Bài 2

Nêu công dụng của dấu chấm phẩy

- a, b, c: dấu chấm phẩy đều dùng để ngăn cách vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp

3. Bài 3

- Đêm trăng trên dòng sông Hương Giang. Trong tiếng sóng vỗ ru mạn thuyền, trong tiếng đàn du dương réo rắt, các ca nhi cất lên những khúc Nam ai Nam bình buồn man mác; người nghe thấy lòng mình bâng khuâng…

 

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

Mục tiêu: vận dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy khi nói hoặc viết

Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*GV chuyển giao nhiệm vụ

Cho HS chơi trò chơi

Có 5 ngôi sao, trong đó có 4 ngôi sao ẩn chứa 4 câu hỏi tương ứng với một ngôi sao may mắn. Mỗi nhóm lần lượt chọn một ngôi sao. Nếu nhóm chọn ngôi sao tương ứng với một trong bốn câu hỏi, trả lời đúng sẽ được 10 điểm, trả lời sai thì không được điểm và sẽ nhường cơ hội cho 3 nhóm còn lại (bằng cách giơ tay) trả lời đúng được 5 điểm, sai thì không được điểm, thời gian suy nghĩ là 10s sau khi GV đưa bảng phụ tương ứng với câu hỏi. Nếu nhóm nào chọn ngôi sao có ngôi sao may mắn sẽ được cộng 10 điểm mà không cần trả lời câu hỏi và được chọn ngôi sao tiếp theo để tham gia trả lời câu hỏi.

+ Xác định công dụng của dấu chấm lửng trong câu sau:

Câu 1: Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán..(Hà Ánh Minh)

Câu 2:

-Lính đâu? Sao bây dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắt gì nữa à?

-Dạ, bẩm…

-Đuổi cổ nó ra!

+Xác định công dụng dấu chấm phẩy:

Câu 3:Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay (Hoài Thanh)

Câu 4: Dưới ánh trăng này,dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. (Thép Mới)

*Học sinh tiếp nhận

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

I/ MỤC TIÊU

  • Hiểu được công dụng của dấu chấm lửng – dấu chấm phẩy.
  • Biết dùng dấu chấm lửng – dấu chấm phẩy khi viết.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1 Chèo là gì? Đặc điểm?

2.2. Bị nghi oan Thị Kính làm gì? Kết quả ra sao?

2.3. Thị Kính được giải oan chưa khi rời khỏi nhà chồng?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Tìm hiểu công dụng của dấu chấm lửng

GV chép VD lên bảng yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

Tại sao tác giả lại dùng dấu chấm lửng?

a.Còn nhiều vị anh hùng chưa liệt kê hết.

b.Lời nói ngắt quãng do sợ.

c.Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ “bưu thiếp”

Dấu chấm lửng có công dụng gì?

 

 

 

 

 

Tìm hiểu công dụng của dấu chấm phẩy.

Đọc mục 1 trong phần II và trả lời câu hỏi.

Dấu chấm phẩy dùng để làm gì?

a. Đánh dấu ranh giới của câu ghép.

b. Đánh dấu ranh giới giữa bộ phận trong một phép liệt kê.

Có thể thay thế bằng dấu phẩy được không? Vì sao?

Không, vì dấu phẩy chỉ dùng để ngắt quãng các ý trong câu.

 

 

 

 

Nêu công dụng của dấu chấm lửng?

 

 

 

Nêu công dụng của dấu chấm phẩy?

I. Dấu chấm lửng.

 

Dấu chấm lửng dùng để:

_ Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết.

_ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng. ngắt quãng.

_ Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

II. Dấu chấm phẩy.

 

 

 

 

 

 

Dấu chấm phẩy dùng để:

_Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

_Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

III. Luyện tập.

1/ Dấu chấm lửng có công dụng:

a. Dấu chấm lửng dùng thể hiện lời nói ngập ngừng.

b. Dấu chấm lửng dùng thể hiện lời nói bỏ dở

c. Dấu chấm lửng dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết.

 

2/ Công dụng của dấu chấm phẩy:

a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

b. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

-------------------------------------------

Trên đây TimDapAnđã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà TimDapAnđã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm