Giáo án Ngữ văn 6 bài: Buổi học cuối cùng theo CV 5512 (tiếp)

Admin
Admin 27 Tháng chín, 2021

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài: Buổi học cuối cùng được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn theo CV 5512 của Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yêu quí tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.

2. Phẩm chất: Có ý thức trân trọng, yêu quí tiếng nói dân tộc.

3. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt: Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn.Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. Nhận biết được ngôi kể. Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, chân dung nhà văn An-phông-xơ Đô-đê, một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.

2. Học sinh:

- Soạn bài.

- Dự án tìm hiểu về tác giả, văn bản

- Đọc tài liệu về nhà văn An-phông-xơ Đô-đê

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về tác giả, văn bản.

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm: Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng: Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Trong tiết học trước các em đã tìm hiểu về nhân vật chú bé Phrăng, vậy em hãy nêu lên một vài suy nghĩ của em về nhân vật này?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

+ Trước buổi học cuối cùng : Định trốn học đi chơi.

+ Khi biết đây là buổi học cuối cùng: choáng váng, sững sờ, tiếc nuối, ân hận, xấu hổ về sự lười nhác học tập. Yêu tiếng Pháp.

=>Phrăng: Hồn nhiên, chân thật biết lẽ phải, yêu tiếng Pháp.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Chốt: Việc trân trọng, yêu quý, giữ gìn tiếng mẹ đẻ là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Và người đã truyền cho chú bé Phrăng tình yêu tiếng nói dân tộc thiết tha chính là thầy giáo Ha-men, hình ảnh người thầy vĩ đại này hiện lên ra sao? Câu hỏi đó cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của GV- HS

Nội dung bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 2 phần bài học

*Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về nhân vật thầy giáo Ha-men

* Phương thức thực hiện: Trình bày dự án, hoạt động nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

Hoạt động nhóm lớn – kỹ thuật khăn phủ bàn

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

?Tìm các chi tiết miêu tả nhân vật thầy giáo Ha-men về các phương diện: Trang phục, thái độ đối với HS, những lời nói đối với việc học tiếng Pháp, hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc.

? Qua đó em có nhận xét gì về thầy giáo Ha-men?

2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm và làm vào sản phẩm.

- GV: quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất

- Dự kiến sản phẩm:

+ Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn.

+Thái độ đối với HS: không trách mắng khi Phrăng đến lớp muộn và không học bài

+ Những lời nói: Hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước.

3. Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác nghe.

4. Đánh giá kết quả

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- GV nhận xét, đánh giá

=> GV chốt kiến thức

Hoạt động 2: Tổng kết

? Em hãy nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản?

 

I. Giới thiệu chung

II. Tìm hiểu văn bản

1. Nhân vật Phrăng:

2.Nhân vật thầy giáo Hamen:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Trang phục: trang trọng.

-Thái độ: lời lẽ dịu dàng, nhiệt tình, kiên nhẫn.

- Điều tâm niệm: Yêu quý, giữ gìn, trau dồi tiếng nói của dân tộc.

-> Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng nói dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc.

 

 

 

III/ Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Cách kể từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học cuối cùng.

- Chân thật, tự nhiên.

- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng, ngoại hình, lời nói, hành động.

- Nghĩa tự nhiên, sử dụng nhiều kiểu câu, biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh…(Sử dụng linh hoạt các kiểu câu…)

2. Nội dung:

- Nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc.

* Ghi nhớ/SGK

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài tập.

* Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, viết đv

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

? Viết đoạn văn miêu tả nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp?

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- GV hướng dẫn HS về nhà làm.

- Dự kiến sản phẩm: Miêu tả về trang phục, cử chỉ, lời nói, ánh mắt của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ Qua văn bản em thấy được điều gì về tiếng nói dân tộc? Bản thân em cần làm gì đối với tiếng mẹ đẻ?

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- Nghe yêu cầu.

- Trình bày cá nhân

- Dự kiến sản phẩm:

+ Tiếng nói dân tộc có giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn.

+ Bản thân phải biết giữ gìn, yêu quý và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Sưu tầm những tác phẩm có cùng nội dung với văn bản.

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại trong tác phẩm.
  • Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.
  • Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.

2. Kĩ năng:

  • Đọc diễn cảm. Kể lại được truyện.
  • Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha - men qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, cử chỉ.
  • Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.

3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu mến tiếng mẹ đẻ, ý thức giữ gìn tiếng nói dân tộc.

II. Chuẩn bị:

  • GV:- Đọc và nghiên cứu văn bản.
  • HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: - Ngôi kể trong văn bản “Buổi học cuối cùng”. Ngôi kể ấy có tác dụng ntn?

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản

? Quang cảnh trong lớp học như thế nào?

? Điều gì khác thường nhất ở thầy giáo Ha- men?

- HS: Trả lời

? Lớp học hôm nay còn có điều gì đặc biệt khác thường?

? Khi biết đây là buổi học cuối cùng Phrăng có tâm trạng như thế nào?

- HS: Trả lời

? Tại sao Phrăng lúng túng không đọc được?

? Nghe lời dạy bảo của thầy giáo Phrăng có suy nghĩ gì?

? Buổi học hôm nay Phrăng học với thái độ như thế nào?

? Trong buổi học cuối cùng có âm thanh nào đáng chú ý? Ý nghĩa?

- HS: Tiếng chim gù, tiếng bọ dừa bay …=> âm thanh rất nhỏ để miêu tả sự im lặng của không khí lớp học -> Không khí thanh bình, yên ả.

? Qua nhân vật Phrăng, tác giả thể hiện tư tưởng gì?

- HS: Nỗi đau mất nước, mất tự do không được nói tiếng mẹ đẻ là nỗi đau không gì sánh nổi.

GV: Tiểu kết về nhân vật Phrăng

- Buổi học cuối cùng, trong con mắt trẻ thơ hồn nhiên, tác giả thể hiện tình cảm lòng yêu nước thiết tha của nhân dân Pháp từ trẻ => già, qua tình yêu tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ sắp bị quân thù cấm ngặt.

? Các chi tiết miêu tả nhân vật Phrăng đã làm hiện lên hình ảnh một cậu bé như thế nào trong tưởng tượng của em?

- HS: Liên hệ bản thân.

? Hãy tìm chi tiết miêu tả nhân vật thầy Hamen trên các phương diện: trang phục, thái độ đối với học sinh, hành động lúc buổi học kết thúc (viết thật to: “Nước…”)

? Qua trang phục, thái độ của thầy Hamen trong buổi học cuối cùng em hiểu điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy muốn nói là gì?

? Cuối tiết học có âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý? Ý nghĩa?

-HS: Tiếng chuông đồng hồ, tiếng chuông cầu nguyện, tiếng kèn bọn lính Phổ=> Chấm dứt buổi học, hòa bình, chiến tranh, ước mơ cuộc sống thanh bình...

- GV bình: Những lời thầy Hamen vừa sâu sắc, vừa tha thiết, biểu lộ tình cảm yêu mến đất nước sâu đậm và lòng tự hào về tiếng nói dân tộc mình. Ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là “chìa khóa” để mở cửa ngục tù khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ.

HS: Đọc đoạn cuối để khắc sâu ấn tượng về hình ảnh thầy Hamen.

? Nhận xét về thầy Hamen?

- HS: Trả lời

? Trong những lời thầy Hamen truyền lại điều quý báu nhất đối với mỗi người là gì?

HS: Truyền cho sức mạnh, ý nghĩa của tiếng nói dân tộc, hiểu thêm sự cần thiết phải học tập, giữ gìn tiếng nói dân tộc mình.

- GV liên hệ: Lịch sử Việt Nam thời kì Bắc thuộc

HĐ2: Hướng dẫn tổng kết

? Hãy nêu ý nghĩa của truyện?

- HS: Trả lời

 

? Hãy nhận xét về nghệ thuật của truyện?

- HS: Trả lời

 

- HS: Đọc ghi nhớ

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN

1. Nhân vật chú bé Phrăng.

b. Trong buổi học cuối cùng

- Quang cảnh: Yên tĩnh, trang nghiêm khác thường.

- Dân làng: lặng lẽ, buồn rầu.

- Tâm trạng: Choáng váng, sững sờ

 

- Ân hận, xấu hổ, tự giận mình

 

-> Tha thiết muốn được học tập, trau dồi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=> Hồn nhiên, chân thật biết lẽ phải.

Tình yêu tiếng Pháp, quý trọng biết

ơn thầy giáo.

 

2. Nhân vật thầy giáo Ha – Men

- Trang phục: trang trọng.

- Thái độ: ân cần, nhiệt tình, kiên nhẫn.

- Lời nói: dịu dàng, ấm áp, đầy xúc động.

- Điều tâm niệm: Hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước.

 

 

 

 

-> Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc.

 

 

 

 

 

III. TỔNG KẾT:

1. Nội dung: Nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc.

2. Nghệ thuật:

- Cách kể từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học cuối cùng.

- Chân thật, tự nhiên.

- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng, ngoại hình, lời nói, hành động.

- Nghĩa tự nhiên, sử dụng nhiều kiểu câu, biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh…(Sử dụng linh hoạt các kiểu câu…)

* Ghi nhớ: SGK.

-------------------------------------------

Trên đây TimDapAnđã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 6 bài: Buổi học cuối cùng theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà TimDapAnđã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Giáo án mới nhất