Giáo án Ngữ văn 6 bài: Buổi học cuối cùng theo CV 5512
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài: Buổi học cuối cùng được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yêu quí tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.
2.Phẩm chất: Có ý thức trân trọng, yêu quí tiếng nói dân tộc.
3. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
-Năng lực chuyên biệt: Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn.Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. Nhận biết được ngôi kể. Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, chân dung nhà văn An-phông-xơ Đô-đê, một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
- Dự án tìm hiểu về tác giả, văn bản
- Đọc tài liệu về nhà văn An-phông-xơ Đô-đê
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV- HS |
Kiến thức chốt |
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về tác giả, văn bản. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động nhóm 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ GV: Cho Hs quan sát đoạn thơ: Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối Tiếng heo may gợi nhớ những con đường (Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt) ? Qua đoạn thơ tác giả muốn nhắn gửi với chúng ta điều gì? *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời - Dự kiến sản phẩm: + Tiếng Việt mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn nhưng cũng rất mềm mại, uyển chuyển. + Tiếng Việt đặc sắc về thanh điệu, có tính biểu cảm cao. *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Chốt: Việc trân trọng, yêu quý, giữ gìn tiếng mẹ đẻ là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê đã thể hiện điều gì về tiếng nói của dân tộc qua văn bản “Buổi học cuối cùng”? HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, văn bản *Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về tác giả An-phông-xơ Đô- đê và văn bản Buổi học cuối cùng * Phương thức thực hiện: Trình bày dự án, hoạt động nhóm * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ?Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản? 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày những thông tin cơ bản về tác giả, văn bản. - GV: quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất - Dự kiến sản phẩm: +Tác giả: An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897) nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. 2/Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870-1871 nước Pháp thua trận, hai vùng Andát và Loren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Phổ là tên một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây. 3. Báo cáo kết quả: - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá => GV chốt kiến thức
? Đề xuất cách đọc văn bản Chú ý giọng điệu và nhịp điệu biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.. Đoạn cuối truyện đọc nhanh, dồn dập, giọng xúc động. Đọc đúng các từ phiên âm tiếng Pháp. GV gọi 3 HS đọc, mỗi em đọc 1 đoạn HS nhận xét, GV nhận xét sửa chữa cách đọc cho HS. GV hướng dẫn HS tự đọc phần giải thích từ khó trong SGK. Hoạt động nhóm cặp đôi 1. GV chuyển giao nhiệm vụ ? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn? ? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này? 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động nhóm cặp đôi, thống nhất ý kiến - GV quan sát, hỗ trợ - Dự kiến sản phẩm * Văn bản chia 3 đoạn:
* Truyện kể theo ngôi thứ nhất - Tác dụng: Tạo ấn tượng về một câu chuyện có thật, lần lượt hiện ra qua sự tái hiện của một người chứng kiến và tham gia vào sự kiện ấy 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày KQ của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá, chốt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản * Mục tiêu: Giúp HS thấy được tâm trạng của nhân vật chú bé Phrăng. * Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm bàn. * Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập, trả lời miệng * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ ?Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Nhận xét về quang cảnh đó? ? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra? ? Ý nghĩ tâm trạng (thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng? ? Qua đó em có nhận xét gì về nhân vật chú bé Phrăng 2. Thực hiện nhiệm vụ *HS đọc SGK, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả. *GV quan sát, lựa chọn SP tốt nhất * Dự kiến sản phẩm: - Trước buổi học: định trốn học vì đã trễ giờ và sợ thầy hỏi bài khó mà chưa thuộc, cưỡng lại ý định=> đến trường. - Trên đường đến trường, quang cảnh ở trường + Sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Nhiều người đang đọc cáo thị của nước Đức. + Vắng lặng y như một buổi sáng chủ nhật - Những điều đó báo hiệu: + Vùng An-dát của Pháp đã rơi vào tay nước Đức. +Việc học tập sẽ không còn được dạy Ý nghĩ, tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng: + Choáng váng, sững sờ khi biết đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. +Tiếc nuối, ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi lâu nay. + Xấu hổ, tự giận mình khi không thuộc quy tắc phân từ. + Khi nghe thầy Ha men giảng ngữ pháp cậu thấy rõ ràng và dễ hiểu “Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế” + Cậu hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của tiếng Pháp, tha thiết muốn trau dồi học tập nhưng không còn cơ hội nữa.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài tập. * Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, viết đv * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân. * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS ? Viết đoạn văn nêu lên tâm trạng của nhân vật chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Nghe và làm bt - GV hướng dẫn HS về nhà làm. - Dự kiến sản phẩm: + Choáng váng, sững sờ. +Tiếc nuối, ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi lâu nay. + Xấu hổ, tự giận mình khi không thuộc quy tắc phân từ. + Khi nghe thầy Ha men giảng ngữ pháp cậu thấy rõ ràng và dễ hiểu “Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế” HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Sản phẩm: Câu trả lời của HS * Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: + Qua nhân vật Phrăng em rút ra cho mình điều gì? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân + Dự kiến sản phẩm: Phải chăm chỉ học tập, không ham chơi, yêu quý tiếng nói dân tộc, đó là biểu hiện của lòng yêu nước. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO * Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học * Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ * Phương thức hoạt động: cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: - Sưu tầm những tác phẩm có cùng nội dung - 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời |
I/ Giới thiệu chung 1. Tác giả
An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897) nhà văn Pháp.
2. Tác phẩm * Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871) nước Pháp thua trận, hai vùng Andát và Loren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. * Đọc- Chú thích- Bố cục
- Bố cục: + Đoạn 1: Từ đầu -> mà vắng mặt con (Trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường) + Đoạn 2: Tôi bước -> cuối cùng này (Diễn biến buổi học cuối cùng) +Đoạn 3: Từ “Bỗng đồng hồ -> hết” (Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng)
II/ Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Phrăng: a. Quang cảnh chung
- Yên tĩnh, trang nghiêm khác thường
b. Tâm trạng nhân vật Phrăng: -Trước buổi học: Định trốn học đi chơi. -Khi biết đây là buổi học cuối cùng: choáng váng, sững sờ, tiếc nuối, ân hận, xấu hổ về sự lười nhác học tập=> Yêu tiếng Pháp.
=>Phrăng: Hồn nhiên, chân thật biết lẽ phải. IV/ Luyện tập
|
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại trong tác phẩm.
- Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm. Kể lại được truyện.
- Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha - men qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, cử chỉ.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.
3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu mến tiếng mẹ đẻ, ý thức giữ gìn tiếng nói dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- GV: Đọc và nghiên cứu văn bản.
- HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cảnh sông nước vùng Trung Trung bộ khác với vùng Nam Bộ ở bài sông nước Cà Mau ntn?
- Bài “Vượt thác” giúp em hiểu thêm được những gì về cuộc sống và con người miền Trung Trung Bộ?
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung - HS: Đọc chú thích SGK ? Em hiểu gì về TG Đô - Đê? - HS trình bày - GV nhận xét, bổ sung. - GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông. ? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm? - HS: Trả lời - GV: Hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn -> HS đọc tiếp -> GV nhận xét. - GV: Giải thích một số từ khó. ? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Tác dụng của nó? - HS: Trả lời ? Theo em văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? - HS: + Đoạn 1: Trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường (Từ đầu…mà vắng mặt con) + Đoạn 2: Diễn biến buổi học cuối cùng (Tôi bước…cuối cùng này) + Đoạn 3: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng (Từ “Bỗng đồng hồ… hết”) HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
? Chọn đọc những chi tiết thể hiện tâm trạng của Phrăng trên đường tới trường ? Có điều gì không bình thường? - HS: Trả lời ? Phrăng đã từng có thái độ như thế nào đối với việc học và đối với thầy Hamen? HS: Sợ bị quở mắng, định trốn học, đi chơi. ? Tìm câu văn thể hiện phép so sánh. Nêu tác dụng của nó? |
I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm: SGK
3. Đọc và tìm hiểu chú thích
4. Bố cục: 3 phần
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1, Nhân vật chú bé Phrăng. a, Trên đường tới trường - Định trốn học để rong chơi. Vì đã muộn học, không thuộc bài, thiên nhiên đẹp đang vẫy gọi => bình thường - Thấy nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị? => không bình thường |
-------------------------------------------
Trên đây TimDapAnđã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 6 bài: Buổi học cuối cùng theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà TimDapAnđã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.
Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.