Giáo án Ngữ văn 6 bài: Phương pháp tả cảnh theo CV 5512
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài: Phương pháp tả cảnh được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
2. Phẩm chất: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.
3. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh. Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về phó từ
Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, cả lớp
Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
? Nêu rõ những trình tự miêu tả mà em biết? Nhắc lại các bước làm 1 bài tập làm văn ở học kì 1?
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời
- Dự kiến sản phẩm:
- Bước 1: tìm hiểu đề
- Bước 2: Lập ý
- Bước 3: Lập dàn ý
- Bước 4: Viết bài
- Bước 5: kiểm tra và sửa lỗi
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV vào bài: Trong thực tế, có thể em vừa đi tham quan, đi du lịch và được chiêm ngưỡng một phong cảnh đẹp, em muốn lưu giữ lại kí ức hoặc muốn giới thiệu cho mọi người biết, em đều phải miêu tả. Vậy làm thế nào để có được bài miêu tả hay? Cô sẽ giúp các em tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV & HS |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1: Phương pháp viết văn tả cảnh: * Mục tiêu: HS hiểu được pp viết văn tả cảnh * Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: Hoạt động nhóm lớn- kỹ thuật khăn phủ bàn 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chia 3 nhóm chuẩn bị cho 3 văn bản. HS thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi GV ra Nhóm 1: Tổ 1 ? Văn bản đầu tiên tả hình ảnh ai trong một chặng đường của cuộc vượt thác? ? Tại sao có thể nói qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ? Nhóm 2: Tổ 2 ? Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? ? Người viết đã tả quang cảnh ấy theo một thứ tự nào? Nhóm 3: Tổ 3+4 - Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần ? Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn? ? Vậy muốn tả cảnh chúng ta cần ghi nhớ điều gì? 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm… Nhóm 1- Tổ 1 Qua hình ảnh DHT, người đọc có thể hình dung được phần nào cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: Hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh..(Nhờ tả ngoại hình và các động tác) Nhóm 2: Tổ 2 - Theo trình tự: + Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ. + Từ gần đến xa - Trình tự tả như thế là rất hợp lí bởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. Tất nhiên, cái đập vào mắt người ngồi trước hết phải là cảnh dòng sông, nước chảy, rồi mới tới cảnh vật hai bên bờ sông. Nếu tả khác đi, ngược lại chẳng hạn thì người tả cũng phải ngồi ở chỗ khác đi. - Nhận xét về trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian). Cách tả như vậy cũng rất hợp lí bởi cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài. Nếu tả theo trật tự thời gian thì chắc chắn phải tả khác. Nhóm 3: Tổ 3 + 4 - Nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức Bài 1: * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn tả cảnh * Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, làm bài tập * Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp đôi * Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập; vở ghi. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Tả quang cảnh lớp học 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Nghe và làm bt - Trao đổi nhóm cặp - Dự kiến sản phẩm: +Từ ngoài-trong. +Vào lớp-hết giờ… 3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Bài 2: * Mục tiêu: Tả sân trường lúc ra chơi * Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, làm bài tập * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: vở ghi. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Tả cảnh sân trường lúc ra chơi 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Suy nghĩ, tìm chi tiết cần viết trong bài 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức * Mục tiêu: Tả biển * Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, làm bài tập * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: vở ghi. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Nếu tả cảnh biển, các em tả ntn? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Suy nghĩ, tìm chi tiết cần viết trong bài 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kt HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Sản phẩm: Câu trả lời của HS * Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tập quan sát và nói bằng lời những điều em thấy khi miêu tả quang cảnh thôn xóm nơi em ở vào lúc sáng sớm? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân + Dự kiến sản phẩm: ông mặt trời, ánh nắng, tiếng chim, tiếng cười nói... |
I. Phương pháp viết văn tả cảnh: 1. Ví dụ:
2. Nhận xét.
* Đoạn a: Tả người chống thuyền vượt thác -> người đọc có thể hình dung được phần nào cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ.
* Đoạn b: - Đối tượng miêu tả: Quang cảnh dòng sông Năm Căn và rừng đước 2 bên bờ. - Trình tự miêu tả: + Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ. + Từ gần đến xa -> Trình tự tả như thế là rất hợp lí
* Đoạn c: Bố cục gồm 3 phần: - MB: Tả khái quát về tác dụng, cấu tạo, màu sắc của luỹ tre làng. - TB: Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre. - KB: Tả măng tre dưới gốc. -> Trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian).
3 Ghi nhớ: (SGK - tr 47)
II. Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài tả cảnh. Bài 1: a. Từ ngoài vào trong (Trình tự không gian) b. Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ. c. Kết hợp cả hai trình tự trên - Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu. - Cảnh HS nhận đề, một vài gương mặt tiêu biểu - Cảnh HS chăm chú làm bài, GV quan sát HS làm bài. - Cảnh bên ngoài lớp học: Sân trường, gió, cây...
Bài 2: Tả cảnh sân trường lúc ra chơi. a. Cảnh tả theo trình tự thời gian - Tả khái quát đến cụ thể - Trống hết tiết 2, báo giờ ra chơi đã đến - HS từ các lớp ùa ra sân trường - Cảnh HS chơi đùa - Các trò chơi quen thuộc - Trống vào lớp, HS về lớp - Cảm xúc của người viết b. Cách tả theo trình tự không gian: - Các trò chơi giữa sân trường, các góc sân - Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Bài 3: dàn ý chi tiết bài Biển đẹp a. Mở bài: Giới thiệu tiêu đề biển đẹp b. Thân bài: - Cảnh biển đẹp trong mọi thời điểm khác nhau - Buổi sớm nắng sáng - Buổi chiều gió mùa đông bắc - Ngày mưa rào - Buổi sớm nắng mờ - Buổi chiều lạnh - Buổi chiều nắng tàn, mát dịu - Buổi trưa xế - Biển, trời đổi màu c. Kết bài: nhận xét vì sao biển đẹp
|
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
Khi nào em miêu tả theo thứ tự từ xa đến gần và khi nào em miêu tả từ khái quát đến cụ thể?
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà suy nghĩ trả lời.
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI, SÁNG TẠO
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
Đề bài: Hãy tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
* Bài viết số 5 ở nhà
Em hãy miêu tả lại quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi
Đáp án và biểu điểm:
a, Mở bài: Giới thiệu chung về vai trò của giờ ra chơi (0,5 đ)
b, Thân bài: Tả chi tiết
- Tiếng trống trường vang lên..... cảnh hs các lớp ùa ra sân ... (1đ)
- Các trò chơi quen thuộc: nhảy dây, đá cầu,.... (2đ)
- Cảnh sinh hoạt giữa giờ ra chơi: (3 đ)
- Quang cảnh chung trên sân trường (2đ)
- Tiếng trống kết thúc giờ chơi
c, Kết bài: Cảm nghĩ, nhận xét của em về giờ ra chơi (0,5 đ)
* Yêu cầu: Bài viết phải có đủ bố cục 3 phần M, T, K
- Trình bày sạch sẽ, khoa học, mạch lạc.
- Chữ viết sạch đẹp không sai lỗi câu từ, lỗi chính tả.
- Cho điểm thưởng
- Thiếu bố cục trừ 1đ
- Sai 3 lỗi chính tả trừ 0,5 đ, điểm trừ không quá 1 đ.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng:
- Quan sát cảnh vật.
- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.
3. Thái độ: - HS biết vận dụng kiến thức đã học vào bài văn tả cảnh.
II. Chuẩn bị:
- GV:- Sách tham khảo về văn miêu tả. Ra đề, đáp án bài viết văn ở nhà.
- HS: - Đọc và nghiên cứu bài. Vở viết văn.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Người viết văn cần có những năng lực nào?
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
HĐ1: Tìm hiểu phương pháp viết văn tả cảnh. - GV chia lớp thành 3 nhóm. - HS đọc kĩ 3 đoạn văn tả cảnh trong sgk, tr 45, 46 trả lời câu hỏi: - Nhóm1: Câu a - Nhóm2: Câu b - Nhóm 3,4: Câu c ->Sau đó gọi các nhóm lên trình bày - GV nhận xét bổ sung
? Từ bài tập trên, em hãy cho biết muốn tả cảnh cần phải làm như thế nào?
? Bố cục của bài văn tả cảnh?
HĐ2: Tìm hiểu phần luyện tập
? Đọc yêu cầu bài tập 1 và thưc hiện...
? Quan sát và tưởng tượng cảnh sân trường để lập dàn ý tả cảnh sân trường? - HS: trả lời
- HS viết văn mở và kết bài - GV đọc một vài đoạn đã hoàn thành, nhận xét.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - HS trả lời câu hỏi -> HS khác nhận xét - GV nhận xét, bổ xung.
? Đọc văn bản ở bài tập 3 rút ra dàn ý miêu tả? - HS lập dàn ý cho văn bản Biển đẹp -> Trình bày. - GV nhận xét, bổ xung. |
I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH 1. Đoạn văn a: - Tả người chống thuyền vượt thác - Người vượt thác đem hết sức lực, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ (nhờ tả ngoại hình, các động tác) 2. Đoạn văn b: Tả cảnh sắc vùng sông nước Cà Mau – Năm Căn Trình tự: Từ gần => xa => hợp lý bởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông 3. Đoạn văn c: - Mở đoạn: Tả khái niệm về tác dụng, cấu tạo, sắc màu của luỹ tre làng - Thân đoạn: Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre - Kết đoạn: Tả măng tre dưới gốc * Trình tự miêu tả: Từ khái quát => cụ thể; Từ ngoài vào trong (không gian) => hợp lí * Ghi nhớ: (SGK) - Xác định đối tượng miêu tả. - Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu. - Trình bày những điều quan trọng quan sát dựa theo một thứ tự. - Bố cục bài văn tả cảnh: 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả + Thân bài: Tập tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. + Kết bài: Phát biểu các hình tượng về cảnh vật đó. II LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH VÀ BỐ CỤC BÀI TẢ CẢNH. Bài tập 1: a. Có thể tả ngoài vào trong (trình tự không gian) - Có thể tả từ lúc trống vào => hết giờ (… thời gian) b. Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu có thể chọn. - Cảnh h/s nhận đề. Một vài gương mặt tiêu biểu - Cảnh h/s chăm chú làm bài - Cảnh thu bài - Cảnh bên ngoài lớp học: sân trường, gió, cây
Bài 2: a. Tả cảnh theo trình tự thời gian - Trống hết tiết 2, báo hiệu giừo ra chơi đã tới - H/s các lớp ra sân - Cảnh h/s chơi đùa - Các trò chơi quen thuộc - Góc phía đông, giữa sân - Trống vào lớp. H/s về lớp - Cảm xúc của người viết b. Theo trình tự không gian - Các trò chơi giữa sân, các góc sân - Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động Bài 3: a. Mở bài: Biển đẹp b. Thân bài: cảnh đẹp của biển cả trong những thời điểm khác nhau: - Buổi sớm nằng vàng - Ngày mưa rào - Buổi sớm nắng mờ - Buổi chiều lạnh … - Buổi chiều nắng tàn, mát dịu - Buổi trưa xế - Biển, trời đổi sắc màu c. Kết bài: * Người viết tả theo mạch cảm xúc, hướng theo con mắt của mình |
-------------------------------------------
Trên đây TimDapAnđã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 6 bài: Phương pháp tả cảnh theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà TimDapAnđã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.
Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.