Giáo án Ngữ văn 7 bài: Văn bản đề nghị theo CV 5512

Admin
Admin 14 Tháng mười, 2021

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 92: Văn bản đề nghị được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của văn bản đề nghị: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.

- Đặc điểm của văn bản báo cáo: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.

2. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực chuyên biệt:

- Nhận biết văn bản đề nghị, văn bản báo cáo.

- Viết văn bản đề nghị, văn bản báo cáo đúng cách.

- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị, báo cáo.

- Giao tiếp hiệu quả bằng văn bản báo cáo phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức trách nhiệm học hỏi, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: Một số bài nghị luận mẫu, SGK, giáo án

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức

Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động: Học sinh trình bày miệng - Gv ghi lên bảng phụ

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá học sinh

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*.Chuyển giao nhiệm vụ

Thế nào là văn bản hành chính? Mục đích của Văn bản TB, BC, ĐN?

Cách trình bày một văn bản hành chính

*. Thực hiện nhiệm vụ:

*. Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên quan sát, động viên ghi nhận kết quả của học sinh

Báo cáo kết quả:

Nhận xét, đánh giá:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

ĐN: Văn bản hành chính.....

MĐ: - Thông báo nhằm phổ biến một nội dung

- Đề nghị nhằm đề xuất một nguyện vọng ý kiến

- Báo cáo: Nhắm tổng kết, nêu lên những gì đã làm được để cấp trên biết

- Quốc hiệu và tiêu ngữ

- Địa điểm làm vb và ngày tháng

- Tên văn bản

- Họ tên, chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận vb

- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi vb

- Nd thông báo, đề nghị, báo cáo

- Kí tên người gửi vb

Vào bài: Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu văn bản hành chính. Văn bản đề nghị là một loại văn bản hành chính, để hiểu rõ hơn về loại văn bản này chúng ta sẽ học bài hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của Gv và Hs

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản đề nghị

1. Mục tiêu:

- Hiểu được đặc điểm của văn bản đề nghị.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

Đọc văn bản sgk

- Phát phiếu học tập

- Nêu yêu cầu: hs thảo luận nhóm

?Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì

?Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày

?Văn bản đề nghị là gì? Văn bản đề nghị có nội dung và cách trình bày như thế nào?

- Học sinh tiếp nhận yêu cầu: quan sát, lắng nghe

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: + Làm việc cá nhân

+ trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến vào phiếu học tập…

- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần

- Dự kiến sản phẩm:

+Đề nghị các cấp , những người có thẩm quyền giải quyết vấn đề mà người viết không tự giải quyết được

+ Cần trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa

+Nội dung:

. Ai đề nghị

. Đề nghị của ai

. Đề nghị ở đâu

*Báo cáo kết quả:

- Giáo viên gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả

- Nhóm khác bổ sung

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị

1. Mục tiêu:

- Nắm được cách làm văn bản đề nghị.

- Dàn mục một văn bản đề nghị

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

Đọc văn bản sgk

- Phát phiếu học tập

- Nêu yêu cầu: hs thảo luận nhóm

? Các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo trình tự nào

? So sánh sự giống và khác giữa hai văn bản trên

? Những phần nào quan trọng trong cả hai văn bản

?Từ hai văn bản trên hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị

- Học sinh tiếp nhận yêu cầu: quan sát, lắng nghe

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: + Làm việc cá nhân

+ trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến vào phiếu học tập…

- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần

- Dự kiến sản phẩm:

* Trình tự:

+ Quốc hiệu nước

+ Địa điểm viết đơn, ngày

+ Tên văn bản

+ Nơi gửi đến

+ Nêu sự việc, lí do, ý kiến đề nghị

+ Người viết kí tên ghi tên

*Nội dung đề nghị

 

 

 

 

 

 

HS đọc phần (2) sgk 126

? Trình bày dàn mục của văn bản đề nghị.

 

 

 

 

 

Đọc lưu ý (sgk) – Gv khắc sâu lưu ý

Hoạt động Luyện tập

1. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu để giải quyết các dạng bài tập liên quan

2. Phương thức thực hiện: Kết hợp hoạt động các nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động:

+ Phần trình bày miệng

+ Trình bày trên bảng

+ Trình bày trên phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập

Bài 1:

- HS đọc bài 1, nêu yêu cầu của bài tập

Cách thực hiện: Học sinh làm việc cá nhân - trình bày miệng trước lớp

- HS trả lời

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung

- Gv chốt phương án đúng

 

Bài 2:

- HS đọc bài 2, nêu yêu cầu của bài tập

- Yêu cầu hoạt động nhóm trên phiếu học tập:

? Trao đổi với các bạn trong tổ, nhóm để rút kinh nghiệm về các lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị.

Cách thực hiện: Học sinh làm việc cá nhân, nhóm 5 phút

- trình bày miệng trước lớp

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung

- Gv chốt phương án đúng

I. Đặc điểm của văn bản đề nghị

1. Ví dụ ( sgk 124+125)

2. Nhận xét

- Đề nghị các cấp , những người có thẩm quyền giải quyết vấn đề mà người viết không tự giải quyết được

- Cần trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa

- Nội dung:

+ Ai đề nghị

+ Đề nghị của ai

+ Đề nghị ở đâu

II. Cách làm văn bản đề nghị

1.Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị

 

a. Ví dụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Nhận xét

.- Trình tự:

+ Quốc hiệu nước

+ Địa điểm viết đơn, ngày

+ Tên văn bản

+ Nơi gửi đến

+ Nêu sự việc, lí do, ý kiến đề nghị

+ Người viết kí tên ghi tên

2. Dàn mục một văn bản đề nghị

Sgk

- Quốc hiệu và tiêu ngữ.

- Địa điểm làm giấy đề nghị và ngày tháng.

- Tên văn bản

- Nơi nhận đề nghị.

- Người (tổ chức) đề nghị.

- Nêu sự việc, lí do, ý kiến cần đề nghị với nơi nhận.

- Kí tên

* Lưu ý:

Tên văn bản viết in hoa, khổ chữ to.

- Các mục trong văn bản :

+ Khoảng cách các phần 2-3 dòng.

+ Không viết sát lề giấy.

+ Không để những khoảng trống quá lớn.

- Đầy đủ, rõ ràng.

3. Ghi nhớ sgk

III. Luyện tập

1. Bài tập 1: (127)

- Lí do viết đơn và lí do đề nghị khác nhau

+ Tình huống a là nhu cầu cá nhân tình huống b là nhu cầu của một tập thể

+ Giống nhau: đều đề đạt nhu cầu và nguyện vọng chính đáng

2. Bài 2:

 

 

 

 

 

 

- Các lỗi thường mắc trong văn bản đề nghị

+ Thiếu một hoặc vài mục

+ Đủ mục quy định nhưng sai trình tự

+ Vấn đề đề nghị không được chính đáng

+ Tên văn bản không phù hợp nội dung

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của học sinh

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá học sinh

- Gv đánh giá học sinh

Tiến trình hoạt động

Gv nêu nhiệm vụ: GV cho Hs viết đơn xin nhập đội tntp HCM, yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn và trình bày tại lớp

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

I/ MỤC TIÊU

  • Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị: mục đích yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
  • Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị. Khi nào viết văn bản đề nghị? Viết để làm gì?
  • Biết cách viết văn bản đề nghị đúng qui cách.
  • Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1. Những tình cảm, thái độ thể hiện trong bài ca dao dân ca là gì?

2.2. Các câu tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất con người và xã hội như thế nào?

2.3 .Những giá trị lớn về tư tưởng tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc là gì?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

 

Tìm hiểu đặc điểm của văn bản đề nghị.

GV cho HS đọc 2 văn bản trong mục SGK trang 124, 125.

Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?

Viết văn bản đề nghị nhằm đề đạt yêu cầu nguyện vọng mong được xem xét giúp đỡ.

Cần chú ý yêu cầu gì về nội dung và hình thức?

Nội dung và hình thức của văn bản đề nghị cần ngắn gọn rõ ràng.

Nêu tình huống trong sinh hoạt và học tập cần viết văn bản đề nghị?

Một vài tình huống:

_ Một số bóng đèn của lớp bị hỏng.

_ Lớp muốn đi tham quan di tích lịch sử.

Trong các tình huống mục 3 SGK trang 125 tình huống nào cần viết giấy đề nghị?

Câu a, c là văn bản đề nghị.

Câu c viết bản tường trình.

Câu d viết bản tự kiểm.

Khi nào cần viết văn bản đề nghị?

 

 

 

 

Tìm hiểu cách thức làm văn bản đề nghị.

Đọc văn bản đề nghị xem các mục trong văn bản đề nghị trình bày theo thứ tự nào?

GV nêu vấn đề cho HS trao đổi. Từ đó rút ra cách thức làm văn bản đề nghị.

 

 

 

 

 

 

Đọc và suy nghĩ tình huống BT trang 127?

I. Đặc điểm của văn bản đề nghị.

 

 

 

 

 

 

 

Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể (thường là tập thể) thì người ta viết văn bản đề nghị (kiến nghị) gửi lên các cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình.

II.Cách làm văn bản đề nghị.

 

 

 

 

 

Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục qui định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai? (nơi nào) Đề nghị điều gì?

* Chú ý:

a. Tên văn bản viết chữ in hoa, khổ chữ to.

b. Văn bản đề nghị sáng sủa cân đối.

c. Tên người (tổ chức) đề nghị, nơi nhận, mục đích là nội dung cần chú ý.

III. Luyện tập.

 

 

1/127 Tình huống yêu cầu viết đơn và văn bản đề nghị

_ Giống nhau: thể hiện những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng.

_ Khác nhau: đơn nguyện vọng của cá nhân, giấy đề nghị thể hiện nhu cầu của một tập thể.

-------------------------------------------

Trên đây TimDapAnđã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Văn bản đề nghị theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà chúng tôi đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm

Giáo án mới nhất