Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn trường THPT Đa Phúc năm học 2019-2020
Tìm Đáp Án xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2019-2020 để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn thi học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 12 nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2019-2020 vừa được Tìm Đáp Án sưu tập và gửi tới bạn đọc. Đề cương gồm 2 phần Đọc - hiểu và phần Làm văn, tổng hợp toàn bộ kiến thức môn ngữ văn trong kì 1 lớp 12. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết.
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Toán trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2019-2020
- Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Toán năm 2020 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Điện Biên
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 |
HK1 NĂM 2019-2020 | Môn: NGỮ VĂN 12 |
I. Đọc – hiểu
1. Nắm được khái niệm, đặc điển cơ bản của các kiến thức sau và nhận diện, phân tích được hiệu quả biểu đạt của chúng trong các ngữ liệu cụ thể:
- Thể loại: Tự sự, trữ tình, kịch…
- Từ ngữ: Từ loại, ngữ nghĩa…
- Ngữ pháp: Phân loại câu, cấu tạo câu…
- Các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành.
- Phong cách ngôn ngữ: Sinh hoạt, khoa học, nghệ thuật, chính luận, hành chính, báo chí.
- Thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.
- Biện pháp tu từ: Tu từ ngữ âm, tu từ từ vựng, tu từ cú pháp.
- Đoạn văn: Nội dung, hình thức trình bày…
2. Lấy văn bản đọc thêm trong SGK và thơ văn cùng giai đoạn ở ngoài SGK với hoặc một số văn bản nhật dụng bên ngoài để học sinh luyện tập.
II. Phần Làm văn
A. Yêu cầu chung
- Nắm vững kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, mở bài, thân bài, kết bài, hành văn
- Biết cách kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận,… một cách hợp lí trong khi viết bài văn nghị luận.
B. Yêu cầu cụ thể với từng kiểu bài
1. Nghị luận xã hội
a. Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Nhận diện được vấn đề tư tưởng đạo lý cần nghị luận -> xác định các thao tác nghị luận.
- Nắm vững các bước tiến hành và Phương pháp lập ý trong từng phần bố cục của bài làm. (theo lý thuyết đã học).
- Huy động kiến thức sách vở và những kiến thức xã hội làm rõ vấn đề nghị luận.
- Thấy được ý nghĩa của vấn đề, liên hệ góp phần tự điều chỉnh nhận thức, tình cảm và hành động của bản thân.
b. Kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nhận diện được hiện tượng đời sống đang bàn luận, xác định cách thức lập luận
- Nắm vững các bước tiến hành và Phương pháp lập ý trong từng phần bố cục của bài làm. (theo lý thuyết đã học).
- Huy động kiến thức sách vở và những kiến thức xã hội của bản thân, tham khảo sách báo, in-tơ-nét để bài văn sinh động, chân thực.
- Rút ra được bài học cho bản thân và mọi người.
* Lưu ý:
- NLXH thường khơi gợi, trình bày ý kiến về các sự kiện của đất nước, dân tộc, những trào lưu xấu hoặc khuynh hướng tốt đẹp. Cần tăng cường đọc báo, xem tin tức, chọn lọc thông tin, kiến thức về thời sự thực tế.
- Chú trọng kĩ năng tạo lập đoạn văn bàn về một vấn đề liên quan đến Đọc hiểu khoảng 200 chữ.
2. Nghị luận văn học
* Kĩ năng làm bài
a. Kiểu bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ,cần nắm vững:
- Kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Vị trí, nội dung nghệ thuật của từng đoạn thơ trong từng bài thơ.
- Phương pháp và cách lập ý và nghị luận trong từng phần bố cục của bài làm.
b. Nghị luận về một tác phẩm. một đoạn trích văn xuôi:
- Kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nội dung – nghệ thuật của tác phẩm hay của đoạn trích được nghị luận.
- Học thuộc những dẫn chứng tiêu biểu trong từng phần, từng đoạn trong từng tác phẩm để chứng minh khi nghị luận.
c. Ôn tập các văn bản thuộc các tác giả, tác phẩm sau:
* Phạm vi kiến thức
a. Văn chính luận
- Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
+ Hoàn cảnh sáng tác, đối tượng và mục đích sáng tác.
+ Đặc điểm thể loại , bố cục văn bản.
+ Nội dung và nghệ thuật lập luận trong từng phần của văn bản.
+ 3 giá trị của văn bản.
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng)
+ Hoàn cảnh và mục đích sáng tác của văn bản.
+ Đặc điểm thể loại
+ Nội dung và nghệ thuật lập luận trong từng phần của văn bản.
+ Ý nghĩa của văn bản.
b. Thơ :
Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Tố Hữu); Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm); Sóng (Xuân Quỳnh); Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Yêu cầu cần nắm vững:
+ Những nét chính về vị trí và phong cách thơ của từng tác giả
+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, đề tài, cảm xúc chủ đạo của từng bài thơ
+ Bố cục , nội dung và nghệ thuật trong từng phần – từng đoạn của từng tác phẩm
+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa của từng bài thơ.
c. Văn bản nhật dụng: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chốngAIDS, 1-12-2003 (Cô-phi An-nan)
+ Hoàn cảnh mục đích sáng tác bản thông điệp.
+ Đặc điểm thể loại
+ Nội dung và nghệ thuật lập luận của tác giả trong từng phần .
d. Tùy bút và bút kí:
- Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và 2 nội dung chính của tác phẩm.
+ Hình ảnh sông Đà
+ Hình ảnh người lái đò sông Đà
+ Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân qua bài tùy bút .
+ Ý nghĩa của bài tùy bút.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
+ Nét chính về vị trí và phong cách sáng tác của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường .
+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác nội dung chính của tác phẩm.
+ Ý nghĩa nhan đề bài bút ký.
+ Hình ảnh sông Hương.
+ Ý nghĩa của bài bút ký.
Trên đây Tìm Đáp Án vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2019-2020, mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn. Bên cạnh đó bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức về các môn Toán lớp 12, Tiếng Anh lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...