Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 45
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 45: Chơi chữ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.
- Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại, diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
2.1. Cốm có giá trị đặc sắc gì?
2.2. Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, làm đồ siêu tết của nhan dân ta?
2.3. Tác giả bàn về sự hưởng thức cốm như thế nào?
3. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
Tìm hiểu thế nào là chơi chữ và tác dụng của chơi chữ: Gọi học sinh đọc bài ca dao và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghĩa của từ lợi trong bài ca dao này? Thầy bói đã chơi chữ bằng cách lợi dụng hiện tượng đồng âm Lợi ở đây có nghĩa là “thuận lợi, lợi lộc” Nhưng đọc đế về sau nhưng răng không còn ta mới thấy được cái ý thích thực của thầy bói, bà đã quá già rồi tính chuyện chồng con làm gì? Câu trả lời của thầy bói là một câu trả lời gián tiếp đợm chút hài hước Chơi chữ như thế nào?
Đọc ví dụ 1 SGK trang 164 em hãy chỉ rõ chơi chữ trong các câu ở ví dụ? 1. Trại ạm. 2. Điệp âm. 3. Nói láy. 4. Từ trái nghĩa. Chơi chữ có những lối nào?
Chơi chữ thường được dùng ở đâu?
Đọc bài thơ để cho biết tác giả dùng những từ ngữ nào để chơi chữ?
Tiếng nào bài tập 2 chỉ sự gần gũi? Cách nói này có phải là chơi chữ không? |
I. Thế nào chơi chữ?
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm thanh, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị. Ví dụ: Chiều chiều nhái lặn chà quơ Chà quơ nhái lặn chà quơ, quơ chà
II. Các lối chơi chữ.
Có các lối chơi chữ thường gặp là: _ Dùng từ ngữ đồng âm. _ Dùng lối nói trại âm (gần âm) _ Dùng cách điệp âm _ Dùng cách nói láy. _ Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố. III. Luyện tập
1/ Tác giả vừa chơi đồng âm vừa chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau: các từ chỉ các loại rắn: liu điu, rắn. hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hồ mang.
2/ _ Từ “thịt” có nghĩa gần gũi với từ “nem” _Từ “nứa” có nghĩa gần gũi với từ “tre, trúc” điều là cách nói chơi chữ dùng những từ đồng nghĩa |