Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 10
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 10: Nghĩa của từ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là nghĩa của từ.
- Biết cách giải thích nghĩa của từ.
2. Kĩ năng:
- Giải thích nghĩa của từ.
- Dùng từ đúng nghĩa khi nói và viết.
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
3. Thái độ: Sử dụng từ chuẩn xác khi nói, viết.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Đọc và nghiên cứu bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ(5’)
- Phân biệt từ mượn và từ thuần việt.
- Nêu nguyên tắc mượn từ
- Làm bài tập trắc nghiệm
Lí do nào quan trọng nhất của việc vay mượn từ trong tiếng việt?
- Tiếng Việt chưa có từ biểu thị hoặc biểu thị không chính xác.
- Do có thời gian dài ta bị nước ngoài đô hộ.
- Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển.
- Nhằm làm phong phú vốn từ tiếng việt
Các hoạt dộng dạy học.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
||
HĐ 1: Tìm hiểu nghĩa của từ - HS đọc ví dụ - HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi ? Cho biết mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận. - HS: Mỗi chú thích gồm 2 bộ phận: Từ và nghĩa của từ. ? Bộ phận nêu nghĩa của từ ứng với phần nào của mô hình? - HS: Nghĩa của từ ứng với phần nội dung: ? Hãy điền từ và nghĩa của từ (lẫm liệt) vào mô hình.
? Qua đây em hiểu nghĩa của từ là gì? - HS dựa SGK trả lời - GV chốt và ghi bảng + Từ là hình thức. + Nghĩa của từ nội dung (về sự vật, tính chất, hành động...) - HS đọc ghi nhớ. - GV: Yêu cầu HS làm BT3 (SGK) điền từ vào chỗ trống hợp lí với nghĩa đã cho. - HS: Điền đúng như sau: + Trung bình + Trung gian + Trung niên HĐ 2: Tìm hiểu cách giải nghĩa của từ - HS đọc ví dụ và trả lời câu hỏi.
? Trong mỗi chú thích trên nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào? - HS: + Tập quán: giải thích = khái niệm + Lẫm liệt: giải thích = bằng từ đồng nghĩa + Nao núng: giải thích = cách miêu tả sự vật, hành động. ? Qua đây ta thấy nghĩa của từ được giải thích bằng những cách nào? - HS trả lời. - GV chốt, rút ra kết luận
? Xem lại văn bản Sơn Tinh - Thuỷ Tinh và cho biết các chú thích số 2,4,5,6,7 từ được giải thích = cách nào? VD: (5) Phán - Truyền bảo (từ đồng nghĩa) (2) Cầu hôn: xin được lấy làm vợ (khái niệm). HĐ 3. Hướng dẫn luyện tập
- GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Mỗi nhóm làm 1 ý -> Các nhóm trả lời và nhận xét lẫn nhau. - GV: Nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS xem lại văn bản Thánh Gióng ở các chú thích từ được giải nghĩa bằng cách nào? (1) Thánh Gióng: Đức thánh làng Gióng. (3) Thụ thai: bắt đầu có thai. (7) Kinh ngạc: Thái độ ngạc nhiên trước hiện tượng lạ... (10) Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng chí khí mạnh, làm việc lớn...
? Điền từ phù hợp với cách giải nghĩa?
? Giải nghĩa các từ: Giếng, Rung rinh, Hèn nhát. - GV: Lưu ý HS giếng - đây là giếng đào không phải giếng khoan.
? Hãy cho biết cách giải nghĩa các từ trên?
- HS đọc truyện ? Cách giải nghĩa từ mất như vậy có đúng không?
|
I. NGHĨA CỦA TỪ LÀ GÌ (20’) 1. Ví dụ.
2. Nhận xét
Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
3. Ghi nhớ (SGK)
II. CÁCH GIẢI NGHĨA CỦA TỪ (20’) 1. Ví dụ 2. Nhận xét
- Nghĩa của từ được giải thích bằng khái niệm, giải thích bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, bằng cách miêu tả sự vật, đặc điểm, hành động mà từ biểu thị.
3. Ghi nhớ ( SGK)
III. LUYỆN TẬP (40’) Bài tập 1: Tìm hiểu cách giải thích Nghĩa của Từ ở VB Thánh Gióng.
- Giải thích = khái niệm. - Giải thích = từ đồng nghĩa - Giải thích = khái niệm. - Giải thích = từ đồng nghĩa và miêu tả.
Bài 2: a. Học tập: học và luyện tập để...... năng b. Học lỏm: nghe hoặc thấy... không ai dạy. c. Học hỏi: Tìm tòi, hỏi.... học tập d. Học hành: học văn hoá.... hướng dẫn
Bài 4. Giải nghĩa từ. - Giếng: hố đào sâu hình tròn thành tròn thẳng đứng dùng để lấy nước. -> Giải nghĩa theo cách miêu tả sự vật. - Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp. -> giải nghĩa bằng cách miêu tả hành động. - Hèn nhát: Thiếu can đảm.-> giải nghĩa bằng từ trái nghĩa. Bài 5: - Mất theo cách hiểu của Nụ là: không biết ở đâu. - Mất theo cách hiểu thông thường là” không được sở hữu, không thuộc về mình, không có. |