Giáo án Ngữ văn 6 bài: Hoán dụ theo CV 5512

Admin
Admin 28 Tháng chín, 2021

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 89: Hoán dụ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Nắm được khái niệm hoán dụ, hiểu được tác dụng của hoán dụ.

2. Phẩm chất: Thích đọc sách, báo, tìm hiểu tư liệu để mở rộng hiểu biết. Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản

3. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt: Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt. Bước đầu tạo ra được phép hoán dụ đơn giản trong nói và viết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV- HS

Kiến thức chốt

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về hoán dụ

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

Đọc thuộc lòng bài thơ: Lượm

? Cụm từ: “đổ máu” trong câu thơ Ngày Huế đổ máu gợi cho em liên tưởng tới sự kiện gì

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

Năm 1947, tác dụng Pháp quay lại đánh chiếm Huế -> chiến sự nổ ra.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV chuyển

 

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là hoán dụ

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được thế nào là hoán dụ

* Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

Hoạt động nhóm

GV chuyển giao nhiệm vụ:

Treo bảng phụ đã viết VD

+ YC HS đọc vd?

? Em thấy "áo nâu" và "áo xanh" trong VD gợi cho em liên tưởng tới những ai? “nông thôn, thành thị” chỉ ai?

? Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thành thị với các sự vật được chỉ có mối quan hệ ntn?

? Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này

GV: Với những câu hỏi trên, yêu các các em thảo luận nhóm

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm:

+ "áo nâu" và "áo xanh" liên tưởng tới những người nông dân và công nhân.

+ nông thôn -> chỉ những người sống ở nông thôn

+ thành thị -> chỉ những người sống ở thành thị

+ "áo nâu" và "áo xanh" -> dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tích chất đó

+ nông thôn, thành thị -> dựa vào quan hệ giữa vật bị chứa đựng với vật chứa đựng.

-> Cách diễn đạt trong thơ Tố Hữu có giá trị b/cảm.

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

GV: Cách viết như vậy người ta đã sử dụng phép tu từ hoán dụ.

? Em hiểu thế nào là hoán dụ?

HS pb, nx, bs.

GV chốt.

HS đọc ghi nhớ: SGK - TR 82

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hoán dụ

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được các kiểu hoán dụ

* Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

Thảo luận nhóm bàn

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV treo bảng phụ

- HS đọc ví dụ

a. ? Bàn tay gợi cho em liên tưởng đến sự vật nào?

? Đó là mối quan hệ gì?

b. ? "Một" và "Ba " gợi cho em liên tưởng tới cái gì?

? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?

c. ? "Đổ máu" gợi cho em liên tưởng tới sự kiện gì?

? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?

2.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm,

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

a. - Bàn tay: Bộ phận cơ thể người, công cụ đặc biệt để lao động (khả năng sáng tạo của sức lao động).

- Quan hệ: bộ phận và toàn thể.

b.- Một và ba: -> số lượng ít và nhiều.

Quan hệ: số lượng cụ thể và số lượng vô hạn

( trừu tượng).

c. - Sự kiện: năm 1947, tác dụng Pháp quay lại đánh chiếm Huế -> chiến sự nổ ra.

- Quan hệ dấu hiệu đặc trưng của sự kiện..

3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

Câu hỏi bổ sung :

? Từ các vd pt ở mục I và II, em thấy có các kiểu hoán dụ nào?

GV chốt lại

GV cho HS đọc lại ghi nhớ SGK - tr83.

* Bài tập nhanh:

Xác định và chỉ rõ mối quan hệ của phép hoán dụ trong khổ thơ sau:

Em đã sống bởi vì em đã thắng!

Cả nước bên em, quanh giường nệm trắng

Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa

Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa….

(Tố Hữu)

I. Thế nào là hoán dụ:

1. Ví dụ: SGK - Tr 82

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nhận xét.

- "áo nâu" và "áo xanh" chỉ những người nông dân và công nhân -> dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sv có đặc điểm, tính chất đó.

- “nông thôn” và “thành thị” chỉ những người sống ở nông thôn và thành thị.-> dựa vào quan hệ giữa vật bị chứa đựng với vật chứa đựng.

=> là hoán dụ.

 

 

3. Ghi nhớ: SGK - TR 82

II. Các kiểu hoán dụ:

1. Ví dụ: SGK:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nhận xét:

a. Bàn tay: chỉ người lao động.

-> Quan hệ: bộ phận và toàn thể.

b. Một và ba: số lượng ít và nhiều.

-> Quan hệ: cụ thể và trừu tượng

c. Đổ máu: chỉ dấu hiệu của chiến tranh.

-> Quan hệ dấu hiệu đặc trưng của sự kiện.

 

 

 

3. Ghi nhớ: SGK - tr 83

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

Bài tập 1:

* Mục tiêu: HS chỉ ra các phép hoán dụ và kiểu quan hệ được sử dụng.

 

* Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, làm BT

* Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp đôi

* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập; vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ HS đọc yc bt

+ Xác định các phép hoán dụ và kiểu quan hệ được sử dụng.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- GV hướng dẫn HS

- Dự kiến sản phẩm:

a) Làng xóm: Chỉ nhân dân sống trong làng xóm.

- Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.

b) Mười năm: ngắn, trước mắt, cụ thể - Trăm năm: dài, trừu tượng.

- Quan hệ: cụ thể và trừu tượng.

c) - Áo chàm (y phục) chỉ người dân sống ở Việt Bắc

+ Quan hệ: Dấu hiệu đặc trưng và sự vật

d, + Trái đất: Chỉ loài người tiến bộ đang sống trên trái đất.

+ Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 2:

* Mục tiêu: HS Phân biệt được ẩn dụ và hoán dụ.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.

* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi

* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Đọc yêu cầu bài tập.

+ Phân biệt được ẩn dụ và hoán dụ.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

3. Dự kiến sản phẩm

a. Giống: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác

b. Khác:

+ Ẩn dụ: Dựa vào mối quan hệ tương đồng (qua so sánh ngầm) về hình thức, cách thức, phẩm chất, cảm giác.

+ Hoán dụ: Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi) đi đôi với nhau. Về bộ phận - toàn thể, vật chứa - vật bị chứa, dấu hiệu - sự vật, cụ thể - trừu tượng.

III. Luyện tập

Bài tập 1:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Làng xóm: người dân

- Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.

b) Mười năm: ngắn, trước mắt, cụ thể

- Trăm năm: dài, trừu tượng.

- quan hệ: cụ thể và trừu tượng.

c) - Áo chàm (y phục) chỉ người dân sống ở Việt Bắc

+ Quan hệ: Dấu hiệu đặc trưng và sự vật.

d, + Trái đất: Chỉ loài người tiến bộ đang sống trên trái đất.

+ Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.

Bài tập 2:

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về hoán dụ để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Dựa vào những ví dụ về các câu nói (viết) hàng ngày có sd phép hoán dụ hãy viết câu có sử dụng phép hoán dụ?

- Chúng ta đang cần những bộ óc lớn để xây dựng đất nước

- Ctr «Nối vòng tay lớn» đã đón nhận nhiều tấm lòng nhân ái.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Tìm các câu văn thơ có sử dụng phép hoán dụ?

- 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

 

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
  • Tác dụng của phép hoán dụ.

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết và phân tích được giá trị của phép tu từ hoán dụ.
  • Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong nói và viết.

3. Thái độ: - Học sinh thấy được tác dụng và giá trị của phép hoán dụ.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Bảng phụ (VD Phần I, II), phiếu học tập.
  • HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là ẩn dụ? Cho VD và phân tích tác dụng.

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: Tìm hiểu khái niệm hoán dụ.

- GV treo bảng phụ ghi ví dụ sgk

HS đọc ví dụ

? áo nâu, áo xanh chỉ ai? nông thôn, thị thành chỉ những ai?

? Xác định mối quan hệ giữa những sự vật trên? (áo nâu, áo xanh "những người công nhân và nông dân": quan hệ đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó. Nông thôn, thành thị "những người sống ở nông thôn và những người sống ở thành thị": quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng)

? Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu hoán dụ là gì ?

- GV treo bảng phụ so sánh 2 cách nói: Câu thơ trên và cách nói diễn xuôi câu thơ

? Cách nói nào hay hơn? Vì sao?

? Vậy hoán dụ có tác dụng gì?

HĐ2: Tìm hiểu các kiểu hoán dụ.

- GV treo bảng phụ ghi ví dụ sgk

- HS đọc ví dụ SGK

? Bàn tay gợi cho em liên tưởng đến sự vật gì? Đó là mối quan hệ gì?

? " Một, ba" dùng để chỉ số lượng như thế nào? Đặt trong câu thơ, số đếm trên nói đến điều gì?

? Đó là mối quan hệ gì?

? "Đổ máu" gợi cho em liên tưởng đến sự kiện gì? Vì sao em liên tưởng như thế?

? Mối quan hệ của chúng như thế nào?

? Quan sát ví dụ phần I và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trên thuộc kiểu quan hệ gì?

- HS: Lấy vật chứa đựng để gọi tên vật được chứa đựng

? Qua các ví dụ trên, em thấy có mấy kiểu hoán dụ?

? Em hãy tìm ví dụ minh hoạ

- HS đọc ghi nhớ

HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.

- HS: Đọc yêu cầu bài tập 1.

- GV: Giao nhiệm vụ:

+ HS: Thảo luận nhóm (4 nhóm)

+ Nhóm 1: ý a

+ Nhóm 2: ý b

+ Nhóm 3: ý c

+ Nhóm 4: ý d

=> Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.

- GV: kết luận, bổ sung.

 

 

- GV nêu yêu cầu bài tập 2

- HS thảo luận theo nhóm bàn

-> Đại diện nhóm trả lời

-> Nhóm khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, chữa bài.

 

I . HOÁN DỤ LÀ GÌ?

1. Bài tập:

áo nâu nông dân

áo xanhcông nhân

 

quan hệ gần gũi

< nông dân thường mặc áo nâu, công nhân thường mặc áo xanh >

thành thị - người sống ở thành thị

 

quan hệ gần gũi

=> Hoán dụ

 

 

 

* Ghi nhớ:

II. CÁC KIỂU HOÁN DỤ:

1. Ví dụ: SGK

2. Nhận xét:

a) Bàn tay (một bộ phận của cơ thể) dùng để thay thế cho người lao động nói chung.

-> Quan hệ bộ phận – toàn thể

a) một, ba (số lương cụ thể, được dùng thay cho số ít và số nhiều nói chung)

-> Quan hệ cụ thể – trừu tượng

b) đổ máu (dấu hiệu thường được dùng thay cho sự hi sinh, mất mát) được dùng chỉ chiến tranh.

-> Quan hệ dấu hiệu của sự vật – sự vật.

c) Nông thôn – những người sống ở nông thôn.

Quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.

 

 

* Ghi nhớ: SGK / 83

III. LUYỆN TẬP:

Bài 1. Tìm các phép hoán dụ

a. Làng xóm: chỉ người dân sống trong làng xóm

-> Vật chứa và vật bị chứa

b. Mười năm: Ngắn, trước mắt, cụ thể

Trăm năm: Thời gian lâu dài

-> giữa cụ thể và trừu tượng

c. áo chàm – người dân Việt Bắc

-> dấu hiệu của sự vật sự vật

d. trái đất – nhân loại

-> vật chứa đựng vật bị chứa đựng.

Bài tập 2: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Giống: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

Khác:

- ẩn dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng về hình thức, cách thực hiện

- Hoán dụ: Dựa vào 4 kiểu quan hệ gần gũi

-------------------------------------------

Trên đây TimDapAnđã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 6 bài: Hoán dụ theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà TimDapAnđã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!