Giáo án Ngữ văn 6 bài: Luyện nói về văn miêu tả theo CV 5512
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 84: Luyện nói về văn miêu tả được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Củng cố phương pháp làm bài văn tả người: lập dàn ý, dựa vào dàn ý để phát triển thành bài nói.
2. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
3. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: Sắp xếp những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí. Làm quen với việc trình bày miệng trước tập thể: Nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm. Trình bày trước tập thể bài văn miêu tả một cách tự tin.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị một số đoạn văn miêu tả tiêu biểu
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
*Chuyển giao nhiệm vụ
?Em hãy lên bảng trình bày miệng đoạn văn miêu tả hình dáng Dế Choắt.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời
- Dự kiến sản phẩm:
Các chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gile. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV- HS |
Nội dung bài học |
Hoạt động 1: * Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của tiết luyện nói: tác phong nhanh nhẹn, trình bày mạch lạc khi đứng trước tập thể * Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân. * Yêu cầu sản phẩm: Sự chuẩn bị bài của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ? Những yêu cầu của bài luyện nói? ? Ý nghĩa của bài luyện nói?. 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. 3. Báo cáo kết quả: HS báo cáo kết quả chuẩn bị của cá nhân và nhóm 4. Đánh giá kết quả - Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2: * Mục tiêu: HS tả lại quang cảnh lớp học trong buổi học cuối cùng * Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân. * Yêu cầu sản phẩm: Sự chuẩn bị bài của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv hd HS chuẩn bị các nd của bt1: ? Giờ học là gì? Thầy Ha-men làm gì? HS của thầy làm gì? ? Không khí trường, lớp lúc ấy. ? Âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý? 2.Thực hiện nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS luyện nói: - GV cho HS nói trước lớp 10 phút 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của cá nhân 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng * Mục tiêu: HS tả lại chân dung thầy Ha-men * Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: Sự chuẩn bị bài của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: GV hd bt2: ? Dáng người? nét mặt? Quần áo thầy mặc lên lớp trong buổi học cuối cùng? ? Giọng nói? Lời nói? Hành động? ? Cách ứng xử đặc biệt của thầy khi Phrăng đến muộn? ? Tóm lại: thầy là người như thế nào? ? Cảm xúc của bản thân? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS luyện nói: - GV cho HS nói trước lớp 15 phút 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của mình 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức * Mục tiêu: HS tả lại hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc động gặp lại học trò cũ * Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm . * Yêu cầu sản phẩm: Sự chuẩn bị bài của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: GV hd bt3: ? Đi cùng ai? ? Tâm trạng? ? Cảnh nhà thầy sau năm năm gặp lại? ? Thầy đón trò như thế nào? ? Khi nhận ra HS cũ thầy có biểu hiện gì khác thường? ? Câu nói nào của thầy hôm đó làm em nhớ nhất? Phút chia tay như thế nào? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS luyện nói: - GV cho HS nói trước lớp 15 phút - HS chia 4 nhóm trình bày trước tổ 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của mình - Cử đại diện trình bày trước lớp 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức |
Yêu cầu của tiết luyện nói:
-Tác phong: đàng hoàng, chững chạc, tự tin - Cách nói: rõ ràng, mạch lạc, không ấp úng. - Nội dung: đảm bảo theo yêu cầu của đề. - Lựa chọn trình bày các ý theo một trình tự hợp lý. II. Luyện nói: Bài 1: Chú ý:
Trong giờ pháp văn. Thầy Ha-men chuẩn bị những tờ mẫu mới tinh… HS chăm chú nghe,… Không khí lớp: im lặng
Bài 2:
Tả miệng chân dung thầy Ha-men: Trang phục:… Giọng nói:… Thái độ:… Lời nói về tiếng Pháp:… Hành động:… -> Cảm nghĩ của bản thân về thầy.
Bài 3:
Khi tả cần chú ý: Đi cùng Tâm trạng Cảnh nhà thầy Trang phục, cử chỉ, dáng vẻ của thầy. Lời nói, cử chỉ. Chia tay Cảm nghĩ
|
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn
bản để trả lời câu hỏi của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành:
Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
- Viết đoạn văn miêu tả hình dáng của người bạn mà em yêu quý
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
+ Nghe yêu cầu.
+ Trình bày cá nhân
+ Dự kiến sản phẩm: vóc dáng, mũi, mái tóc, ánh mắt, khuôn mặt, ...
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong
vở.
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
- Sưu tầm những đoạn văn miêu tả đã được học. Gạch chân ý chính và luyện nói bằng lời
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà suy nghĩ trả lời.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phương pháp làm một bài văn tả người.
- Cách trình bày miệng một đoạn (bài) văn miêu tả: nói dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
- Làm quen với việc trình bày miệng trước tập thể: nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm.
- Trình bày trước tập thể bài văn miêu tả một cách tự tin.
3. Thái độ: - HS tự tin, tác phong tự nhiên trước đông người.
II. Chuẩn bị:
- GV:- Sách tham khảo về văn miêu tả.
- HS: -Đọc và nghiên cứu bài..
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Phương pháp làm bài văn tả người?
- Bố cục và hình thức một bài văn tả người?
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
HĐ1: Hướng dẫn thực hành
- HS: Đọc đoạn trích SGK/71 - HS: Gợi ý: + Đối tượng miêu tả: thầy, trò, lớp học… + Thứ tự miêu tả: Từ trong ra ngoài, từ cụ thể đến khái quát. (Quang cảnh chung: yên ắng, trang trọng.) + Chi tiết miêu tả: Trong lớp… Ngoài lớp… - HS: gạch ý ra nháp: + Trang phục + Thái độ + Cử chỉ à Nhận xét: Thầy Hamen là người thầy hết lòng vì học trò, tự hào, yêu mến tiếng nói dân tộc
* Lựa chọn chi tiết nào? * Dựng dàn ý: + Mở bài + Thân bài + Kết bài - HS thảo luận trong tổ, cử đại diện trình bày trước lớp. HĐ2: Hướng dẫn luyện nói
|
I. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Bài tập 1: Tả cảnh. - Đề: Tả quang cảnh lớp học trong “Buổi học cuối cùng” + Thầy Hamen: vị trí, hoạt động… + Học trò: Chăm chú lắng nghe giảng như thế nào? + Không khí lớp. + Không khí bên ngoài lớp.
Bài tập 2: Tả người. - Đề: Tả lại thầy Hamen trong buổi học cuối cùng. * Lưu ý: - Dáng người? Nét mặt? Quần áo? - Giọng nói? Lời nói? Hành động? - Cảm xúc của bản thân về thầy Bài tập 3: - Nói về phút giây cảm động của thầy, cô giáo cũ - Tả kĩ buổi thăm thầy + Đi cùng ai? Tâm trạng? Cảnh nhà thầy sau 5 năm gặp lại? Thầy đón trò ntn? Nét mặt? lời nói? Cái bắt tay? Câu nói nào của thầy mà em nhớ nhất…
II. HỌC SINH NÓI TRƯỚC LỚP - GV gọi từng nhóm đại diện lên nói trước tập thể |
-------------------------------------------
Trên đây TimDapAnđã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 6 bài: Luyện nói về văn miêu tả theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà TimDapAnđã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.
Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.