06 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2024
- Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 1
- Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 2
- Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 3
- Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 4
- Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 5
- Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 6
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 4
- Đề thi học kì 2 lớp 4 Tải nhiều
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 22 có đáp án và bảng ma trận kèm theo. Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt này sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức các dạng bài tập ôn thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu chuẩn các mức độ đề thi giúp các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 lớp 4 cho các em học sinh. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo.
>> Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 - 2023
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 1
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng: 3 điểm.
II. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm.
ĐƯỜNG ĐI SA PA
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hang. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.
Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Nguyễn Phan Hách
Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước? (0,5đ)
a) Vùng núi
b) Vùng đồng bằng
c) Vùng biển
d) Thành phố
Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? (0,5đ)
a) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.
c) Nắng phố huyện vàng hoe.
d) Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên” (0,5đ)
a) Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.
b) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
c) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.
d) Vì Sa Pa ở thành phố
Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? (0,5đ)
a) Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.
b) Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.
c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.
d) Tác giả quê ở Sa Pa.
Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?(1đ)
Câu 6: Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào? (0,5đ)
a) Câu kể Ai là gì?
b) Câu kể Ai làm gì?
c) Câu kể Ai thế nào?
d) Tất cả các câu kể trên.
Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào? (1,5đ)
Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch? (0,5đ)
a) Đi chơi ở công viên gần nhà.
b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
c) Đi làm việc xa nhà.
d) Đi học
Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ, chủ ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh. (1đ)
a)Buổi chiều, xe……………………………………
b) … vàng hoe.
Câu 10: Phong cảnh ở Sa Pa thật đẹp có những mùa nào trong ngày. (0,5đ)
a) Mùa thu, mùa thu
b) Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
c) Mùa xuân, mùa hè.
d) Mùa hè, mùa thu.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SGK TV4 – T2 trang 127).
Con chuồn chuồn nước
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
Nguyễn Thế Hội
II. Viết đoạn, bài (Khoảng 35-40 phút) (8 điểm)
Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.
Đáp án
- Đọc đúng tiếng, từ: 1điểm.
(Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0,25 điểm.)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1điểm. (Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0 điểm.)
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1điểm.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm).Câu | Đáp án | Điểm |
---|---|---|
1 | A | 0,5 |
2 | D | 0,5 |
3 | B | 0,5 |
4 | A | 0,5 |
6 | A | 0,5 |
8 | B | 0,5 |
10 | B | 0,5 |
Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?
“Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa” (1đ)
Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào?
“Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son” (1,5đ)
Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh.
a) Buổi chiều, xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. (0,5đ)
b) Nắng phố huyệnvàng hoe. (0,5đ)
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SGK TV4 – T2 trang 127).
Con chuồn chuồn nước
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2
điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không
viết hoa đúng qui định trừ: 0,25 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,5 điểm toàn bài (nếu phạm 1 nội dung trừ 0,25 điểm).
II. Viết đoạn, bài (khoảng 35-40 phút) (8 điểm)Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.
1. Nội dung: (3,5 điểm).
a. Mở bài: (1 điểm).
Giới thiệu được con vật (được nuôi ở nhà em hay em được nhìn thấy).
b. Thân bài: (1,5 điểm).
- Tả hình dáng: đầu, mắt, tai, mõm, lông…(1 điểm).
- Tả thói quen sinh hoạt và các hoạt động chính: lúc ăn, ngủ…(0,5 điểm).
* Lưu ý: trong phần thân bài, học sinh có thể không làm rạch ròi từng phần mà có thể lồng ghép, kết hợp các ý trên.
c. Kết luận: (1 điểm)
- Ích lợi của con vật và suy nghĩ của bản thân.
2. Kỹ năng: (1,5 điểm)
3. Cảm xúc: (1 điểm)
4. Sáng tạo: (1 điểm)
5. Hình thức: (1 điểm).
- Chữ viết, chính tả: (0,5 điểm).
- Dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm).
Mẫu:
Bà em có nuôi một con mèo mướp già. Vì lúc bà đón nó về nhà trời đang có mưa dông, nên bà đặt tên cho nó là Bão.
Bão năm nay đã năm tuổi rồi, một độ tuổi đáng kể với loài mèo. Nhưng vì được bà em yêu thương, chăm sóc chu đáo nên nó vẫn rất khỏe mạnh và béo tốt. Bão nặng hơn 6kg, khi được bà bế thì trông như em bé vậy. Vì mập mạp, nên chẳng thể thấy rõ cổ của Bão đâu. Chỉ thấy cả một cục lông màu vàng cam tròn xoe mà thôi. Khi ôm thì thấy chú ta cực kì mềm mại. Đã vậy nó còn có thể uốn thành đủ mọi tư thế như một loại chất lỏng nữa cơ. Đầu Bão khá to, tròn như cái bánh dày. Đôi tai nhỏ hình tam giác thường vểnh lên để nghe ngóng. Đôi mắt xanh to tròn như viên ngọc thường lim da lim dim. Cái miệng nhỏ xinh hay keeo meo meo, để lộ cái lưỡi hồng đáng yêu. Bốn cái chân của Bão cũng mập mạp lắm. Còn cái bàn chân thì y như cái bánh mô-chi mà bà thường mua cho em ăn. Bão có cái đuôi khá dài, to gần bằng ba ngón tay. Mỗi khi nó tỏ vẻ khoái chí, thì sẽ nhẹ nhàng đong đưa chóp đuôi. Riêng cái bụng của Bão thì đúng là tuyệt vời. Nó vừa tròn, lại to và mềm mại nữa chứ. Tuy nhiên chỉ có bà em mới được sờ vào bụng của Bão thôi. Còn lại em và mọi người trong nhà chỉ được chạm vào đầu của nó thôi.
Bão rất kiêu kì nhưng cũng rất ngoan. Nó xem bà em như người thân của nó. Lúc nào Bão cũng quân quýt bên bà, thoải mái cho bà bồng bề hay xoa nắn. Em mong nó sẽ luôn khỏe mạnh để sống với bà thật là lâu.
>> TOP 147 Tả con vật nuôi trong nhà lớp 4 Hay Nhất
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 2
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
2. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
SAU TRẬN MƯA RÀO
Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp...Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim cương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của đóa đèn hoa ấy.
Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá.
Vích-to Huy-gô
* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (0,5 điểm) Mùa hè, sau trận mưa rào, mặt đất được so sánh với gì?
A. Đôi mắt của em bé.
B. Đôi môi của em bé.
C. Mái tóc của em bé.
D. Đôi má của em bé.
Câu 2: (0,5 điểm) Trong bức tranh thiên nhiên (sau trận mưa rào) này, em thấy cái đẹp nào nổi bật nhất?
A. Cây lá.
B. Bầu trời.
C. Chim chóc, ong bướm.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ âm thanh trong khu vườn sau trận mưa rào?
A. Tiếng chim gù, tiếng ong vo ve.
B. Tiếng chim gù, tiếng ong vo ve, tiếng gió hồi hộp dưới lá.
C. Tiếng gió hồi hộp dưới lá, tiếng chim gù.
D. Tiếng gió hồi hộp dưới lá, tiếng ong vo ve.
Câu 4: (0,5 điểm) Trong bài có mấy hình ảnh được nhân hóa?
A. Một hình ảnh.
B. Hai hình ảnh.
C. Ba hình ảnh.
D. Một hình ảnh.
Câu 5: (0,5 điểm) Câu nào sau đây là câu khiến?
A. Con mèo này rất đẹp.
B. Con mèo này có bộ long ba màu.
C. Con mèo này bắt chuột rất giỏi.
D. Ôi, Con mèo này đẹp quá!
Câu 6: (0,5 điểm) Câu nào sau đây là câu khiến?
A. Bạn đang làm gì vậy?
B. Nhanh lên nào!
C. Cậu bé vừa đi vừa huýt sáo.
D. Mưa rơi.
Câu 7: (0,5 điểm) Từ "Trinh bạch" thuộc từ loại nào?
A. Danh từ.
B. Động từ.
C. Tính từ.
D. Danh từ
Câu 8: (0,5 điểm) Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong câu sau cho phù hợp:
Nhà nước đã vận động các dân tộc thiểu số bãi bỏ tập quán.........................................
(du canh du cư, du mục, du lịch, du ngoạn)
Câu 9: (1 điểm) Em hãy đặt 1 câu cảm cho tình huống: Em thán phục một vũ công khiêu vũ đẹp.
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Câu 10: (1 điểm) Em hãy đặt một câu trong đó có trạng ngữ chỉ nơi chốn.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả: (4 điểm)
Bài: Đường đi Sa Pa.
(Từ "Hôm sau chúng tôi đi ..... cho đất nước ta." - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 132)
2. Tập làm văn: (6 điểm)
Hãy viết bài văn tả về một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích nhất.
>> Chi tiết: Tả một con vật nuôi trong gia đình em Hay Chọn Lọc
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 3
A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng:
- HS bốc thăm chọn và đọc một đoạn khoảng 55 - 60 tiếng trong các bài tập đọc ở học kì II (SGK Tiếng Việt 4 - Tập II.)
II. Đọc thầm bài văn sau:
HOA TÓC TIÊN
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...
Theo Băng Sơn
Câu 1: (0,5 đ M1) Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu?
A. Do cây xanh tốt quanh năm
B. Do những cô tiên không bao giờ già
C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc
D. Do thầy giáo chăm sóc tốt
Câu 2: (0,5 đ M1) Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì?
A. Mùi thơm mát của sương đêm
B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
C. Mùi thơm của một loại bánh
D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành
Câu 3: (0,5 đ M1) Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì?
A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, tóc tiên
B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà
Câu 4: (0,5 đ M2) Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì?
A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc
B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên
C. Tưởng như nếp sống của thầy
D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo
Câu 5: (1 đ M2) Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?
........................................................................................................................................................
Câu 6: (1đ M1). Dòng nào dưới đây là những đồ dùng cần thiết cho cuộc thám hiểm?
A. Quần áo bơi, la bàn, lều trại, điện thoại, dụng cụ thể thao.
B. Va li, cần câu, bật lửa, vũ khí, đồ ăn.
C. Dụng cụ thể thao, la bàn, lều trại, thiết bị an toàn
D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại.
Câu 7: (0.5đ M2): Trạng ngữ có trong câu: "Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen" là:
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
D. Trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 8: (1đ M3). Câu: "Cuộc đời tôi rất bình thường." Là kiểu câu:
A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nà?
D. Câu cảm.
Câu 9: (M4)(1 đ) Theo em, nội dung chính của bài văn là gì?
.................................................................................................................................
Câu 10: (M3)(0,5 đ) Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết.
..................................................................................................................................
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả:
Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Trích: Đường đi Sa Pa (TV4 - Tập II - trang 102)
II. Tập làm văn:
Em hãy tả một loài cây mà em yêu thích.
Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 kì 2
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (3 điểm)
HS đọc lưu loát các bài tập đọc đã học từ HKII, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản.
GV tùy theo lỗi của HS mà có thể trừ mỗi lỗi từ 0,1 đến 0,2 ...
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu 1: (0,5 đ M1)
C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc
Câu 2: (0,5 đ M1)
B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
Câu 3: (0,5 đ M1)
B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
Câu 4: (0,5 đ M2)
D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo
Câu 5: (1 đ M2)
Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng những giác quan như: thị giác, khứu giác
Câu 6: (1đ M1).
D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại.
Câu 7: (0.5đ M2):
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
Câu 8: (1đ M3).
C. Ai thế nào?
Câu 9: Tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ.(1 điểm)
Câu 10: Học sinh chuyển câu đúng yêu cầu được 0,5 điểm.
VD: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết quá!
Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết thật!
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: Nghe - viết (3 điểm) -15 phút: Đường đi Sa Pa
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp (2 đ).
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,2 điểm.
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, ...trừ 0,25 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (7 điểm) - 25 phút.
- Học sinh tả được một loài cây mà em yêu thích.
- Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. (1 điểm).
- Phần mở bài: (0,75đ) Giới thiệu được loài cây yêu thích.
- Phần thân bài: (1,5 đ) Tả được bao quát một loài cây (0,75 điểm).
Tả được một số bộ phận của cây (0,75 điểm).
- Phần kết bài: (0,75 đ) nêu được ích lợi, cách bảo quản, ...
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
Mạch kiến thức, |
Số câu |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Đọc hiểu văn học |
|
3 |
1 |
1 |
4 |
1 |
|||||
Số điểm |
1.5 |
0.5 |
1,0 |
2.0 |
1.0 |
||||||
Kiến thức tiếng việt |
|
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
3 |
2 |
|||
số điểm |
1.0 |
0,5 |
1.0 |
1.0 |
0.5 |
2.5 |
1.5 |
||||
Tổng |
|
4 |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
7 |
3 |
||
số điểm |
2.5 |
1.0 |
1.0 |
1.0 |
0.5 |
1.0 |
4.5 |
2.5 |
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 4
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng.
* Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc).
* Nội dung kiểm tra:
- HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 hoặc một đoạn văn không có trong SGK (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng).
- HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
* Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở cuối học kì.
II. Đọc thầm và làm bài tập. (Thời gian làm bài 35 phút)
*Đọc thầm bài văn: Chiều ngoại ô
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.
Theo NGUYỄN THỤY KHA
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1 (0,5 điểm) Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô như thế nào? (M1)
A. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp, hấp dẫn.
B. Cảnh buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh.
C. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt.
Câu 2 (0,5điểm) Từ cùng nghĩa với từ "bao la" là: (M1)
A. Bát ngát
B. Cao vút
C. Thăm thẳm
D. Mát mẻ
Câu 3 (0,5 điểm) Câu văn nào trong bài tả vẻ đẹp của ruộng rau muống? (M2)
A. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người.
B. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống.
C. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.
Câu 4 (0,5 điểm) Điều gì làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô? (M2)
A. Ngắm cảnh đồng quê thanh bình.
B. Ngắm cảnh đồng quê và thả diều cùng lũ bạn.
C. Được hít thở bầu không khí trong lành.
Câu 5 (0,5 điểm): Câu "Những cánh diều mềm mại như cánh bướm." thuộc mẫu câu nào? (M2)
A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nào?
Câu 6 (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? (M3)
A. Mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông.
B. Thiết tha, ao ước, thoang thoảng, vắng lặng, chen chúc.
C. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng.
Câu 7 (1 điểm) Thêm trạng ngữ cho câu sau: (M3)
..............................., dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người.
Câu 8 (1 điểm) Viết lại chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau (M3)
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh.
Chủ ngữ:............................ Vị ngữ:...........................................................
Câu 9 (1 điểm) Gạch 1 gạch dưới hình ảnh nhân hóa trong câu sau? (M4)
Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.
Câu 10 (1 điểm) Viết 1 câu có ít nhất 2 danh từ: (M4)
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (Nghe - viết) (2 điểm) (Thời gian 15 phút)
Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Trích: Đường đi Sa Pa (TV4 - Tập II - trang 102)
II. Tập làm văn (8 điểm): (Thời gian 30 phút)
Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi mà em yêu quý.
Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 2
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
* Cách đánh giá, cho điểm: Giáo viên đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng dựa vào những yêu cầu sau:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
(HS trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được không tính điểm)
* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
II. Đọc thầm và làm bài tập. (7 điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án đúng |
B |
A |
C |
B |
C |
A |
Điểm |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
Câu 7 (1 điểm)
Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người.
Câu 8 (1 điểm) Chủ ngữ: ở ngoại ô
Vị ngữ: thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh.
Câu 9 (1 điểm):
Hình ảnh nhân hóa: đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.
Câu 10 (1 điểm)
Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả (2 điểm, thời gian 15 phút)
GV đọc cho học sinh viết đoạn: "Xe chúng tôi ... liễu rủ" trong bài: Đường đi Sa Pa (TV4 - Tập II - Trang 102)
* Cách đánh giá, cho điểm:
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; chữ thường, chữ hoa): trừ 0,2 điểm.
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày dơ bẩn trừ 0,2 điểm.
II. Tập làm văn (8 điểm): 30 phút
1. Yêu cầu.
- Học sinh xác định đúng đề bài, kiểu bài tả con vật: viết được bài văn hoàn chỉnh đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), kết hợp bộc lộ cảm xúc của người viết. Độ dài bài viết khoảng 12 đến 16 câu.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch.
2. Cách đánh giá, cho điểm:
* Mở bài (1 điểm)
* Thân bài (4 điểm):
- Nội dung (1,5 điểm)
- Kĩ năng (1,5 điểm)
- Cảm xúc (1 điểm)
* Kết bài (1 điểm)
* Chữ viết, chính tả (0,5 điểm). Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm). Sáng tạo (1 điểm)
- Đảm bảo các yêu cầu trên: 8 điểm
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp với thực tế bài viết.
* Lưu ý: - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ; hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài.
- Toàn bài kiểm tra bày sạch đẹp GV cho điểm tối đa.
Ma trận đề kiểm tra cuối năm học môn Tiếng Việt lớp 4
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu và số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
||||
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TN KQ |
TL |
|||
Đọc hiểu văn bản |
Số câu |
1 |
2 |
1 |
1 |
1 |
6 |
|||
Câu số |
(1) |
(3;4) |
(6) |
(7) |
(9) |
|||||
Số điểm |
0,5 |
1,0 |
0,5 |
1,0 |
1,0 |
4,0 |
||||
Kiến thức tiếng Việt |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
||||
Câu số |
(2) |
(5) |
(8) |
(10) |
||||||
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
1,0 |
3,0 |
|||||
Tổng số câu |
2 |
3 |
1 |
2 |
2 |
10 |
||||
Tổng số điểm |
1 |
1,5 |
0,5 |
2,0 |
2,0 |
7,0 |
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 5
I/ ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: (7điểm)
PHẦN I: Đọc thầm bài: "Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất" và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
Vượt Đại Tây Dương, Ma- gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.
Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.
Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.
Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ còn sống sót cập bờ biển Tây Ban Nha.
Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
Theo TRẦN DIỆU TẦN và ĐỖ THÁI
Câu 1: Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy khởi hành từ đâu? (M1)
a. Châu Mĩ.
b. Châu Á.
c. Châu Âu.
Câu 2: Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành vào ngày tháng nào? (M1)
a. 20/7/1519.
b. 2/9/1519.
c. 20/8/1519.
Câu 3: Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ gì? (M1)
a. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
b. Khám phá những loại cá mới sống ở đại dương.
c. Khám phá dưới đáy biển.
Câu 4: Khi trở về, đoàn thám hiểm còn bao nhiêu chiếc thuyền? (M2)
a. Không còn chiếc nào.
b. 1 chiếc.
c. 2 chiếc.
Câu 5: Đoàn thám hiểm gặp khó khăn khi hết thức ăn và nước ngọt ở đại dương nào? (M2)
a. Đại Tây Dương.
b. Thái Bình Dương
c. Ấn Độ Dương.
Câu 6: Đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới hết bao nhiêu ngày? (M2)
a. Chưa đến một nghìn ngày.
b. Một nghìn ngày.
c. Hơn một nghìn ngày
Câu 7: Vì sao đoàn thám hiểm chỉ với 18 thuỷ thủ còn sống sót trở về? (M2)
a. Vì họ bị chết đói và chết khát.
b. Vì họ giao tranh với dân đảo.
c. Vì họ bị chết đói, chết khát và giao tranh với dân đảo.
Câu 8: Đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới bằng? (M2)
a. Đường thuỷ.
b. Đường bộ.
c. Đường hàng không.
Câu 9: Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm? (M3)
a. Đi tìm hiểu về đời sống của người dân.
b. Đi thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
c. Đi chơi xa để xem phong cảnh.
Câu 10: Câu nào giữ được phép lịch sự? (M3)
a. Chiều nay, đón em nhé!
b. Chiều nay, chị phải đón em đấy!
c. Chiều nay, chị đón em nhé!
Câu 11: Đặt một câu cảm trong tình huống sau: Cô giáo ra một câu hỏi khó, cả lớp chỉ có một bạn trả lời được. (M3)
....................................................................................................
Câu 12: Em có cảm nhận gì về nhân vật Ma-gien-lăng? (M4)
....................................................................................................
II/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm)
* Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau:
Bài 1: Đường đi Sa Pa (TV 4, tập II, trang 102)
Bài 2: Ăng - co - Vát (TV4 tập 2 trang 123)
Bài 3: Con chuồn chuồn nước (TV4 tập 2 trang 127)
Bài 4: Vương quốc Vắng nụ cười (TV4 tập 2 trang 132)
Bài 5: Tiếng cười là liều thuốc bổ (TV4 tập 2 trang 153)
Bài 6: Ăn "mầm đá" (TV4 tập 2 trang 157)
III. CHÍNH TẢ: (Nghe – viết): 15 phút
Con chuồn chuồn nước
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cái cánh khẽ rung như còn đang phân vân.
Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên.
Nguyễn Thế Hội
IV. TẬP LÀM VĂN: 25 phút
Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 2
I/ ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Trắc nghiệm:
1. c
2. b
3. a
4. b
5. b
6. c
7. c
8. a
9. b
10. c
Đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm.
Câu 11: Đặt một câu cảm trong tình huống sau: Cô giáo ra một câu hỏi khó, cả lớp chỉ có một bạn trả lời được. 1 điểm
- Trời! Bạn giỏi thật!
- Ôi! Bạn thông minh quá!
- Bạn giỏi quá!
Câu 12: Em có cảm nhận gì về nhân vật Ma-gien-lăng? 1 điểm
Ma-gien-lăng là người dủng cảm./ Ma-gien-lăng đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu./ Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới./................
II. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
III - CHÍNH TẢ: 2 điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
IV - TẬP LÀM VĂN: 8 điểm
- Viết được bài văn có bố cục rõ ràng:
Phần mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu được con vật cần tả.
Phần thân bài: (4 điểm)
- Tả hình dáng loài vật cần tả. (2 điểm)
- Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật (2 điểm)
Phần kết bài: (1 điểm)
- Nêu được tình cảm của mình với con vật (1 điểm)
Về ngữ pháp, cách trình bày, dùng từ (2 điểm)
- Chữ viết đẹp, đúng chính tả; trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết (0,5 điểm)
- Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
- Bài viết có sự sáng tạo: có sử dụng từ láy hoặc các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, có cảm xúc, ý văn rõ ràng, sinh động... (1 điểm)
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Số 6
A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)
I- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
II- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) (Thời gian 35 phút)
Đọc thầm bài: "Bốn anh tài (tt)" - SGK TV 4 - Tập 2 trang 17 và làm bài tập sau:
Bốn anh tài
(Tiếp theo)
Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở. Nơi đây bản làng vắng teo, chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Thấy anh em Cẩu Khây kêu đói, bà cụ nấu cơm cho ăn. Ăn no, bốn cậu bé lăn ra ngủ. Tờ mờ sáng, bỗng có tiếng đập cửa. Biết yêu tinh đã đánh hơi thấy thịt trẻ con, bà cụ liền lay anh em Cẩu Khây dậy, giục chạy trốn. Cẩu Khây bèn nói:
- Bà đừng sợ, anh em chúng cháu đến đây để bắt yêu tinh đấy.
Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi.
Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngã cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.
Từ đấy, bản làng lại đông vui.
Truyện cổ dân tộc Tày
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1/ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai đầu tiên? (M1-0,5đ)
A. Yêu tinh
B. Bà cụ
C. Ông cụ
D. Cậu bé.
Câu 2/ Tại sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? (M2-0,5đ)
A.Vì anh em Cẩu Khây có sức khỏe
B. Vì anh em Cẩu Khây có tài năng phi thường
C. Vì anh em Cẩu Khây có lòng dũng cảm
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 3/ Yêu tinh có phép thuật gì? (M1-0,5)
A. Phun lửa
B. Phun nước
C. Tạo ra sấm chớp
D. Biến hóa, tàng hình
Câu 4/ Bốn anh em Cẩu Khây làm gì để chống lại yêu tinh?(M2-0,5đ)
A. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây nhổ cây, Lấy Tai Tát Nước khoét máng, Móng Tay Đục Máng tát nước.
B. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây nhổ cây, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng khoét máng.
C. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây khoét máng, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng nhổ cây.
D. Nắm Tay Đóng Cọc nhổ cây, Cẩu Khây đóng cọc, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng khoét máng.
Câu 5/ Tại sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? (M3-1đ)
Câu 6/ Bài đọc: "Bốn anh tài (tt)" ca ngợi ai, hành động gì? (M4-1đ)
Bài đọc "Bốn anh tài (tt) ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu, quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
Câu 7/ Các từ gạch chân trong câu: "Con người lao động, đánh cá, săn bắn." thuộc từ loại: (M1-0,5)
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ và danh từ
D. Tính từ
Câu 8/ Câu tục ngữ nào có nghĩa: "Hình thức thường thống nhất với nội dung"? (M2-0,5đ)
A. Chết vinh còn hơn sống nhục.
B. Người thanh tiếng nói cũng thanh.
C. Trông mặt mà bắt hình dong.
D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Câu 9/ Em viết một đoạn văn 2 đến 3 câu có sử dụng câu kể Ai là gì? nói về gia đình em. (M4) (1đ)
Câu 10/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu "Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ". (M3-1đ)
- Chủ ngữ:.......................................................................................................
- Vị ngữ:.........................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả: (Nghe – viết) (2 điểm)
Bài: Sầu riêng
(từ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm ... đến tháng năm ta.) (Sách Tiếng Việt 4, tập 2 trang 34)
II. Tập làm văn (8 điểm)
Đề bài: Tả một loài cây mà em yêu thích.
Đáp án và hướng dẫn giải môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 2
II- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) (Thời gian 35 phút)
Câu 1/ ( M1-0,5đ) B. Bà cụ
Câu 2/ ( M2-0,5 đ) D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 3/ ( M1-0,5đ) B. Phun nước
Câu 4/ ( M2-0,5 đ) B. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây nhổ cây, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng khoét máng.
Câu 5/ ( M3-1đ) Tại vì anh em Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng phi thường, lòng dũng cảm, đồng tâm hiệp lực nên đã chiến thắng được yêu tinh
Câu 6/ (M4-1đ) Bài đọc "Bốn anh tài (tt) ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu, quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
Câu 7/ ( M1-0,5đ) B. Động từ
Câu 8/ ( M2-0,5đ) D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Câu 9: ( M4-1đ) Em viết một đoạn văn 2 đến 3 câu có sử dụng câu kể Ai là gì? nói về gia đình em. (M4) (1đ)
Bố em là công nhân đóng tàu.
Mẹ là giáo viên tiểu học.
Anh em là kĩ sư.
Câu 10/ ( M3-1đ)
- Chủ ngữ: Một đàn ngỗng.
- Vị ngữ: vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định cướp bọn trẻ.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả: (2 điểm)
- Viết tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
II. Tập làm văn: (8 điểm)
- Mở bài: (1 điểm)
- Thân bài: (4 điểm) (Trong đó: Nội dung (1,5đ); Kĩ năng (1,5đ); Cảm xúc (1đ))
- Kết bài: (1 điểm)
- Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) - Dùng từ đặt câu (0,5 điểm) - Sáng tạo (1 điểm)
Tham khảo Đề thi học kì 2 lớp 4
- Hướng dẫn ra đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4, 5 theo Thông tư 22
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 có bảng ma trận đề thi theo Thông tư 22
Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh,... đầy đủ.
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 4
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 4 đầy đủ các môn
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng việt lớp 4
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 4
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 4
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 4
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 4