Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 113
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6
Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 bài 113: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Sửa được lỗi trên, bảo đảm phù hợp với ý định diễn đạt của người nói
3. Thái độ: - Giúp học sinh nhận thức đúng về tác dụng của việc sử dụng câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ, đúng với ngữ nghĩa.
II. Chuẩn bị:
- GV:- Bảng phụ (VD Phần I, II).
- HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Các câu sau viết sai như thế nào, em hãy viết lại cho đúng:
- Cười đùa vui vẻ.
- Kết quả năm học đầu tiên ở trường THCS.
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
HĐ1: HD HS tìm hiểu và chữa những câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. - GV treo bảng phụ ghi ví dụ - HS đọc ví dụ ? Chỉ ra những chỗ sai ở câu trên và nêu cách chữa? - HS: Câu a chưa thành câu, chưa có chủ ngữ, vị ngữ, mới chỉ có phần trạng ngữ- cách chữa: thêm chủ ngữ, vị ngữ cho câu VD b sai giống ví dụ a, nhưng ở ví dụ b có 2 trạng ngữ. Chữa bằng cách thêm chủ ngữ và vị ngữ.
HĐ2: HD HS tìm hiểu câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu. - GV treo bảng phụ ví dụ - HS đọc ví dụ ? Mỗi bộ phận được gạch chân trong câu trên nói về ai? ? Câu trên sai như thế nào? - Nêu cách chữa lỗi - GV: Cách sắp xếp như câu đã cho làm cho người đọc hiểu phần gạch chân trước dấu phẩy (… nẩy lửa) miêu tả hoạt động của chủ ngữ trong câu là "ta". Như vậy câu sai về mặt nghĩa. HĐ3: Hướng dẫn học sinh luyện tập - HS đọc yêu cầu bài tập - GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài - HS khác nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét, kết luận (cho điểm) - GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh thảo luận nhóm: 4 nhóm trong 3' - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận
- HS đọc yêu cầu bài tập 3 - GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập - HS khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận. |
I. CÂU THIẾU CẢ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ * Ví dụ: a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên. -> Câu thiếu CN, VN Cách chữa: Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi lại nhớ đến ngày tháng chống Mĩ cứu nước. b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng. -> Câu thiếu cả CN, VN Cách chữa: - Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, chúng tôi đã hoàn thành công việc được giao. II. CÂU SAI VỀ QUAN HỆ NGỮ NGHĨA GIỮA CÁC THÀNH PHẦN CÂU: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét - Câu trên sai ở chỗ nhầm lẫn giữa các thành phần câu làm cho câu sai nghĩa. - Cách chữa: Ta thấy Dượng Hương Thư ghì chặt trên ngọn sào, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. III. LUYỆN TẬP: 1. Bài tập 1: Xác định CN,VN: a. CN: Cầu; VN: đổi tên ... b. CN: Lòng tôi; VN: lại nhớ ... c. CN: Tôi; VN: cảm thấy chiếc cầu... 2. Bài tập 2: Viết thêm CN,VN: a. Mỗi khi tan trường, HS xếp hàng đi ra cổng. b. Ngoài cánh đồng, lúa đã bắt đầu chín. c. Giữa cánh đồng lúa chín, các bác nông dân đang gặt lúa. d. Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, mọi người chạy ùa ra đón. 3. Bài tập 3: Chỉ ra chỗ sai và nêu cách chữa các câu sau: - Các câu sai: Thiếu CN,VN - Chữa lại: Thêm CN,VN a - ... , hai chiếc thuyền đang bơi. b -..., chúng ta đã bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc. c - ..., ta nên XD bảo tàng cầu Long Biên. |