Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn

Mời các bạn tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2022 - 2023. Tài liệu hệ thống kiến thức được học trong chương trình Ngữ văn 6 KNTT học kì 2. Nội dung đề cương bám sát chương trình học cho các bạn cùng tham khảo, chuẩn bị cho bài thi cuối năm học lớp 6 đạt kết quả cao.

A. ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN ĐỌC

I. ÔN TẬP TRUYỆN

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Chuyện về những người anh hùng

Thánh Gióng

Dân gian

Truyền thuyết

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết.

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Dân gian

Truyền thuyết

“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm của nước ta và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

- Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.

- Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.

Thế giới cổ tích

Thạch Sanh

Dân gian

Truyện cổ tích

Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.

Thạch Sanh

Cây khế

Dân gian

Truyện cổ tích

Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người.

- Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo.

- Sử dụng chi tiết thần kì.

- Kết thúc có hậu.

Vua chích chòe

Truyện cổ Grim

Truyện cổ tích

Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.

Truyện cổ tích có nhiều tình tiết hấp dẫn, cuốn hút, lời kể hấp dẫn, khéo léo , sử dụng biện pháp điệp cấu trúc.

Khác biệt và gần gũi

Bài tập làm văn

Rơ - nê Gô - xi - nhi và Giăng - giắc Xăng - pê

Truyện ngắn

- Trong học tập, hoạt động nhóm, trao đổi giúp đỡ nhau là điều cần thiết, tuy nhiên viết một bài TLV phải là hoạt động cá nhân, không thể hợp tác như làm những công việc khác.

- Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân.

- Lời kể chuyện có giọng hài hước, vui nhộn.

- Lời đối thoại của các nhân vật có nhiều sắc thái.

II. ÔN TẬP VĂN BẢN THÔNG TIN

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Chuyện về những người anh hùng

Ai ơi mồng chín tháng tư

Anh Thư

VB thông tin

- Giới thiệu về lễ hội đền Gióng. Qua đó thể hiện được nét đẹp văn hoá tâm linh và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

- Sử dụng các phương thức thuyết minh, ngắn gọn, súc tích.

Trái đất -Ngôi nhà chung

Trái đất – cái nôi của sự sống

Hồ Thanh Trang

Văn bản thông tin.

- Trái đất là cái nôi của sự sống con người phải biết bảo vệ trái đất. Bảo trái đất là bảo vệ sự sống của chính mình.

- Kêu gọi mọi người luôn phải có ý thức bảo vệ trái đất.

- Nghệ thuật vừa theo trình tự thời gian vừa theo trình tự nhân quả giữa các phần trong văn bản. Cái trước làm nảy sinh cho cái sau chúng có quan hệ ràng buộc với nhau

Các loài chung sống với nhau như thế nào?

Ngọc Phú

Văn bản thông tin.

- Văn bản đề cập đến vấn đề sự đa dạng của các loài vật trên TĐ và trật tự trong đời sống muôn loài.

- VB đã đặt ra cho con người vấn đề cần biết chung sống hài hoà với muôn loài, để bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên trên TĐ.

- Số liệu dẫn chứng phù hợp, cụ thể, lập luận rõ ràng, logic có tính thuyết phục.

- Cách mở đầu - kết thúc văn bản có sự thống nhất, hỗ trợ cho nhau tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cho VB.

Trái đất

Ra - xun Gam - da - tốp

thơ tự do

- Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái đất, đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái đất.

- Thể thơ tự do, các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, ẩn dụ..

III. ÔN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Khác biệt và gần gũi

Xem người ta kìa

Lạc Thanh

Văn nghị luận

Bài văn “Xem người ta kìa!” bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan.

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng xác đáng cùng cách trao đổi vấn đề mở, hướng tới đối thoại với người đọc.

Hai loại khác biệt

Giong-mi Mun

Văn nghị luận

Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

- Lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, cụ thể, có tính thuyết phục.

- Cách triển khai từ bằng chứng thực tế để rút ra lí lẽ giúp cho vấn đề bàn luận trở nên nhẹ nhàng, gần gũi, không mang tính chất giáo lí.

B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:

I. Kiến thức chung:

Bài

Kiến thức Tiếng Việt

Ví dụ

Chuyện về những người anh hùng

Dấu chấm phẩy: thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp.

Ví dụ:

Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh.

Khác biệt và gần gũi

- Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biến là ở đầu câu. Trạng ngữ được dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức của sự việc được nói đến trong câu. Ngoài ra, trạng ngữ còn có chức năng liên kết câu trong đoạn.

- Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản: Để thể hiện một ý, có thể dùng những từ ngữ khác nhau, những kiểu cấu trúc câu khác nhau. Khi tạo lập văn bản, người viết thường xuyên phải lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc câu phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói.

Ví dụ:

- Trạng ngữ:

- Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, võ tận và hấp dẫn lạ lùng. (Chỉ thời gian)

- Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. (Chỉ thời gian)

- Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình. (Chỉ nguyên nhân)

- Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản:

“ Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn”.

Từ “khuất” phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh. vì so với từ “mất” và “chết” thì từ “khuất” thể hiện cách nói giảm, nói tránh, bớt đi sự đau đớn, buồn bã. Còn từ “hi sinh” chỉ dùng cho những người có công trạng nào đó với cộng đồng. Từ “từ trần” dùng khi người đó vừa mất, còn ở đây bà mẹ đã khuất từ nhiều năm trước nên dùng từ “khuất” là hợp lí nhất.

Trái đất- Ngôi nhà chung

Nhận biết đặc điểm và chức năng văn bản:

- Căn cứ vào sự có mặt hay không có mặt của các phương tiện phi ngôn ngữ để xác định tính chất văn bản: văn bản thông thường hay văn bản đa phương thức.

- Những nhu cầu giao tiếp đa dạng dẫn đến việc hình thành nhiều loại văn bản khác nhau: văn bản thông tin, văn bản nghị luận, văn bản văn học. Có thể căn cứ vào chức năng chính mà một văn bản phải đảm nhiệm như thông tin, thuyết phục, hay thẩm mĩ để biết được văn bản thuộc loại nào

Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ:

Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác. Tiếng Việt từng vay mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng Pháp. Hiện nay, tiếng Việt có xu hướng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh.

Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ giữa các dân tộc, các ngôn ngữ thường vay mượn từ của nhau để làm giàu cho vốn từ của mình.

Nhận biết đặc điểmvà chức năng văn bản:

“Trái đất - cái nôi của sự sống” là một văn bản vì có những yêu cầu sau:

- Có bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng.

- Là văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về trái đất.

- Nội dung của văn bản bao gồm: vị trí của Trái đất, sự sống trên trái đất, muôn loài trên trái đất, con người trên trái đất, tình trạng trái đất và đưa ra lời kêu gọi để bảo vệ trái đất.

Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ:

Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quẩn xã, trong những bai-ôm khác nhau. Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài.

Trong đoạn văn trên có nhiều từ là từ mượn, chẳng hạn: động vật, thực vật, tồn tại, bai-ôm,...

..................................

Trên đây là toàn bộ Đề cương môn Văn học kì 2 lớp 6 KNTT, hy vọng tài liệu sẽ giúp các em học sinh nắm vững phần kiến thức trọng tâm của chương trình Ngữ văn 6 học kì 2, từ đó triển khai làm các đề văn hiệu quả. Ngoài việc ôn tập theo đề cương thì việc thực hành giải các đề thi học kì lớp 6 cũng là việc rất thiết để các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, giúp các em chủ động, tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức của mình. Các nội dung kiểm tra trong đề thi học kì 2 lớp 6 nói chung và Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn - Kết nối nói riêng đều là các kiến thức trọng tâm bám sát vào chương trình sách giáo khoa, là tài liệu phong phú và hữu ích để các em ôn luyện.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!