Giáo án Ngữ văn 7 bài: Ca Huế trên Sông Hương theo CV 5512
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 86: Ca Huế trên Sông Hương được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm thể loại bút kí.
- Giá trị văn hoá, nghệ thuật của ca Huế, vẻ đẹp của con người xứ Huế.
2. Năng lực:
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
Năng lực chuyên biệt:
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.
- Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh)
- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
3. Phẩm chất:
- Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của ca Huế, yêu quê hương, đất nước.
- Có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu VB.
Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cặp đôi
- thuyết trình
- Thời gian: 5 phút
Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao -Thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu
Em đã biết những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử nào của nước ta qua những văn bản đọc – hiểu ở lớp 6 ? Hãy kể tên những VB đó? Những vb này thuộc kiểu vb gì?
- Học sinh tiếp nhận
Hs TL nhóm cặp đôi
- Dự kiến sản phẩm
+ VB: Động Phong Nha, Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
+ những văn bản nhật dụng
*Báo cáo kết quả
-HS TL miệng
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …
Nếu như những văn bản nhật dụng ở lớp 6 như Động Phong Nha, Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử chủ yếu muốn giới thiệu những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thì Ca Huế trên sông Hương lại giúp người đọc hình dung một cách cụ thể một sinh hoạt văn hóa rất đặc trưng, nổi bật ở xứ Huế mộng mơ. Cô cùng các em đi tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thầy-trò |
Nội dung kiến thức |
||||||||
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Hà Ánh Minh và văn bản Ca Huế trên sông Hương. * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà. * Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình - Kĩ thuật: động não, hoạt động nhóm - Thời gian: 10 phút * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án tác giả HAM và VB: xuất xứ, thể loại, kiểu vb Dự kiến TL: + T/g: là nhà báo, có nhiều bài tùy bút đặc sắc +Văn bản Ca Huế trên sông Hương của tác giả Hà Ánh Minh, in trên báo Người HN - thể loại: Bút kí - Kiểu văn bản: Nhật dụng 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. + Một nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV bổ xung về thể loại bút kí: Tùy bút và bút kí đều có tính chất giống nhau. Đây đều là thể loại kí: ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Nó có tính chất phóng khoáng tự do trong nội dung và rất giàu cảm xúc. GV chốt kiến thức -> +Hướng dẫn đọc:Giọng chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn. - Giải thích từ khó. ? Dựa vào chú thích (*) hãy trình bày hiểu biết của em về ca Huế? ? Em hãy giải thích cho cô giáo các chú thích 3,16? Các chú thích còn lại các em tìm hiểu SGK - Ta có thể chia văn bản thành mấy phần? + Phần 1: từ đầu -> “Hoài Nam”: giới thiệu về các làn điệu ca Huế + đoạn 6 của văn bản giới thiệu về nguồn gốc của ca Huế + Phần 2: Những đặc sắc của cảnh ca Huế trên sông Hương GV chốt: Tuy nhiên bố cục mà các em vừa tìm cũng chỉ có tính chất tương đối. Về hình thức các đoạn văn không liền mạch với nhau. Nó bị chi phối bởi nội dung cảm xúc. Đây cũng là đặc trưng riêng của thể loại bút kí. Đây là văn bản nhật dụng kết hợp nhiều phương thức như: thuyết minh, nghị luận, miêu tả, biểu cảm: Phần 1 dùng phương thức nghị luận chứng minh, phần 2 kết hợp miêu tả với biểu cảm. Cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản theo những nội dung trên.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về các làn điệu ca Huế và đặc điểm của những làn điệu này, nguồn gốc ca Huế * Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi. Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo,vấn đáp, thuyết trình – TG : 7 p * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta. Dân ca Huế mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa của vùng đất Huế. Rất nhiều điệu hò trong lao động sản xuất: Hò trên sông, lúc cấy cày, chăn tằm, trồng cây, - HS đọc d/c Đ1 và Đ6 -> gái lịch -Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn trải bàn theo câu hỏi:(5p) a. Kể tên các loại làn điệu ca Huế? b. Đặc điểm các loại làn điệu ca Huế? c. Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật có trong đoạn truyện? d. Như vậy em có nhận xét gì về hình thức và nội dung của các làn điệu ca Huế? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. - Đại diện trình bày. - Dự kiến TL:
- GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm của HS. GV chốt kiến thức -> -GV bình: Các thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán, lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.. ? Sự phong phú về làn điệu và sâu sắc thấm thía về nội dung của ca Huế có liên hệ như thế nào đến điều kiện tự nhiên, lịch sử và con người xứ Huế? - Đặc điểm địa hình của Huế rất đa dạng, có đồng bằng, núi, sông, rừng biển. Chính vì vậy nghề nghiệp của người dân xứ Huế rất đa dạng. Các câu hò cất lên từ đời sống lao động của con người vì thế cũng đa dạng và phong phú. GV bổ sung thêm: - Thời tiết ở Huế chỉ có hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài, cố đô như được choàng lên mình một màu bàng bạc, buồn man mác. Điều đó làm lên mảnh đất con người Huế có vẻ thâm trầm, sâu lắng. - Không chỉ có vậy, Huế nằm giữa hai miền Bắc và Nam, văn hóa và dân ca Huế cũng có sự giao lưu của nền văn hóa hai miền Bắc Nam. Chính vì vậy nhiều làn điệu ca Huế mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. - Huế là kinh đô cổ xưa của nước ta, cho nên con người Huế chịu ảnh hưởng không nhỏ của lễ giáo phong kiến tạo nên con người Huế: với nét thâm trầm, với đời sống nội tâm phong phú: vui nhưng không ồn ào, rất cảm xúc nhưng không quá đà => Các làn điệu dân ca phản ánh tâm hồn con người cũng rất phong phú, đa dạng. Có thể nói Huế chính là một cái nôi của dân ca. - Ngoài ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta? (Dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây nguyên). GV dẫn dắt: Như vậy dọc theo dải đất hình chữ S của chúng ta có rất nhiều vùng dân ca khác nhau mà Huế là một trong những cái nôi của dân ca. Nó mang nét đặc trưng riêng, không thể trộn lẫn với một vùng miền nào khác. Vậy các làn điệu ca Huế này có nguồn gốc từ đâu. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta tìm hiểu phần b. ?Qua Đ6 mà bạn vừa đọc, em cho biết nguồn gốc ca Huế? - Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng. ? Em hiểu gì về hai dòng nhạc này? - Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí …., bắt nguồn từ cuộc sống lao động hàng ngày, trong lao động sản xuất nên thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui. - Nhạc cung đình là nhạc dùng trong các buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái uy nghi, trang trọng. (Mở rộng: 11/2003 Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam và đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.) ? Sự kết hợp của hai dòng nhạc này mang lại đặc điểm nổi bật gì cho ca Huế? => GV chốt chuyển ý: Hai dòng nhạc tưởng chừng như đối lập nhau, nhưng nó lại kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn với nhau. Bởi sự kết hợp của hai dòng nhạc này mà ca Huế là sự hòa quyện, giao lưu giữa chất dân gian mộc mạc, và chất bác học trau chuốt, đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Cũng bởi vậy mà cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế cũng mang phong cách riêng. Vậy ca Huế có những nét riêng, đặc sắc gì trong cách biểu diễn và thưởng thức chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về những đặc sắc của cảnh ca Huế trên sông Hương. * Nhiệm vụ: HS làm việc ở nhà * Phương thức thực hiện: Dự án, đàm thoại – TG : 10p * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, vở ghi HS * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóm ? Qua tìm hiểu ở nhà, em hãy tìm và chỉ ra nét đặc sắc trong cách biểu diễn ca Huế trên các phương diện về thời gian. Địa điểm, không gian, nhạc cụ, nhạc công và ca công? Để trả lời câu hỏi này cô chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1: Tìm và chỉ ra nét độc đáo về thời gian. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng. Nhóm 2: Tìm và chỉ ra nét độc đáo về địa điểm, không gian. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng. Nhóm 3: Tìm và chỉ ra nét độc đáo về nhạc cụ, nhạc công và ca công. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng. Nhóm 4: Cách thưởng thức ca Huế có gì đặc biệt. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận nhóm: Thời gian 3 phút - Đại diện nhóm trình bày. - Dự kiến trả lời: Nhóm 1: Thời gian biểu diễn ca Huế - Đêm. Khi thành phố lên đèn như sao xa, màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục ->là thời điểm bắt đầu cho đêm ca Huế - Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. + Đêm đã về khuya. Đây là lúc các ca công cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác., thương cảm, bi, vấn vương chuẩn bị kết thúc đêm ca Huế. + Có khi đến tận sáng, nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng hát. -> Nghệ thuật: câu đặc biệt và câu văn rất ngắn để nhận mạnh và gây ấn tượng với người đọc về thời gian biểu diễn ca Huế. Vào ban đêm độc đáo ở đây là nó có thể kéo dài suốt đêm: *Nhóm 2: Địa điểm và không gian biểu diễn - Trên con thuyền rồng xưa kia chỉ dành riêng cho vua chúa. Trước mũi thuyền là không gian rộng thoáng, sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi thuyền là một đầu rồng như muốn bay lên. => địa điểm biểu diễn rất sang trọng và lịch sự. - Trên dòng sông Hương Giang: + Đêm. Thành phố lên đèn như sao xa, màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục - Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. - Đêm về khuya, xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn sóng vô hồi xa mãi cùng với tiếng đàn réo rắt, du dương. -> Nghệ thuật: Tác giả sử dụng từ ngữ miêu tả chọn lọc, nhiều tính từ miêu tả, từ láy, biện pháp nghệ thuật so sánh. + Góp phần tạo nên chất trữ tình cho thiên bút kí. + Mở ra trước mắt người đọc một không gian rộng lớn, thoáng đãng, thơ mộng, huyền ảo làm say đắm du khách khi thưởng thức ca Huế trên sông Hương. Người nghe có thể hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng của sông Hương, núi Ngự của xứ Huế mộng mơ và thưởng thức những làn điệu ca Huế réo rắt du dương. GV: Nhóm hai đã phát hiện rất tốt về không gian biểu diễn ca Huế. Các em có thể hình dung vào ban đêm thuyền rồng trôi trên dòng sông Hương tạo ra những đợt sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi ra xã mãi, dòng sông được ánh trăng, ánh điện chiếu vào trở thành dòng sông trăng trên đó chở thuyền rồng, chở những du khách yêu âm nhạc, thích ca Huế. Trong không gian như vậy mà được nghe ca Huế thì đó là một trải nghiệm vô cùng độc đáo và thú vị. GV giới thiệu ảnh sgk: Thuyền rồng trên sông Hương. *Nhóm 3: ca công, nhạc công và nhạc cụ - Nhạc cụ: Các làn điệu ca Huế được biểu diễn trên một dàn nhạc gồm đủ loại: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. - Ca công: Họ đều còn rất trẻ. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp. Nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng.=> Ca công ăn mặc và trang điểm rất lịch sự, tao nhã. - Nhạc công: dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. -> Nghệ thuật: liệt kê hàng loạt các nhạc cụ, các ngón đàn của các nhạc công -> phong phú với rất nhiều loại đàn và đều là các nhạc cụ của dân tộc chúng ta. Các nhạc công rất tài ba và điêu luyện trong việc sử dụng các ngón đàn. - ca công: trang phục lịch sự, tao nhã, mang đậm tính dân tộc. *Nhóm 4: Cách thưởng thức ca Huế -Tôi như một lữ khách bước xuống con thuyền rồng để chuẩn bị cho đêm ca Huế. - trên thuyền, giữa sông Hương, vào đêm trăng gió mát. =>Cách thưởng thức vừa dân dã, vừa trang trọng. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá: Như vậy địa điểm biểu diễn và thưởng thức ca Huế trong khoang thuyền, trôi trên dòng sông Hương vậy nó khác với các sân khấu truyền thống mà các em vẫn xem trong các nhà hát hay rạp chiếu phim. Nó là một sân khấu chuyển động. Trong khoang thuyền không gian không lớn xét vị trí giữa người biểu diễn và người thưởng thức thật độc đáo.Trong không gian nhỏ bé, ấm cúng, chúng ta có cảm giác giữa người biểu diễn và người thưởng thức không còn khoảng cách. Chính vì vậy giữa họ có sự đồng điệu, đồng cảm, chia sẻ về cảm xúc. Người ta sẽ dễ dàng cảm thấy đúng là những tiết tấu ấy xao động tận đáy hồn người như Hà Ánh Minh từng cảm nhận. Thậm chí người thưởng thức có thể lên biểu diễn chung với ca công các làn điệu ca Huế. Đây là nét độc đáo đặc biệt của ca Huế. ? Qua biện pháp liệt kê, so sánh, kết hợp ngôn ngữ miêu tả chọn lọc tác giả đã giới thiệu với chúng ta về thời gian, không gian, địa điểm và nhạc cụ cũng như những người biểu diễn ca Huế, em có nhận xét gì về cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế? - GV chốt-> ? Qua các trang phục của các ca công, qua các ngón đàn trau chuốt của các nhạc công, và nghe các làn điệu ca Huế thì em có cảm nhận điều gì về con người Huế? - Tâm hồn người Huế qua các làn điệu dân ca, qua trang phục biểu diễn: Thanh cao, lịch sự, tao nhã, kín đáo và giàu tình cảm, tâm hồn phong phú. Đúng như Hà Ánh Minh có cảm nhận: “Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. ? Để giới thiệu về sự phong phú trong các làn điệu ca Huế, sự độc đáo trong cách biểu diễn ca Huế đến với người đọc như vậy, theo em tác giả Hà Ánh Minh phải là người như thế nào? GV chốt: Tác giả Hà Ánh Minh phải là một con người rất yêu xứ Huế, yêu thiên nhiên thơ mộng hữu tình của Huế và đặc biệt rất yêu và am hiểu về các làn điệu dân ca xứ Huế. Bằng tình yêu của mình HAM muốn giới thiệu với chúng ta một nét đẹp văn hóa của cố đô Huế, để chúng ta thêm yêu và tự hào hơn về mảnh đất cố đô. Văn bản như mời gọi chúng ta hãy một lần đến Huế và bước xuống thuyền rồng để thưởng thức ca Huế trên sông Hương. GV chốt: Ca Huế là di sản văn hoá hết sức đa dạng phong phú, độc đáo từ làn điệu cho đến thời gian không gian, địa điểm biểu diễn, đến các ca công, nhạc công trong trang phục, trang điểm và các ngón đàn điêu luyện. Tất cả đều làm say đắm lòng du khách mỗi lần đến với Huế, nghe ca Huế. Có thể nói ca Huế là di sản văn hóa tinh thần quý giá của dân tộc cần được bảo tồn và phát huy. Và không chỉ có ca Huế mà các làn điệu dân ca ở tất cả các vùng miền đều là sản phẩm tinh thần vô giá cần được bảo tồn và phát triển các em ạ.
* Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản. * Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV * Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp đôi -TG: 3p * Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Hoạt động cá nhân (2 phút) Hoàn thành trắc nghiệm khuyết sau: 1. NT: -Thể loại: - Phương thức biểu đạt: -Biện pháp tu từ: -Từ ngữ: 2. ND: Ca Huế là … 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. thảo luận cặp đôi. - Đại diện nhóm trình bày. - Dự kiến trả lời: Hoàn thành trắc nghiệm khuyết sau: 1. NT: -Thể loại: bút kí - Phương thức biểu đạt: B/C, MT, TM, Bình luận sâu sắc -Biện pháp tu từ: liệt kê. so sánh -Từ ngữ. hình ảnh: vừa chân thực, vừa gợi cảm 2. ND: Ca Huế là 1 hình thức sinh hoạt văn hóa lịch sự, tao nhã một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng cần được bảo tồn và phát triển. GV chốt-> Hs đọc ghi nhớ sgk |
I-Giới thiệu
1. Tác giả: là nhà báo, có nhiều bài tùy bút đặc sắc 2. VB: a. Xuất xứ: in trên báo Người HN - thể loại: Bút kí - Kiểu vb : Nhật dụng b. Đọc- Chú thích-Bố cục
Bố cục: 2 phần. - Đ1: Giới thiệu về các làn điệu ca Huế -Đ2: Những đặc sắc của cảnh ca Huế trên sông Hương.
II/ Đọc - Hiểu văn bản 1. Giới thiệu về các làn điệu ca Huế a. Các làn điệu ca Huế:
-Các điệu hò: -Các điệu nam: - Các điệu lí: => Biện pháp liệt kê kết hợp với những lời giải thích bình luận. => Ca Huế phong phú về làn điệu. - Sâu sắc thấm thía về nội dung , tình cảm, mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế.
b- Nguồn gốc của ca Huế:
Kết hợp giữa: + dòng nhạc dân gian. + Dòng nhạc cung đình
=>vừa sôi nổi, lạc quan, tươi vui, vừa có sắc thái uy nghi, trang trọng
2. Những đặc sắc của cảnh ca Huế trên sông Hương.
a. Cách biểu diễn.
- Thời gian: đêm
- Không gian: Trên thuyền rồng, giữa sông Hương -> Khung cảnh: sông nước hữu tình, đẹp huyền ảo, thơ mộng.
- Nhạc cụ: phong phú, nhiều loại đàn nhạc cụ dân tộc - Ca công nhạc công: trang phục truyền thống, thanh lịch, trang nhã - Nhạc công: ngón đàn trau chuốt điêu luyện. => Nghệ thuật liệt kê, so sánh kết hợp với ngôn ngữ miêu tả chọn lọc. => Cách biểu diễn ca Huế thật độc đáo, thanh lịch, tinh tế, có tính dân tộc cao. b. Cách thưởng thức ca Huế: - trên thuyền, giữa sông Hương, vào đêm trăng gió mát. =>Cách thưởng thức vừa dân dã, vừa trang trọng, tao nhã.
=>Ca Huế làm giàu tâm hồn con người,hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế.
III-Tổng kết: *Ghi nhớ: sgk (104). |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày
* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Trao đổi cặp đôi (1 phút)
- Địa phương em đang sống có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên các làn điệu ấy?
- Tại sao lại nói nghe ca Huế là 1 thú vui tao nhã?
- Dự kiến TL:
Các làn điệu dân ca Hà Nam:
+Hát Lãi Lê-Bắc Lí -Lí Nhân
+Hát Dậm Quyển Sơn
+Hát giao duyên vùng Ngã ba sông Móng
Nghe ca Huế là 1 thú vui tao nhã vì: Ca Huế vốn hay và đẹp, nhã nhặn từ nội dung đến hình thức, biểu diễn trong 1 ko gian có tính nghệ thuật, người biểu diễn người nghe đều trang trọng, lịch sự. Độc đáo, tính nghệ thuật cao.Nên ca Huế thực sự là thú tao nhã. Tao nhã là thanh cao lịch sự.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Trao đổi cặp đôi
trả lời
+ Hs bổ sung
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG: 3p
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
?Sau khi cùng tác giả thưởng thức đêm ca Huế trên sông Hương em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân với ca Huế nói riêng với những giá trị văn hóa của dân tộc nói chung?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Suy nghĩ trả lời.
+ 2 HS trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV khái quát
Các em ạ! Nghe ca Huế trên sông Hương quả là 1 thú chơi tao nhã từ xa xưa. Một thứ âm nhạc mà ở một thời điểm lịch sử nhất định được coi là quốc nhạc và chỉ vua chúa trong triều mới được nghe. Ngày nay chúng ta thật may mắn hạnh phúc khi được thưởng thức. Vậy chúng ta cần trân trọng và giữ gìn phát huy sản phẩm văn hóa tuyệt vời này của dân tộc cũng như bao làn điệu dân ca khác trên mọi miền đất nước.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
I/ MỤC TIÊU
Giúp HS: giúp HS thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đổi tài hoa.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học.
- Đàm thoại + diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
HS đọc chú thích để tìm hiểu về giới thiệu GV gọi HS đọc và tìm hiểu chung về văn bản. Bài văn thuộc thể loại gì? Bút kí. Nội dung chính của bài là gì? Giới thiệu những làn điệu dân ca Huế và tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên sông Hương. GV nêu một vài đặc điểm của xứ Huế. Lăng tẩm, cung điện, văn hóa ẩm thực, tính cách của người Huế, sông Hương và cầu Trường Tiền. Em hãy kể tên các điệu ca Huế, nhạc cụ và các bản nhạc có trong bài? Điệu hò: đánh cá, cấy trồng, đưa linh, chèo cạn, bài thai, giả gạo, hò lơ…. Điệu lí : con sáo, hoái xuân, nam ai…….. Điệu nam: nam ai, nam bình, nam xuân, quả phụ, tương tư khúc, hành vân….. Các loại nhạc cụ: đàn tranh, nguyệt, tì bà, đàn bầu, sáo, cập. Tên các bản đàn: lưu thủy kim tiền, xuân phong, long hổ, tứ đại cảnh. Tìm trong bài một số làn điệu ca Huế có đặc điểm nổi bật?
Tìm đoạn văn miêu tả tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ? Không gian yên tĩnh………………tận đáy hồn người. Cách nghe ca Huế có gì độc đáo?
Qua bài văn ta được biết thêm điều gì ở Huế? _ Một số cảnh đẹp.di tích. _ Con gái Huế nội tâm. _ Trang phục Huế. _ Đặc biệt là ca Huế và thú nghe ca Huế. Ca Huế được hình thành từ đâu?
GV giảng thêm về nhạc dân gian và nhạc cung đình.
Tại sao nói ca Huế vừa trang trọng vừa uy nghi, sôi nổi vui tươi? Nhạc dân gian biểu diễn ở các lệ hội. Nhạc cung đình dùng trong các lễ hội cung đình, tôn miếu Tại sao nói nghe ca Huế là một thú tao nhã? Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức; từ cách biểu diễn đến cách thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến ăn mặc. |
I. Giới thiệu Ca Huế là một sinh hoạt văn hóa độc đáo của cố đô Huế thường diễn ra vào ban đêm.
II.Đọc hiểu
1. Các làn điệu ca Huế và đặc điểm của nó
_Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh:buồn bã _Hò giả gạo, ru em, giã vôi, giã điệp: náo nức nồng hậu tình người. _ Hò ơ, hò lô, xay lúa, hò nện….. gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện nỗi khao khát mong chờ, hoài vọng tha thiết. _ Nam ai, nam bình, nam xuân, quả phụ, tương tư khúc, hành vân:buồn man mác, thương cảm bi ai vương vấn _ Tứ đại cảnh: điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn.
2.Đêm nghe ca Huế trên dòng sông Hương Giang. _ Quang cảnh:về đêm, đi thuyền trên dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng. _ Ca công trẻ tuổi, duyên dáng (nam, nữ). _ Lời ca thong thả, trang trọng, tâm hồn phong phú, kín đáo, sâu thẳm…
3. Nguồn gốc của ca Huế. _ Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
_ Hồn nhiên sôi nổi, vui tươi. _ Trang trọng, uy nghi.
Nghe ca Huế là một thú tao nhã.
III. Kết luận Ghi nhớ SGK trang 104 |
-------------------------------------------
Trên đây TimDapAnđã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Ca Huế trên Sông Hương theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà TimDapAnđã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.
Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.