Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 7 sắp tới, mời các em học sinh tham khảo Bộ 6 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2021 - 2022 do TimDapAnsưu tầm và tổng hợp sau đây. Bộ đề kiểm tra Văn 7 học kì 2 bao gồm 6 đề thi khác nhau có đáp án đi kèm, là tài liệu hay cho các em học sinh tham khảo và luyện tập, chuẩn bị cho bài thi chính thức sắp tới đạt kết quả cao.

1. Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn Số 1

Phần I: Phần đọc - hiểu (3,0 điểm) :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Câu 1: (0,5 điểm) Bài ca dao trên viết theo thể thơ nào?

Câu 2: (0,5 điểm) Xác định thành ngữ có trong bài ca dao trên

Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra hai biện pháp tu từ nổi bật trong bài ca dao trên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó

Câu 4: (1 điểm) Bài ca dao trên gợi cho người đọc tình cảm gì?

Phần II. Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 12 dòng) trình bày tình cảm của em đối với quê hương.

Câu 2. (5 điểm) Giải thích câu nói: “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người.”

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Phần I

ĐỌC HIỂU

3.0

1

- Thể thơ: Lục bát

0.5

2

- Thành ngữ: dãi nắng dầm sương

0.5

3

- Hai biện pháp tu từ nổi bật: Điệp ngữ và liệt kê.

- Tác dụng:

+ Điệp ngữ “nhớ” : nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, triền miên khôn nguôi của người xa quê.

+ Liệt kê: “quê nhà, rau muống, cà dầm tương, ai dãi nắng dầm sương, ai tát nước bên đường”: thể hiện nỗi nhớ từ trừu tượng đến cụ thể về quê hương.

1.0

4

- Văn bản gợi cho người đọc về tình yêu quê hương đất nước.

1.0

Phần II

TẠO LẬP VĂN BẢN

7.0

1

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn: Nêu được vấn đề; Phát triển đoạn: Triển khai được vấn đề; Kết đoạn: Kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Tình cảm của em đối với quê hương.

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Có thể viết đoạn văn theo 2 hướng sau:

- Bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp về tình yêu của mình đối với quê hương.

Hoặc:

- Bộc lộ tình cảm gián tiếp đối với quê hương thông qua các hình ảnh, cảnh vật gắn bó với quê hương.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25

 

 

0.25

 

 

1.0

 

 

0.25

 

 

0.25

2

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài: Triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài: Khái quát được nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giải thích câu nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự hiểu biết và cảm nhận sâu sắc; vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

* Giới thiệu, trích dẫn câu nói. Nêu nhận xét khái quát về vai trò của sách trong đời sống con người.

* Giải thích ý nghĩa câu nói.

- Giải thích: Sách là gì?

+ Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người về mọi phương diện.

+ Sách ghi lại những hiểu biết, những phát minh của con người từ xưa đến nay trên mọi phương diện.

+ Sách mở ra những chân trời mới: mở rộng sự hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ, về loài người, về các dân tộc…

- Tại sao sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người.

+ Sách giúp ta mở rộng tầm hiểu biết về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ...

+ Sách giúp ta vượt mọi khoảng cách của không gian, thời gian. Giúp hiểu biết về quá khứ, hiện tại và tương lai. Hiểu về tình hình trong địa phương, trong nước, và cả trên quốc tế...

* Nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến.

- Sách có 2 loại:

+ Sách tốt: Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết; Khám phá giá trị bản thân; Chắp cánh ước, mơ và khát vọng sáng tạo.

+ Sách xấu : Tuyên truyền lối sống không lành mạnh. Gieo rắc những tư tưởng, tình cảm tiêu cực, tác động xấu đến nhân cách con người.

- Cần có thái độ đúng đắn khi đọc sách. Tạo thói quen tốt và duy trì thói quen đọc sách; Phải biết chọn sách mà đọc; Phê phán, lên án sách xấu.

* Bàn bạc mở rộng, liên hệ thực tiễn

- Khẳng định, nhấn mạnh tác dụng to lớn và quan trọng của sách.

- Lời kêu gọi của bản thân tới mọi người, và ành động của mình.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25

 

 

 

 

 

0.25

 

 

 

 

4.0

 

 

0.5

 

1.5

 

0,75

 

 

 

 

 

 

0,75

 

1.5

 

0,75

 

0,75

 

0.5

 

0.25

 

0.25

2. Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn Số 2

Ma trận đề thi

Mức độ

 

Tên

Chủ đề

Nhận biết

Thông

hiểu

Vận dụng

Cộng

Vận dụng

Vận dụng cao

I. Đọc - hiểu

- Ngữ liệu: Một đoạn trích văn bản nghệ thuật/ Văn bản thông tin

- Tiêu chí: chọn lựa ngữ liệu: một đoạn trích dài khoảng 80 chữ.

Nhận diện phương thức biểu đạt trong đoạn văn/ biện pháp tu từ/ câu chủ động, câu bị động/ câu đặc biệt, rút gọn câu.

- Tác dụng của dấu câu

- Câu đặc biệt /rút gọn câu/ chuyển đổi câu

- Tác dụng của phép tu từ

- Khái quát nội dung chính/ vấn đề chính ... mà đoạn văn/văn bản đề cập.

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1

10

2

2

20

 

 

3

3

30

II. Làm văn

(Nghị luận về một câu tục ngữ)

 

 

Nhận biết kiểu bài nghị luận

Hiểu đúng vấn đề nghị luận

 

Vận dụng các kiến thức để làm đúng bài văn nghị luận

Bài văn có các dẫn chứng tiêu biểu lập luận chặt chẽ, có liên hệ thực tế.

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

1

10

 

1

10

 

4

40

 

1

10

1

7

70

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

2

20

 

3

30

 

4

40

 

1

10

4

10

100

I. Đọc - hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

"Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

(Nguyễn Quỳnh)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

II. Làm văn (7 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

Đáp án đề thi Văn 7 học kì 2 năm 2021 Số 2

PHẦN

Nội dung

Biểu điểm

ĐỌC HIỂU

Câu 1. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: Miêu tả kết hợp tự sự.

 

1.0

Câu 2. Tác dụng của dấu ba chấm: đánh dấu phần chưa liệt kê hết.

 

 

1.0

Câu 3.

- Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống qua đó tác giả bộc lộ và tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên.

 

 

1.0

LÀM VĂN

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

 

a. Đảm bảo cấu trúc kiểu bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận đực vấn đề.

1.0

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

1.0

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

5.0

* Giải thích:

· Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây,

· Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó.

· Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ)

· Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.

- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

 

1.5

 

 

1.0

 

1.0

 

 

0.5

 

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

 

 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả dùng từ đặt câu.

 

3. Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn Số 3

Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“...Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi ! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

- Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày !

Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

- Dạ, bẩm...

- Đuổi cổ nó ra !”

1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

…………………………………………………………………………………

2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì?

…………………………………………………………………………………

3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?

…………………………………………………………………………………

Câu 2 (2 điểm):

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân khi hộ đê trong đoạn trích trên.

Câu 3 (5 điểm): Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo truyền thống đạo lý tốt đẹp: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây./.

Đáp án đề kiểm tra Văn 7 học kì 2 số 3

Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” (0,5 điểm) Tác giả: Phạm Duy Tốn. (0,5 điểm)

2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng biểu thị lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, thể hiện sự bối rối, lúng túng, hốt hoảng, đau đớn... của nhân vật. (1,0 điểm)

3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ? (1,0 điểm)

Là một kẻ luôn tỏ ra có uy quyền, một tên quan “lòng lang dạ thú”. Ngay bên bờ tai họa của nhân dân, kẻ được coi là cha mẹ của dân lại chỉ nghĩ đến việc tận hưởng các thú vui xa hoa, ích kỉ của bản thân mình. Kẻ vô trách nhiệm, quen thói hống hách quát nạt.

Câu 2 (2 điểm):

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân khi hộ đê trong đoạn trích trên.

- Hình thức: Trình bày đúng hình thức đoạn văn (0,5)

- Nội dung:

+ Người dân đang ở trong một tình cảnh vô cùng đáng thương, tội nghiệp đối diện với cảnh đê vỡ, tính mạng hàng trăm nghìn con người đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. (0,5)

+ Họ đã cố hết sức để hộ đê nhưng dường như trời không chiều theo lòng người. (0,5)

+ Tác giả đã bộc lộ tấm lòng cảm thương sâu sắc trước tình cảnh của người dân tội nghiệp(0,5)

Câu 3 (5 điểm):

Nhân dân ta thường nói:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

a. Mở bài: (0,75)

- Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh

- Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù

- Nêu vấn đề: “Một cây..núi cao”

b. Thân bài:

Luận điểm giải thích: (0,5)

“Một cây không làm nên non, nên núi cao”

- Ba cây làm nên non, nên núi cao

- Câu tục ngữ nói lên đ/k là sức mạnh của cộng đồng dân tộc.

Luận điểm chứng minh: (3)

c. Kết bài: (0,75)

- Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc

- Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập.

4. Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn Số 4

Phần I: Phần đọc – hiểu (2,0 điểm) :

Đọc kĩ phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cảm ơn mẹ vì luôn bên con

Lúc đau buồn và khi sóng gió

Giữa giông tố cuộc đời

Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.

 

Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

 

Mẹ là ánh sáng của đời con

Là vầng trăng khi con lạc lối

Dẫu đi trọn cả một kiếp người

Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…

(Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt ?

Câu 2: Chỉ ra các từ láy có trong phần trích ?

Câu 3: Trong khổ thơ thứ hai xuất hiện biện pháp tu từ gì ?

Câu 4: Các từ vì, và, để trong phần trích thuộc từ loại gì ?

Phần II: Làm văn( 8,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh quan phụ mẫu trong đoạn trích trên.

Câu 2: (6,0 điểm)

Giải thích câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

...............Hết..............

Họ và tên thí sinh:.................................................Số báo danh.......

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 số 4

HƯỚNG DẪN CHUNG:

Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn để đánh gí tổng quát bài làm của thí sinh; cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng hoặc có những cảm nhận riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề bài thì vẫn cho đủ điểm theo hướng dẫn chấm.

Chỉ cho điểm tối đa nếu đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Những bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có sáng tạo cần được khuyến khích. Chiết điểm đến 0,25 đ.

Phần

Đáp án

Điểm

Phần I

Câu 1

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

0,5

Câu 2

- Từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng.

0,5

Câu 3

- BPTT: Điệp ngữ (Mẹ dành).

0,5

Câu 4

- Các từ và, vì, để là: Quan hệ từ

0,5

Phần II

Câu 1

(2,0 điểm)

- Hình thức: Trình bày đúng hình thức đoạn văn

- Nội dung:

+ Quan phụ mẫu là một kẻ khoe khoang, ăn chơi hưởng lạc

+ là một kẻ vô tâm, vô trách nhiệm, không quan tâm đến tính mạng của người dân, không chăm lo cho cuộc sống của người dân

+ Tác giả đã phê phán thái độ sống nhẫn tâm, hưởng lạc dẫm đạp lên trên tính mạng của người dân tội nghiệp của tên quan phụ mẫu.

 

(0,5)

 

(0,5)

 

(0,5)

 

(0,5)

Câu 2 (6,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ : “ Có công mài sắt có ngày nên kim”

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

4,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

0,5

 

 

a. Làm đúng kiểu bài nghị luận giải thích, biết sử dụng các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề. Bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết bền chí bền lòng mới thực hiện được mục đích, nguyện vọng của mình.

c. Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

1. Nghĩa đen của câu tục ngữ:

- Sắt: Là chất rắn, bề ngoài sần sùi, không sáng bóng đẹp đẽ, …

- Kim: Đồ vật nhỏ bé, nhẵn nhụi, bề mặt sáng, dùng để may vá quần áo.

–> “mài sắt” để “nên kim” là một quá trình hết sức khó khăn và gian khổ. Nó đòi hỏi con người phải có tính kiên trì, lòng quyết tâm lớn mới có thể làm được.

2. Rút ra nghĩa bóng:

- “ Sắt”: là những khó khăn, thử thách trên con đường đạt ước mơ.

- “ Kim”: thành quả sau cả một quá trình kiên trì, nhẫn nại , vượt qua mọi thử thách, chông gai.

Ý nghĩa của câu tục ngữ: có lòng kiên trì, ý chí quyết tâm và mục đích rõ ràng, thành công sẽ đến với chúng ta.

- HS lấy một vài dẫn chứng để minh họa

3. Nghĩa mở rộng:

- Có lòng kiên trì, sự quyết tâm thì bất cứ khó khăn nào, công việc gì cũng có thể vượt qua và đạt được thành công như mong muốn, không kể hoàn cảnh, tuổi tác, nghề nghiệp…

- Những ai thiếu kiên trì, không nỗ lực trong cuộc sống sẽ thường không đạt được mong muốn, ước mơ.

4. Liên hệ và rút ra bài học:

- Quyết tâm vươn lên, biết kiên trì học hỏi để trở thành những đứa con ngoan, trò giỏi.

- Có sự quyết tâm, kiên trì trong học tập, công việc thì mới đạt được thành quả xứng đáng, sẽ được mọi người quý mến, tin tưởng, cảm phục...

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện quan điểm sáng tạo; có cách diễn đạt mới mẻ.

5. Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn Số 5

Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

c. Tác phẩm trên thuộc thể loại nào?

d. Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn trích trên?

e. Chỉ ra câu văn có sử dụng phép liệt kê.

g. Câu văn nào tác giả nhận xét về tình cảnh của người dân khi hộ đê.

Phần II. Tiếng Việt (2,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Điền trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống trong các câu sau: a, cây cối đâm chồi nảy lộc.

b, thành phố lên đèn như sao sa.

Câu 2 (1,0 điểm). Cho từng đôi câu sau, hãy biến chúng thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ mà không thay đổi về nghĩa. Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong từ, cụm từ nào?

a, Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

b, Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi bằng chiếc xe đạp đó.

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Phần III. Tập làm Văn (5 điểm).

Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.

-----------Hết-----------

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)

Đáp án đề thi Ngữ văn 7 học kì 2

Phần I. Văn học (3,0 điểm)

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản: Sống chết mặc bay.(0,25)

Tác giả: Phạm Duy Tốn (0,25)

b. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (0,5)

c. Tác phẩm trên thuộc thể loại: Truyện ngắn (0,5)

d. Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn trích trên: Gần một giờ đêm (0,5)

e. Chỉ ra câu văn có sử dụng phép liệt kê: Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. (0,5)

g. Câu văn tác giả nhận xét về tình cảnh của người dân khi hộ đê: Tình cảnh trông thật là thảm.(0,5)

Phần II. Tiếng Việt (2,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Học sinh có thể điền theo nhiều từ, cụm từ khác nhau nhưng phải phù hợp với văn cảnh. Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.

a, Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.

b, Đêm, thành phố lên đèn như sao sa.

Câu 2 (1,0 điểm). Học sinh có thể làm theo nhiều cách miễn đáp ứng được yêu cầu của đề. Biến thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ mà không thay đổi về nghĩa cho 1 điểm. Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong từ, cụm từ nào đúng cho 0,25 điểm. (Nếu cuối câu không có dấu chấm câu trừ 0,25 điểm).

a, Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

VD: Chúng em học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

Cụm C-V “cha mẹ và thầy cô rất vui lòng”làm phụ ngữ cho động từ “khiến”.

b, Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi bằng chiếc xe đạp đó. VD: Tôi đi học bằng chiếc xe đạp mà bố mẹ thưởng cho tôi.

Cụm C-V “bố mẹ thưởng cho tôi” làm vị ngữ.

Phần III. Tập làm Văn (5 điểm).

Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.

* Nội dung:

I. Mở bài:

- Dẫn dắt .

- Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần giải thích.

II. Thân bài:

I. Thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”. Ý nghĩa của “Uống nước nhớ nguồn”.

a. Giải thích khái niệm:

- Uống nước: thừa hưởng thành quả lao động hoặc đấu tranh cách mạng của người khác, của các thế hệ đi trước

- Nguồn:

+ Nơi xuất phát của dòng nước (nghĩa đen).

+ Những người làm ra thành quả đó (nghĩa bóng).

b. Ý nghĩa chung của cả câu tục ngữ:

Câu tục ngữ là một triết lí sống: Khi hưởng thụ thành quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đem lại thành quả mà ta đang hưởng.

2. Giải thích tại sao Uống nước cần phải nhớ nguồn?

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công của một ai đó tạo nên.

- Lòng biết ơn đó giúp ta gắn bó với cha mẹ, ông bà, anh em, tập thể... tạo ra một xã hội nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xấu xa và độc ác.

Vì vậy, Uống nước nhớ nguồn là đạo lí mà con người phải có, và nó trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân.

- Nhớ nguồn phải thể hiện như thế nào?

+ Giữ gìn và bảo vệ thành quả của người đi trước đã tạo ra.

+ Sử dụng thành quả lao động đúng đắn, tiết kiệm.

+ Bản thân phải góp phần tạo nên thành quả chung, làm phong phú thêm thành quả của dân tộc, của nhân loại.

+ Có ý thức và có hành động thiết thực để biết đền ơn đáp nghĩa cho những người có công với bản thân, với Tổ quốc.

III. Kết bài:

- Nhấn mạnh ý nghĩa của câu tục ngữ và tác dụng của nó.

- Bài học rút ra cho bản thân.

Biểu điểm:

- Điểm 9-10: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, văn viết biểu cảm, diễn đạt trong sáng, biết giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, có dẫn chứng, còn mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 7-8: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, văn viết biểu cảm, diễn đạt lưu loát, biết giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, có dẫn chứng, còn mắc một vài sai sót nhỏ.

- Điểm 5-6: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, biết giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, còn mắc một vài sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

- Điểm 3-4: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, còn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

- Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, văn viết chung chung chưa đúng yêu cầu của đề, diễn đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, còn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

- Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng.

Mời các bạn tải về để xem đầy đủ 6 đề và đáp án của Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn có đáp án năm học 2021 - 2022. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.

Tham khảo thêm:

6. Đề thi học kì 2 lớp 7 được tải nhiều nhất

Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có tài liệu ôn thi học kì 2 cũng như các thầy cô giáo có tư liệu tham khảo ra đề, TimDapAngiới thiệu Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 với đầy đủ các do TimDapAnbiên soạn hoặc sưu tầm từ nhiều trường THCS trên cả nước, giúp các em ôn tập hiệu quả, chuẩn bị tốt nhất cho các bài thi học kì 2 lớp 7 sắp tới đạt kết quả cao. 

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm