Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 46

Admin
Admin 19 Tháng tám, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 46: Ôn tập văn biểu cảm được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

  • Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lí thuyết về làm bài văn biểu cảm
  • Phân biệt bài văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
  • Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
  • Cách diễm đạt trong bài văn biểu cảm.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

  • Đàm thoại, diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giới thiệu bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Đọc đoạn văn 5, 6, 7, 9 ,12 và các văn bản trữ tình khác.

Hãy cho biết văn bản miêu tả và văn bản biểu cảm khác nhau như thế nào?

Đọc lại văn bản “kẹo mầm” và cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào?

Tự sự và miêu tả đóng vai trò gì?Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm gì?

Bài “ cảm nghĩ mùa xuân” em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào? Tìm ý và sắp sếp ý như thế nào?

GV cho HS tìm ý sắp sếp ý trực tiếp qua bài cảm nghĩ mùa xuân.Sau đó đọc lên GV nhận xét

Bài văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ nào?Người ta nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ, em có đống ý không? Vì sao?

HS thống kê lại các biện pháp tu từ mà tác giả đã dùng và nêu tác dụng biểu cảm của nó

Từ đó em có thể chứng minh ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ và giải thích lí do.

1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn bản biểu cảm.

_ Văn bản miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng (người vật, cảnh vật) sao cho người ta cảm nhận được nó.

_ Văn biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đặc điểm này văn bản biểu cảm thường nói lên biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

2. Sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm.

_ Văn tự sự nhằm kể lại một chuyện (sự việc) có đầu có đuôi, có nguyên nhân, có diễn biến, kết quả.

_ Văn bản biểu cảm, tự sự chỉ làm nền để nói lên cảm xúc qua sự việc. Do đó tự sự trong văn bản biểu cảm thường nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm, chứ không cần đi sâu vào nguyên nhân kết quả.

3. Vai trò và nhiệm vụ của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm

_ Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

_ Thiếu tự sự, miêu tả tình cảm mơ hồ không cụ thể bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc cảnh vật cụ thể.

4. Các bước làm bài

_ Tìm hiểu đề và tìm ý

_ Lập dàn bài.

_ Viết thành bài văn biểu cảm.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm