Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 11

Admin
Admin 26 Tháng tám, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 11: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Nắm được vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
  • Hiểu được ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

2. Kĩ năng:

  • Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự.
  • Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể.

3. Thái độ: - Thấy được vai trò của sự việc trong văn tự sự.

II. Chuẩn bị:

  • GV: Bảng phụ ghi các sự việc trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
  • HS: Đọc và nghiên cứu bài

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.

1. Kiểm tra bài cũ

- Tự sự là gì?

- Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cho biết nhân vật chính.

2. Các hoạt động day - học.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thc

HĐ 1: Đặc điểm cửa sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

- HS đọc bài tập và trả lời.

? Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc.

? Cho biết mối quan hệ nhân quả của các sự việc trên? VD.

Kén rể ® cầu hôn ® Đ kiện ® Sơn Tinh thắng ® Thuỷ Tinh báo thù.

? Em hãy chỉ ra 6 yếu tố sau trong truyện Sơn Tinh- Thuỷ Tinh.

- Do ai làm? (nhân vật)

- Xẩy ra ở đâu? (không gian)

- Xẩy ra lúc nào? (thời gian)

- Vì sao xẩy ra ? (nguyên nhân)

- Xẩy ra như thế nào? (diễn biến)

- Kết quả như thế nào?

? Theo em bỏ yếu tố thời gian và địa điểm của truyện đi được không? Vì sao?

? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Bỏ việc vua Hùng ra ĐK kén rể đi được không?

? Thuỷ Tinh nổi giận có vô lí không? hãy giải thích.

? Mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh thể hiện ở những khía cạnh nào?

? Có thể để cho Thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao.

? Có thể xoá bỏ sự việc cuối cùng của truyện không? Vì sao?

? Qua đây em hãy cho biết cách trình bày sự việc trong văn tự sự?

- HS trả lời.

- GV chốt rút ra kết luận ghi bảng

- GV: Sự việc trong văn tự sự phải được chọn lọc, sắp xếp hợp lí, kết hợp nhuần nhuyễn, phong phú sáng tạo.

- HS đọc mục 1 của ghi nhớ.

HĐ 2: Tìm hiểu nhân vật trong văn bản tự sự.

? Trong truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh ai là nhân vật chính? Có vai trò gì?

? Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất . Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không?

? Qua đây em thấy nhân vật trong văn tự sự được kể ntn?

- GV chốt lại vai trò của nhân vật trong văn tự sự, vai trò của nhân vật chính, nhân vật phụ ® KL ghi bảng.

- HS đọc ghi nhớ

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ.

1. Sự việc trong văn tự sự (15’)

a. Bài tập

Sự việc trong truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh

Sự việc khởi đầu (1)

Sự vIệc phát triển (2, 3, 4)

Sự việc cao trào (5, 6)

Sự việc kết thúc (7)

Sự việc trước là mối quan hệ của sự việc sau là kết quả của sự việc trước và lại là mối quan hệ của sự việc sau nữa.

- Nhân vật Hùng Vương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

Địa điểm: Phong Châu đất của Vua Hùng.

- Thời gian: Thời Vua Hùng 18.

- Nguyên nhân: Do sự ghen tuông của TT

- Diễn biến: TT- ST đánh nhau

- KQ: Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.

- Không bỏ yếu tố thời gian, địa điểm được vì như vậy truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không mang ý nghĩa truyền thuyết.

- Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là cần thiết vì như vậy mới đối chọi được với Thuỷ Tinh.

- Bỏ việc Vua Hùng kén rể thì sẽ không có lí do 2 vị thần thi tài.

- Thuỷ Tinh nổi giận là có lí: vì thần rất kiêu ngạo, vì chậm chân mà không lấy được Mị Nương và vì món sính lễ Vua Hùng đã thiên vị cho Sơn Tinh.

- Đó là giọng kể thành kính khi nhắc tới Vua Hùng và Sơn Tinh. Đó là món sính lễ chỉ có Sơn Tinh mới đáp ứng được.

Đó còn là sự chiến thắng của Sơn Tinh trước Thuỷ Tinh nhiều lần.

- Không thể được TT thắng ST vì như vậy có nghĩa là thể hiện sự thất bại của con người trước thiên tai

- Không được vì như vậy không đúng với quy luật thiên nhiên ở nước ta.

b. Nhận xét

Khi trình bày sự việc trong văn tự sự phải cụ thể: thời gian, địa điểm , nhân vật thực hiện sự việc có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.

- Sự việc được sắp xếp một cách thứ tự thể hiện được t2 người kể muốn biểu đạt.

c. Ghi nhớ ( SGK)

2. Nhân vật trong văn tự sự (8’)

a. Truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.

- ST, TT là nhân vật chính có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các sự việc.

- ST, TT là nhân vật được nói đến nhiều nhất.

- Vua Hùng, Mị Nương là nhân vật phụ. - ->Những nhân vật này rất cần thiết không thể bỏ, vì nếu bỏ thì không có truyện.

b. Nhận xét.

- Nhân vật trong văn tự sự được kể bằng cách đặt tên, giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng.

- Kể các việc làm của hành động, ý nghĩ của nhân vật.

- Miêu tả chân dung, trang phục.

- Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu, nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động.

- Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, việc làm...

C. Ghi nhớ (SGK)


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!