Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 89

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 22 Tháng tám, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 89: Quan Âm Thị Kính được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU

  • Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống.
  • Tóm tắt được vở chèo Quan Âm Thị Kính, nắm được nội dung, ý nghĩa và một số đặc diễm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật)

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1 Văn bản hành chính dùng để làm gì?

2.2. Văn bản hành chính cần có những mục nào?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

GV gọi HS đọc văn bản và tóm tắt vở chèo Quan Âm Thị Kính.

Dựa vào chú thích hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm và một số đặc điểm cơ bản của chèo.

Chèo là gì? Đặc điểm?

GV gọi HS đọc văn bản.

Đoạn trích nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc loại vai nào? Đại diện cho ai?

Đoạn trích có 5 nhân vật.

Tất cả điều tham gia vào tạo xung đột kịch. Nhưng có 2 nhân vật chính là Thị Kính và Sùng Bà.

Sùng Bà: mụ ác địa chủ phong kiến.

Thị Kính: nữ chính, lao động, dân thường.

Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì?

Khung cảnh tuy không gần gũi với nhân dân thời bấy giờ nhưng đó là ước mơ về gia đình hạnh phúc của nhân dân.

Em có nhận xét gì qua lời nói và hành động của nhân vật Thị Kính?

_Cử chỉ của Thị Kính: dọn kỉ cho chồng ngủ, quạt cho chồng thấy râu mọc ngược thì lo lắng.

_Lời nói: độc thoại, lo lắng, dụi dàng

Thị Kính là người phụ nữ như thế nào?

GV cho HS thảo luận:

Liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động, ngôn ngữ của Sùng Bà?

_ Hành động: dúi đầu Thị Kính ngã xuống, bắt Thị Kính ngửa mặt lên khi6ng cho phân bua, dúi tay đẩy Thị Kính ngã xuống.

-Ngôn ngữ: mắng nhiếc, xỉ vả

+ Gống phượng, giống công = Mèo mả gà đồng.

+ Cao môn mệnh tộc=con nhà cua ốc.

+ Trứng rồng lại nở ra rồng=lui đui lại nở ra dòng lui đui.đồng nát thì về cầu Nôm.

ðPhân biệt đối xử

Trong đoạn trích mấy lần Thị Kính kêu oan?Kêu oan với ai?

1) Giới ơi! Mẹ ơi! Oan cho con lắm mẹ ơi -> Mẹ chồngàcàng bị vu thêm tội.

2) Oan cho con lắm mẹ ơiàMẹ chồng-> bị xỉ vả.

3) Oan cho thiếp lắm chàng ơi! -> chồng thờ ơ bỏ mặc.

4) Mẹ xét tình cho con Oan cho con lắm mẹ ơi->Mẹ chồng->bị đẩy ngã.

5) Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi! Cha đẻ-> được thông cảm nhưng bất lực.

Bị nghi oan Thị Kính làm gì? Kết quả ra sao?

Khi nào lời kêu oan của Thị Kính được cảm thông? Nhận xết về sự cảm thông đó?

Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà Sùng Bà và Sùng Ông còn làm điều ác gì? Xung đột kịch cao nhất ở chổ nào?

Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà Sùng Bà và Sùng Ông còn dựng lên một vở kịch tàn ác: lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu (sang nhận con về) àcha con Mãng Ông nhục nhã ê chề.

Sùng Ông đã thay đổi quan hệ thông gia bằng hành động vũ phu.

“Mãng Ông: ông ơi! Ông cho tôi biết đầu đuôi câu chuyện với ông ơi!

Sùng Ông: Biết mày! (sau đó dúi ngã Mãng Ông)

_ Xung đột kịch tập trung cao nhất Thị Kính như bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau: nỗi oan ức, tìng chồng tan vỡ, cha già thân yêu bị chính cha chồng khinh bỉ, hành hạ.

_Trên sân khấu chỉ còn lại hai cha con lẻ loi ôm nhau. Sùng Bà đổ vạ cho Thị Kính diễn ra dồn dập làm cho tình tiết kịch mang đầy ý nghĩa.

Cử chỉ và ngôn ngữ, tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà?

Cử chỉ: ngập ngừng, quay đầu nhìn lại từ cái kỉ sách đến thúng khâu, cầm chiếc áo chồng đang khâu dở

Bộc bạch nỗi đau khổ trong lòng vì bị nghi oan.

Lạy cha, lạy mẹ rồi giả trai bước vào cửa phật.

Thị Kính được giải oan chưa khi rời khỏi nhà chồng?

Thị Kính giả trai để làm gì?

I. Giới thiệu

_ Chèo là loại kịch hát múa dân gian kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.

_ Đặc điểm

+ Sân khấu kể chuyện dân gian để giáo huấn đạo đức.

+ Sân khấu ước lệ và cách điệu cao.

II.Đọc hiểu

_ Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gia đình hạnh phúc.

_ Thị Kính là người phụ nữ thùy mị, dịu dàng và yêu thương chồng.

_ Bị hiểu lầm có ý giết chồng Thị Kính kêu oan 5 lần nhưng không được chấp nhận – thậm chí còn bị Sùng Bà đay nghiến tàn nhẫn.

_ Chỉ kêu oan với cha Thị Kính mới nhận được sự cảm thông. Nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực.

_ Thị Kính rời khỏi nhà chồng trong nỗi đau khổ và bất lực (chịu nỗi oan và tan vỡ gia đình hạnh phúc)

_Thị Kính giả trai để đi tu “cầu phật tổ chứng minh” cho sự đoan chính của mình, đồng thời là để thoát tục.

III.Kết kuận

Ghi nhớ SGK trang 121

22 Tháng tám, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm