Mời các bạn tham khảo Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn năm học 2022 - 2023 sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Các đề thi bao gồm đáp án và bảng ma trận đề thi chi tiết giúp các bạn ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 6 sắp tới đạt kết quả cao. Đồng thời đây cũng là tài liệu cho các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 cho các em học sinh. Mời các em học sinh cùng các thầy cô tham khảo chi tiết.

Trọn bộ đề thi, đáp án, bảng ma trận của 3 bộ sách mới Ngữ văn 6, các bạn tải tại đây:

1. Đề thi Ngữ văn lớp 6 cuối học kì 2 Chân trời sáng tạo

I. Phần đọc hiểu (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN

Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.

Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)

Câu 1 (1 điểm) Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào? Được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể có trong câu chuyện không?

Câu 2 (0,5 điểm) Chim Én giúp Mèn đi chơi bằng cách nào?

Câu 3 (0,5 điểm) Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

Câu 4 (1,0 điểm) Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào? Em suy nghĩ gì về hành động của Dế Mèn?

Phần 2. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy để nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác.

Câu 2 (5 điểm): Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 CTST

Câu

Yêu cầu

Điểm

I. Đọc hiểu

1

- Các nhân vật: Chim Én, Dế Mèn

- Ngôi thứ 3.

- Người kể không có trong truyện.

0,5đ

0,25

0,25

2

- Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa.

0,5

3

So sánh: nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

0,5

4

HS nêu được theo hướng:

- Chim Én: Nhân ái, giúp đỡ người khác.

- Dế Mèn: Ích kỉ, ngu ngốc.

 

0,5

0,5

Phần II. Làm văn

Câu 1 (2 điểm): Nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác. HS bộc lộ suy nghĩ theo hướng:

Mỗi người đều có sự khác biệt, không ai giống ai, vì thế nên tôn trọng sự khác biệt.

0,5

Vì sao cần tôn trọng sự khác biệt hình thức: hình thức không quan trọng bằng tính cách, tâm hồn tài năng.

0,75

Nếu ai đó khiếm khuyết về mặt hình thức, cần cảm thông, chia sẻ với họ

0,75

Chế giễu sẽ làm tổn thương người khác dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.

(Học sinh có thể diễn đạt bằng từ ngữ khác nhưng phải làm nổi bật lời khuyên không nên chế giễu người khác thì vẫn được tính điểm.)

0,5

Hình thức

Viết đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, dùng từ đặt câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa đảm bảo chính xác

0,5

Câu 2 (5 điểm): Kể lại một trải nghiệm.

- Mở bài: giới thiệu sơ lược về trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

- Thân bài:

+ Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hòa cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

+ Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng.

+ Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

0.5

3.25

 

 

 

 

0.5

Các tiêu chí về hình thức phần II viết bài văn: 0,75 điểm

Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.

0,25

Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.

0,25

Bài làm cần kết hợp giữa – miêu tả - biểu cảm hợp lí.

0,25

Bài tham khảo Kể lại chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân

Mỗi chuyến đi không chỉ đem đến những kỉ niệm đáng nhớ, mà còn giúp chúng ta có được những bài học quý giá. Nghỉ hè năm nay, em đã có một chuyến đi như vậy cùng với gia đình.

Địa điểm du lịch là bãi biển Cửa Lò vô cùng nổi tiếng. Chuyến đi kéo dài ba ngày hai đêm với nhiều trải nghiệm thú vị. Cùng đi với gia đình em còn có hai gia đình khác, họ là bạn của bố mẹ em. Em cũng đã làm quen được hai người bạn mới bằng tuổi. Xe xuất phát từ Hà Nội từ sớm, đến chiều mới tới nơi. Đến khách sạn, các gia đình đến nhận phòng và cất đồ rồi nghỉ ngơi một lúc.

Khoảng năm rưỡi chiều, mọi người mới ra tắm biển. Từ khách sạn đi bộ ra bãi biển mất khoảng mười lăm phút. Thật tuyệt vời biết bao khi em được đứng trước một bãi biển rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Chiều xuống, ông mặt trời cũng đã bớt chói chang hơn.

Bãi cát trắng ven biển bị sóng biển đánh vào ướt sũng. Chúng trở nên đậm màu hơn. Em cũng giống như rất nhiều bạn nhỏ khác thích thú với việc xây lâu đài cát. Những tòa lâu đài vừa mới xây dựng nên thì lại bị một con sóng lớn đánh cho sụp đổ. Thế nhưng em không hề thấy giận cơn sóng chút nào. Sóng đánh tan tòa lâu đài này thì em sẽ xây những tòa lâu đài khác.

Đến tối, các gia đình cùng nhau ăn tối ở một nhà hàng hải sản. Các món ăn ở đây rất ngon. Sau đó, em còn được ra biển dạo chơi nữa. Ngày hôm sau, em còn được bố mẹ dẫn đi thăm các địa danh nổi tiếng ở Cửa Lò như: đảo Hòn Ngư, chùa Lô Sơn, đảo Lan Châu. Gia đình của em đã có rất nhiều tấm ảnh đẹp để lưu giữ lại kỉ niệm.

Chuyến du lịch đã kết thúc, nhưng em vẫn cảm thấy thật háo hức. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến đi cùng với gia đình hơn nữa

2. Đề thi Ngữ văn lớp 6 cuối học kì 2 Cánh Diều

I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

01/6/2021

…Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch, với số ca mắc ghi nhận nhiều nhất nước và vẫn đang tăng hằng ngày, vẫn chưa tới đỉnh dịch.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tính đến 17h30 ngày 30-5 tỉnh đã ghi nhận 2.216 ca mắc COVID-19. Ngoài ra, có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải cách ly tập trung.

Dự báo F0 sẽ tiếp tục tăng, đời sống người dân đang bị đảo lộn khi 8/10 huyện thị của Bắc Giang phải giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, mà mùa vải đang sắp vào chính vụ...

Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch. Thiếu nhân lực, vật lực, tỉnh phải huy động cả sinh viên trường y vào cuộc. Và trong những ngày khó khăn, y bác sĩ từ Yên Bái, Hải Dương, Quảng Ninh, TP.HCM, Nha Trang... đã đến chi viện cho Bắc Giang.

…Nhưng đằng sau những tin tức tích cực ấy là sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu - những "chiến sĩ" áo trắng tình nguyện xa nhà chống dịch, xa cha mẹ già, con thơ, chống chọi với cái nóng hầm người, rát da, nóng đến mất nước trong bộ đồ bảo hộ kín mít...

Nhiều người kiệt sức ngất xỉu, có người mệt nhoài ngã bên vệ đường mà ngủ. Có người để lại con nhỏ ở nhà, đứa trẻ thấy mẹ trên tivi đã bật khóc: "Mẹ ơi sao mẹ chưa về"...

Tất cả họ đều đang phải tạm biệt gia đình, "cấm trại" tại bệnh viện và các điểm ăn ở tập trung chống dịch, nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày….

(Theo tuoitre.vn)

Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1. Đoạn trích không cung cấp cho người đọc thông tin nào?

A. Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch bệnh, với số ca mắc Covid- 19 tăng nhanh.
B. Những hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ.
C. Có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải cách ly tập trung.
D. Đồng bào cả nước đều hướng về tâm dịch Bắc Giang.

Câu 2. Những từ nào chuyên dùng trong lĩnh vực y tế?

A. Chi viện
B. Gia đình
C. Xã hội
D. Bệnh viện

Câu 3. Câu nào sau đây có thành phần trạng ngữ?

A. Tất cả họ đều đang phải tạm biệt gia đình, "cấm trại" tại bệnh viện và các điểm ăn ở tập trung chống dịch, nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày….
B. Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch.
C. Nhiều người kiệt sức ngất xỉu, có người mệt nhoài ngã bên vệ đường mà ngủ.
D. Có người để lại con nhỏ ở nhà, đứa trẻ thấy mẹ trên tivi đã bật khóc: "Mẹ ơi sao mẹ chưa về"...

Câu 4. Chức năng của trạng ngữ được xác định ở câu hỏi 3 là gì?

A. Chỉ thời gian
B. Chỉ mục đích
C. Chỉ địa điểm
D. Chỉ phương tiện

Câu 5. Phương án nào nêu đúng nhất ý nghĩa của cách gọi y bác sĩ là “những chiến sĩ áo trắng” trong đoạn trích?

A. Ca ngợi y bác sĩ với chiếc áo blu trắng đang tham gia chống đại dịch.
B. Ca ngợi y bác sĩ cống hiến, hy sinh thầm lặng trong trận chiến chống đại dịch.
C. Ca ngợi y bác sĩ sẵn sàng xa nhà trong trận chiến chống đại dịch.
D. Ca ngợi y bác sĩ đã làm việc kiệt sức trong trận chiến chống đại dịch.

Câu 6. Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Trong đó có sử dụng trạng ngữ.

Câu 7. Đoạn trích gửi gắm những thông điệp gì? (Trình bày 1 đoạn văn từ 5 -> 7 câu).

II. Viết (6,0 điểm)

Viết bài văn tả lại một giờ ra chơi (hoặc một giờ học) mà em hứng thú.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều

I. Đọc hiểu

- Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm.

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án D D B A B

- Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm.

Điểm Tiêu chí Ghi chú

0.5

- Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có sử dụng trạng ngữ. (0,25)

- Nội dung: bày tỏ cảm xúc chân thật, xúc động của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. (0,25)

- Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Trong đó có sử dụng trạng ngữ.

 

0.25

- Đảm bảo ½ yêu cầu:

+ Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có sử dụng trạng ngữ.

+ Nội dung: bày tỏ cảm xúc chân thật, xúc động của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch.

0

- HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu.

- Câu 7: Tối đa được 1 điểm.

Điểm Tiêu chí Ghi chú

1

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)

- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25)

- HS nêu được những thông điệp chính, sâu sắc qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích: nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và cảm phục, biết ơn đội ngũ y bác sĩ....(0,5)

- Nội dung: Nêu được những thông điệp qua đoạn trích.

- Hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.

 

0.75

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)

- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25)

- HS nêu được những thông điệp chính qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích: nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và cảm phục, biết ơn đội ngũ y bác sĩ....(0,25)

0.5

- HS viết đúng thể thức một đoạn văn, còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. (0.25).

- Nêu được thông điệp chính nhưng chưa đầy đủ (0.25).

0.25

- Trình bày bằng một đoạn văn nhưng chưa đủ câu theo yêu cầu, chưa khoa học, còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa.

- HS nêu được một thông điệp qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích.

0

- Còn gạch ý mà không viết đoạn hoặc không làm.

- HS chưa nêu đúng thông điệp nào gắn với đoạn trích hoặc chưa làm.

II. Viết

Tiêu chí

Nội dung/Mức độ

Điểm

     
     

1

Đảm bảo cấu trúc bài văn (theo kiểu bài yêu cầu trong đề)

0,5

     

2

Xác định đúng vấn đề (cần giải quyết theo yêu cầu của đề)

0,5

     

3

Triển khai vấn đề (theo yêu cầu của đề)

3,5

 

(Cần chi tiết hóa điểm cho mỗi ý cụ thể khi triển khai vấn đề và thống nhất trong Hội đồng chấm kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt khuyến khích tư duy sáng tạo của HS )

 
     

4

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

5

Sáng tạo

1

3. Đề thi Ngữ văn lớp 6 cuối học kì 2 Kết nối tri thức

I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng, thời Xuân Thu chiến quốc Tề Trang Công đi săn, giữa đường gặp một con bọ ngựa, nghểnh đầu giơ càng ra để chặn xe vua lại. Vua hỏi quần thần: “Con gì đấy?” một lính hộ giá thưa: “Một con bọ ngựa không tự lựa sức mình!”. Câu này về sau cho đến nay thành thành ngữ “Bọ ngựa không biết lượng sức”. Đúng là bọ ngựa cản xe, cũng hơi quá đáng, nhưng nó có đôi tay lợi hại, côn trùng thấy nó đều phải ngại.

Bọ ngựa có một đôi chân trước, co trước ngực, trên cái cổ dài là một cái đầu nhỏ hình tam giác bẹt. Trên chiếc miệng nhỏ xíu có một cặp hàm đen tía xấu xí, cổ nó rất mềm mại, có thể quay đầu đi mọi phía. Thần thái của nó rất nhu mì.

Lúc thường, bọ ngựa đậu trên cây, màu thân nó hòa vào với môi trường làm một, nên rất khó phát hiện. Nó thường nghênh đầu, giơ chân, quan sát tình địch. Khi phát hiện mục tiêu, như tên bắn, phóng đôi dao quắm ra vồ mồi, chẳng bao giờ vồ trượt.

Bọ ngựa là côn trùng ăn thịt. Nó ăn châu chấu, ruồi, nhặng, muỗi, bướm ngài, đa số là côn trùng có hại. Một con bọ ngựa trong 2- 3 tháng, ăn hết 700 con muỗi. Sở dĩ nó bắt mồi chính xác là vì cặp mắt kép của nó có hệ thống ngắm hoàn chỉnh. Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng….

(Trích Bách khoa toàn thư tuổi trẻ, thiên nhiên và môi trường, Nguyễn văn Thi - Nguyễn Kim Đô dịch, NXB Phụ nữ, lưu chiểu 2002, tr.511- 512)

Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1. Đoạn trích cung cấp cho người đọc thông tin chính nào?

A. Đặc điểm của con bọ ngựa.
B. Một truyền thuyết Trung Quốc thời Xuân Thu chiến quốc.
C. Bọ ngựa cản xe Tề Trang Công, hơi quá đáng.
D. Con trùng thấy bọ ngựa đều ngại.

Câu 2. Những từ nào sau đây là từ láy?

A. bọ ngựa
B. nhỏ xíu
C. truyền thuyết
D. mềm mại

Câu 3. Chức năng của trạng ngữ trong câu: “Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng.”?

A. Chỉ thời gian
B. Chỉ mục đích
C. Chỉ phương tiện
D. Chỉ địa điểm

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong câu văn: “Thần thái của nó rất nhu mì.”?

A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ

Câu 5. Dòng nào nêu không đúng tác dụng của biện pháp tu từ được xác định ở câu hỏi 4?

A. Gợi tả hình ảnh một con bọ ngựa hiền lành, nết na như người con gái.
B. Con bọ ngựa trở nên vô cùng sinh động, gần gũi và dễ thương.
C. Tạo ấn tượng sâu sắc, lôi cuốn cho người đọc.
D. Lý giải sự lợi hại của con bọ ngựa.

Câu 6. Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.

Câu 7. Đoạn trích đã đem đến cho em những hiểu biết và bài học gì? (Trình bày 1 đoạn văn từ 5-> 7 câu).

II. Viết (6,0 điểm)

Trường học là ngôi nhà thứ hai với biết bao điều đáng để các em quan tâm: tình thầy trò, quan hệ bạn bè, bạo lực học đường, rác thải, gian lận trong kiểm tra,… Em hãy viết một bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm nhất trong nhà trường hiện nay.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 KNTT

I. Đọc hiểu

- Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm.

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án A D C B D

- Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm.

Điểm Tiêu chí Ghi chú

0.5

- Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ. (0,25)

- Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa. (0,25)

- Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.

 

0.25

- Đạt ½ yêu cầu:

+ Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ .

+ Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa.

0

- HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu.

- Câu 7: Tối đa được 1 điểm.

Điểm Tiêu chí Ghi chú

1

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)

- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25)

- Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết sâu sắc và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,...(0,5)

- Nội dung: HS trình bày những hiểu biết và bài học của bản thân sau khi đọc đoạn trích.

- Hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.

 

0.75

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)

- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25)

- Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết mới và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,...(0,5)

0.5

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu nhưng còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. (0,25)

- Qua đoạn trích, trình bày hiểu biết và bài học của bản thân về con bọ ngựa. (0,25)

0.25

- HS viết 1 đoạn văn nhưng còn chưa đúng thể thức, chưa đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu, nhưng còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp.

- Trình bày được hiểu biết, bài học của mình nhưng còn lộn xộn.

0

- HS chưa viết 1 đoạn văn đúng thể thức hoặc không viết.

- Chưa trình bày được những hiểu biết, bài học của bản thân.

II. Viết

Tiêu chí Nội dung/Mức độ Điểm

1

Đảm bảo cấu trúc bài văn (theo kiểu bài yêu cầu trong đề)

0,5

2

Xác định đúng vấn đề (cần giải quyết theo yêu cầu của đề)

0,5

3

Triển khai vấn đề (theo yêu cầu của đề)

(Cần chi tiết hóa điểm cho mỗi ý cụ thể khi triển khai vấn đề và thống nhất trong Hội đồng chấm kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt khuyến khích tư duy sáng tạo của HS)

3,5

4

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

5

Sáng tạo

1

Đề cương ôn tập sách mới Ngữ văn 6

Trong chương trình học sách mới lớp 6 theo chương trình GDPT, các em tham khảo chuyên mục soạn văn, soạn bài sách mới như sau:

  • Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức
  • Ngữ Văn 6 Chân Trời Sáng Tạo tập 2
  • Ngữ Văn 6 Chân Trời Sáng Tạo tập 1
  • Ngữ Văn 6 Cánh Diều

4. Đề thi Ngữ văn lớp 6 cuối học kì 2 Sách cũ

Đề thi môn Ngữ Văn lớp 6 học kỳ 2 có đáp án bao gồm 4 đề thi có đáp án và biểu điểm chấm chi tiết cho các em học sinh tham khảo nắm được cấu trúc đề thi, các dạng bài tập ôn thi học kì 2. Sau đây là các đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn được tuyển chọn từ các trường THCS trên cả nước.

Ma trận đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn

Mức độ

 

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

 

Chủ đề 1. Văn bản:

Cô Tô

 

Nhận biết tác giả, tác phẩm. Nêu nghệ thuật trong đoạn văn.

 

 

 

 

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

Số câu:1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ.

 

Chép lại khổ thơ. Liên hệ tình cảm của học sinh với Bác Hồ.

 

 

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

 

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Chủ đề 2. Tiếng Việt:

Câu trần thuật đơn có từ là.

 

 

Tìm xác định câu trần thuật đơn có từ là, xác định thành phần câu, kiểu câu.

 

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

 

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Chủ đề 3

Tập làm văn:

Văn bản miêu tả

 

 

 

Tạo lập văn bản miêu tả.

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ : 50%

Tổng câu

Tổng điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

 

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 3

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

Đề cương, đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn - Đề 1

Câu 1: (2 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi và cát lai vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi."

(Ngữ Văn 6 – tập 2)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

c. Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn và cho biết tác dụng của cách diễn đạt ấy.

Câu 2: (2 điểm)

Đặt một câu trần thuật đơn có từ là và xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Cho biết câu ấy thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu trần thuật đơn có từ là?

Câu 3: (1 điểm)

Chép thuộc lòng khổ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. Qua khổ thơ này em hiểu gì về Bác Hồ của chúng ta?

Câu 4: (5 điểm)

Em viết bài văn tả mẹ của em.

>> Tham khảo: Văn tả mẹ lớp 6 Hay Chọn Lọc (10 mẫu)

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn - Đề 1

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(2 điểm)

a/- Đoạn văn trích: văn bản Cô Tô.

- Tác giả Nguyễn Tuân.

b/- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả.

c/- Nhận xét về về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn và tác dụng của cách diễn đạt

- Tác giả dùng tính từ gợi tả màu sắc vừa tinh tế, gợi cảm, trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (vàng giòn) gợi tả sắc vàng riêng biệt ở Cô Tô.

- Từ ngữ miêu tả gợi một bức tranh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.

0,25 điểm

0,25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

 

0.5 điểm

 

 

0.5 điểm

 

Câu 2

(2 điểm)

- Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô /là một ngày trong trẻo và

                   CN                                    VN

sáng sủa.

- Xác định đúng CN- VN

-> Câu miêu tả.

0,5 điểm

 

 

1 điểm

0,5 điểm

Câu 3

(1 điểm)

- Chép đúng khổ thơ:

“…Đêm nay Bác không ngủ

Đêm nay Bác ngồi đó

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.”

(Minh Huệ)

- Nêu suy nghĩ tình cảm yêu mến của bản thân với Bác Hồ kính yêu.

 

0.5 điểm

(sai 2 lỗi trừ 0,25 điểm)

 

0.5 điểm

Câu 4

(5 điểm)

- Yêu cầu về hình thức: bài viết có bố cục 3 phần, trình bày sạch sẽ.

- Yêu cầu về nội dung: bài viết đảm bảo các ý sau.

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về mẹ.

b. Thân bài:

* Tả hình dáng:

- Dáng người tầm thước, thon gọn.

- Khuôn mặt….

* Tả tính tình, hoạt động:

- Hòa nhã, chu đáo, cẩn thận…

- Nấu ăn ...

- Dọn nhà cửa…

- Tình cảm của mẹ với em…

* Tình cảm của em dành cho mẹ….

c. Kết bài:

Suy nghĩ của bản thân.

 

 

 

 

0,5 điểm

 

0.5 điểm

0.5 điểm

 

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

1 điểm

 

0.5 điểm

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn - Đề 2

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.

(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)

a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì? Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

(Minh Huệ)

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài)

b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

(Đoàn Giỏi)

Câu 3. (5,0 điểm)

Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...).

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn - Đề 2

Câu

(điểm)

Ý

Nội dung

Thang

điểm

 

 

 

 

Câu 1

(3,0 đ)

 

 

 

a

- Lời kể trong đoạn văn là của nhân vật người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh).

- Đoạn văn kể về tâm trạng, cảm xúc của người anh sau khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện.

- Nhân vật “tôi” – người anh, không thể thân với em gái như trước kia được nữa, vì:

+ Người anh mặc cảm, tự ti nghĩ rằng bản thân không có năng khiếu gì, cảm thấy mình thua kém em.

+ Ghen tuông, đố kị với tài năng của em.

0,5đ

 

 

0,5đ

 

 

 

0,5đ

 

0,5đ

 

 

b

- Ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi”: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.

1,0đ

 

 

Câu 2

(2,0 đ)

 

a

- Hai câu thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ (Người Cha –> Bác Hồ).

- Tác dụng: Bác Hồ được miêu tả như một người cha luôn luôn dành sự quan tâm, yêu thương, chăm lo cho các anh bộ đội như những đứa con của mình. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng, thương yêu của anh đội viên đối với Bác.

0,5đ

 

 

0,5đ

b

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ:

Chủ ngữ

Vị ngữ

b1) Tôi

 

đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

b2) Chợ Năm Căn

nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

 

 

 

 

 

0,5đ

 

 

 

0,5đ

 

 

 

 

 

 

 

Câu 3

(5,0 đ)

MB

Thông qua dẫn dắt giới thiệu đối tượng miêu tả: người thân em định tả là ai, ấn tượng chung của em đối với người đó.

0,5đ

 

 

 

 

 

 

 

TB

HS tả chi tiết đối tượng, đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Giới thiệu về người thân: Tuổi, nghề nghiệp...

- Tả hình dáng: Dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, màu da, cách ăn mặc...

- Tả tính cách: Tính tình hàng ngày của người thân, tính cách trong công việc, tình cảm dành cho em và gia đình, tình cảm đối với hàng xóm...

- Tả hoạt động: Công việc hàng ngày trong gia đình, công việc chính, sở thích, các công việc khác...

...

* Lưu ý: Trong quá trình tả cần biết kết hợp với một số phép tu từ như ẩn dụ, so sánh...và các phương thức biểu đạt khác để đối tượng miêu tả được hiện lên rõ hơn, gợi cảm hơn.

 

1,0đ

 

1,0đ

 

 

1,0đ

 

 

1,0đ

KB

- Vai trò của người đó đối với em trong cuộc sống...

- Tình cảm của em, ước mong và lời hứa đối với người thân...

0,5đ

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn - Đề 3

I. VĂN–TIẾNG VIỆT

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Em hãy cho biết văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Ngữ văn 6 – Tập hai) trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Trình bày nội dung của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

Câu 2: (1,0 điểm)

Câu trần thuật đơn là gì?

Câu 3: (1,0 điểm)

Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a) Tôi về, không một chút bận tâm.

b) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

II. Tập làm văn

Câu 4 (6,0 điểm)

Hãy viết một bài văn miêu tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn - Đề 3

 

Nội dung

Thang điểm

I. VĂN–TIẾNG VIỆT

Câu 1

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích trong tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu ký.

- Tác giả: Tô Hoài

b. Nội dung của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”:

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi.

Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

 

 

0.5

 

0.5

 

0.5

 

0.5

Câu 2

 

Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

 

1.0

Câu 3

 

 

 

Xác định chủ ngữ, vị ngữ:

a. Tôi / về, không một chút bận tâm.

    CN           VN

b. Chợ Năm Căn / nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

          CN                                        VN

 

 

0.5

 

0.5

II. LÀM VĂN:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Dàn bài gợi ý:

Mở bài:

- Giới thiệu giờ ra chơi của trường em

Thân bài:

* Tả bao quát:

- Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi

- Không khí chung (nhộn nhịp, sôi nổi ...)

* Tả chi tiết theo trình tự hợp lý:

- Hoạt động vui chơi, học tập của học sinh (các trò chơi, ôn bài, trò chuyện,... )

- Âm thanh

- Cảnh vật sân trường trong giờ ra chơi

* Cảnh sân trường sau giờ chơi:

Kết bài:

- Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.

Biểu điểm bài Làm văn:

- Đáp ứng đủ các yêu cầu của đề, bố cục đủ 3 phần, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, bài viết chân thật, xúc động.

- Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của đề, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

- Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên.

- Đáp ứng được nửa các yêu cầu của đề.

- Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.

- Hoàn toàn lạc đề

1.0

 

1.0

 

 

2.5

 

0.5

1.0

 

 

 

 

 

 

6 đ

 

5 đ

 

4 đ

3 đ

1- 2 đ

0 đ

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn - Đề 4

Câu 1: (2 điểm) Trình bày diễn biến tâm trạng người anh trong câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi” khi đứng trước bức tranh do em gái đem hết tâm hồn, tình cảm, tài năng để vẽ. Từ tâm trạng đó người anh đã nhận thức được điều gì?

Câu 2: (1 điểm) Văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới thuộc thể loại gì? Sử dụng ngôi kể nào?

Câu 3: (2 điểm) Kể tên các kiểu câu trần thuật đơn có từ là? Lấy ví dụ minh họa cho một trong các kiểu câu đó và cho biết ví dụ đó thuộc kiểu câu trần thuật đơn có từ là nào?

Câu 4: (1 điểm) Hoàn chỉnh các câu sau bằng cách thêm thành phần chính phù hợp vào chỗ trống:

a. Buổi sáng, …

b. Trên đồi, …

Câu 5: (4 điểm) Hãy viết bài văn miêu tả cô giáo em đang say sưa giảng bài trên lớp.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn - Đề 4

Câu

(điểm)

Ý

Nội dung

Thang

điểm

 

 

 

Câu 1

(2 điểm)

 

- Tâm trạng người anh khi đứng trước trước bức tranh do em gái đem hết tâm hồn, tình cảm, tài năng để vẽ:

+ Ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến sững người vì không thể ngờ.

+ Hãnh diện, tự hào, vì dáng vẻ của chính mình.

+ Xấu hổ vì thái độ và suy nghĩ, hành động tồi tệ, nhỏ nhen của mình đối với em bấy lâu nay.

- Anh ăn năn, hối hận, tự thấy mình không xứng đáng được em tôn trọng, đề cao như thế.

 

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

0,5 điểm

 

0,5 điểm

Câu 2

(1 điểm)

 

- Văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới thuộc thể loại tùy bút (bút kí).

- Ngôi kể thứ ba

0,5 điểm

 

0,5 điểm

Câu 3

(2 điểm)

 

- HS kể tên được 4 kiểu câu trần thuật đơn có từ là :

+ Câu định nghĩa

+ Câu giới thiệu

+ Câu miêu tả

+ câu đánh giá

 

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

- Lấy được ví dụ cho một trong bốn kiểu câu trên.

- Xác định ví dụ đó thuộc kiểu câu trần thuật đơn có từ là nào.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4

(1 điểm)

 

HS hoàn chỉnh các câu bằng cách thêm chủ ngữ và vị ngữ thích hợp (mỗi ý đúng 0,5 điểm)

1 điểm

 

Câu 5

(4 điểm)

 

 

 

 

 

 

* Yêu cầu:

- Bố cục: 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Cần kết hợp miêu tả với các phương thức biểu đạt khác: biểu cảm, tự sự…

- Trình bày rõ ràng.

- Chữ viết sạch sẽ cẩn thận.

 

 

 

 

 

MB

Giới thiệu người được tả

0,5 điểm

 

TB

Miêu tả chi tiết:

- Ngoại hình

- Cử chỉ

- Lời nói

- Hành động

 

0,75 đ

0,75 đ

0,75 đ

0,75 đ

KB

Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ về người được tả.

0,5 điểm

 

* Lưu ý Câu 5:

- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn miêu tả là 1,5 điểm.

- Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi chính tả là 0,5 điểm

- Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.

 

5. Đề thi và đề cương ôn thi học kì 2 lớp 6 khác

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 6 sắp tới, các em học sinh cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau, đồng thời nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 6 trên TimDapAnvới đầy đủ các môn Toán, Văn, Tiếng Anh, LSĐL, Khoa học tự nhiên... sẽ là bộ tài liệu phong phú và hữu ích cho các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao. 

Để chuẩn bị cho chương trình sách mới các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau

Tất cả các Tài liệu được chia sẻ miễn phí phục vụ công tác giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm dạy học sách mới.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!