Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 trọn bộ 3 sách mới: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều được TimDapAnsưu tầm, chọn lọc. Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 6 này bao gồm các dạng bài tập trọng tâm, các đề mẫu môn Ngữ văn dành cho các bạn học sinh lớp 6, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 sắp diễn ra. Đồng thời đây là tài liệu hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 cho các em học sinh. Mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tải về bản đầy đủ.

Link tải chi tiết từng đề cương:

1. Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo

Phần 1: Ma trận kiểm tra học kì II

I. Văn bản:

1. Các văn bản:

  • Học thầy, học bạn
  • Bàn về nhân vật Thánh Gióng
  • Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc
  • Lẵng quả thông
  • Con muốn làm một cái cây
  • Và tôi nhớ khói

2. Yêu cầu:

  • Nắm được xuất xứ, thể loại, ngôi kể, sự việc, nhân vật, chi tiết tiêu biểu....; phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
  • Nắm được các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
  • Khái quát được đặc sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản hay đoạn trích thuộc văn bản.
  • Bài học, thông điệp.

II. Tiếng Việt

1. Nội dung:

  • Từ mượn; Yếu tố Hán Việt
  • Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó.

2. Yêu cầu:

  • Hiểu được mục đích của việc mượn từ và nắm được nguyên tắc mượn từ.
  • Hiểu được nghĩa các yếu tố Hán Việt.
  • Nắm được ý nghĩa của việc lựa chọn cấu trúc câu. Biết viết câu theo cấu trúc để nhấn mạnh ý nghĩa.

III. Tập làm văn

  • Kể lại một trải nghiệm của bản thân.
  • Thuyết minh thuật lại một sự việc.

Phần 2: Kiến thức ôn tập

I. VĂN BẢN

Văn bản

Ý kiến

Lí lẽ và bằng chứng

Học thầy, học bạn

Học từ thầy là quan trọng

Lí lẽ 1: Dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo

Lí lẽ 2: Cần một người thầy có hiểu biết, giàu kinh nghiệm.

Bằng chứng: Thầy Ve-rốc-chi-o dạy dỗ Lê-ô-na-đô Đa Vin- chi thành tài.

Học từ bạn bè cũng rất quan trọng.

Lí lẽ: Học từ bạn, đồng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ chịu hơn.

Bằng chứng: Thảo luận nhóm là một phương pháp học từ bạn hiệu quả để mỗi thành viên đều tích luỹ được tri thức cho mình.

Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Thánh Gióng là một nhân vật phi thường.

- Lí lẽ 1: Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường.

- Bằng chứng: những chi tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng, Gióng bay về trời...

- Lí lẽ 2: Ở Gióng có cả sức mạnh của thể lực và sức mạnh của tinh thần, ý chí

- Bằng chứng: 3 tuổi bỗng cất tiếng nói, Gióng lớn nhanh như thổi, nhổ bụi tre đánh giặc…

Thánh Gióng cũng mang những nét bình thường của con người trần thế.

- Lí lẽ 1: Nguồn gốc, lai lịch của Gióng thật rõ ràng, cụ thể và xác định.

- Bằng chứng: Gióng là một con Người, một con người của làng Phù Đổng, nước Văn Lang, đời Hùng Vương thứ sáu.

- Lí lẽ 2: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị.

- Bằng chứng: Gióng vẫn phải "nằm trong bụng mẹ", "vẫn phải uống nước, ăn cơm với cà", vẫn mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng,...

Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?

Ngọt ngào là hạnh phúc

- Lý lẽ 1: sự dịu dàng, thoải mái, bình yên.

- Bằng chứng: Sự quan tâm, yêu thương, lời nói ngọt ngào dành cho nhau.

- Lý lẽ 2: Cuộc sống giàu có, sung túc đầy đủ.

- Bằng chứng: Tỉ phú Bill Gates dành 45,6% tài sản làm quỹ từ thiện.

Hạnh phúc còn được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau

- Lý lẽ 1: Khi mang con trong bụng mẹ thấy nặng nề, mệt nhọc, khi sinh con….

- Bằng chứng: Biết con bình an, con khóc …

- Lý lẽ 2: Không may mắc bệnh hiểm nghèo vẫn có thể hạnh phúc.

- Bằng chứng: Võ Thị Ngọc Nữ….

VĂN BẢN

PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

NỘI DUNG

NGHỆ THUẬT

Lẵng quả thông

Tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Câu chuyện kể về cách tặng quà và món quà của nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng cô bé Đa-ni, tác giả khẳng định giá trị của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn con người.

- Lời văn nhẹ nhàng, sâu sắc, thể hiện sự quan sát và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

- Ngôn ngữ miêu tả chính xác, giàu cảm xúc.

Con muốn làm một cái cây

Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Truyện Con muốn làm một cái cây kể về kỉ niệm thời thơ ấu gắn bó với thiên nhiên, với người ông nhân hậu và ước mơ được sống trong một không gian quen thuộc của đứa trẻ.

-Xây dựng hình ảnh cây ổi, tạo nên nét đặc sắc cho truyện: là hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối truyện, kết nối thời gian từ quá khứ - hiện tại – tương lai.

-Thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật sâu sắc, làm nổi bật được tâm lí trẻ thơ.

Và tôi nhớ khói

Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Văn bản là những cảm nhận sâu sắc, tinh tế của tác giả về hình ảnh khói bếp gắn liền với tuổi thơ nơi quê hương.

- Hình ảnh khói bếp được nhân hóa, mang đủ những cung bậc cảm xúc, trở nên gần gũi, thân quen với con người. Cách cảm nhận tinh tế, sâu sắc bằng nhiều giác quan.

II. TIẾNG VIỆT

1. Từ mượn; Yếu tố Hán Việt:

- Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.

Ví dụ: Tráng sĩ, hải sản, gia nhân, radio, axit...

* Lí do mượn:

  • Do từ thuần Việt còn thiếu để gọi tên sự vật.
  • Để làm giàu thêm cho vốn từ của mình.

* Nguyên tắc mượn:

  • Mượn khi cần tạo sự trang trọng, nhã nhặn, lịch sự.
  • Không lạm dụng từ mượn gây khó hiểu làm mất đi sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt.

2. Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó:

  • Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến.
  • Viết câu nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn.

III. TẬP LÀM VĂN

  • Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
  • Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự việc.

Dàn ý chung:

1. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện.

  • Thời gian
  • Không gian
  • Những nhân vật có liên quan
  • Kể lại các sự việc

Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân.

BẢNG KIỂM

CÁC PHẦN VIẾT CỦA BÀI

NỘI DUNG KIỂM TRA

ĐẠT/

CHƯA ĐẠT

Mở bài

Dùng ngôi thứ nhất để kể

Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm

Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc

Thân bài

Trình bày hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng

Miêu tả chi tiết các sự việc

Thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc được kể.

Kết bài

Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân

2. Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 6 Cánh diều

1. Nội dung ôn tập

a. Đọc hiểu văn bản:

Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu đã học là:

- Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài): Bài học đầu tiên của Dế Mèn khi gián tiếp hại chết Dế Choắt: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỷ để mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình.

- Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin): Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc như mụ vợ từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: kể xấu xa, tham lam, bội bạc cuối cùng sẽ bị trừng trị.

- Cô bé bán diêm (An-đec-xen): Số phận của cô bé đáng thương, vạch trần xã hội lạnh lùng vô cảm, thể hiện tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ.

- Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ): Một đêm anh đội viên chứng kiến cảnh Bác không ngủ vì thương cán bộ, lo việc nước từ đó thể hiện tình cảm của người cha dành cho dân tộc cũng như tình cảm kính trọng của anh đội viên với Bác.

- Lượm (Tố Hữu): Hình ảnh hồn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tinh cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.

- Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp): Gấu con xấu hổ về đôi chân kiềng của mình nhưng sau khi nghe lời mẹ, cậu trở nên tự tin hơn, không hề xấu hổ mà vô cùng tự hào

- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? (Kim Hạnh Bảo - Trần Nghị Du): Nêu lên những lí do mà chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.

- Khan hiếm nước ngọt (Theo Trịnh Văn): Thực trạng khan hiếm nước ngọt và kêu gọi mọi người sử dụng hợp lí.

- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? (Theo Thùy Dương): Nêu lên lợi ích của việc nên nuôi vật nuôi trong nhà.

- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): Người anh và cô em gái có tài hội họa, lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

- Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh): Câu chuyện mà nhân vật tôi không lường trước được đó là trong một lần đá bóng, nhân vật tôi xảy ra xích mích với Nghi. Cứ nghĩ cả 2 sẽ đánh nhau một trận ai ngờ họ lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt.

- Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn): Cậu bé nhờ bố bắt một chú chim chích bông mắc kẹt khiến Dế Vần- người bố nhớ lại kỉ niệm xưa vô tình bắt chú chim chích bông con xa mẹ phải chết để người con rút ra bài học cho mình.

- Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng (Theo Nguyệt Cát): Sự kiện ra đời bài hát Như có bác Hồ để kỉ niệm ngày lễ mừng chiến thắng 30-4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? (Theo thethaovanhoa.vn): Những lí do để đội tuyển bóng đá đem lại chiến thắng ở Sea Game U22.

- Những phát minh tình cờ và bất ngờ (Theo khoahoc.tv): Sự ra đời không ngờ đến của một số vật dụng (đất nặn, giấy nhớ, que kem, lát khoai tây chiên).

b. Viết:

Các kiểu văn bản đã được luyện viết:

  • Văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.
  • Văn bản nghị luận xã hội.
  • Tóm tắt văn bản thông tin.
  • Viết biên bản.

c. Nói và nghe:

- Nói:

  • Kể lại được câu chuyện mà mình muốn kể.
  • Biết cách ngắt ngừng, nhấn mạnh vào trọng tâm câu chuyện.
  • Câu chuyện nói phải được miêu tả rõ ràng mạch lạc, nêu ra được vấn đề thảo

- Nghe:

  • Nắm được nội dung trình bày của người khác.
  • Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.

d. Tiếng Việt:

Các nội dung tiếng Việt được học là:

  • Từ láy, từ ghép.
  • Cụm từ (cụm danh từ, cụm tính từ,...).
  • Thành ngữ.
  • Hoán dụ.
  • Mở rộng chủ ngữ.
  • Từ Hán Việt.
  • Trạng ngữ.
  • Dấu ngoặc kép.
  • Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu.

3. Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức

I. PHẦN ĐỌC

Bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng

1. Thánh Gióng

2. Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết như: cốt truyện, nhân vật, lời kể, yếu tố kì ảo; nhận biết được chủ đề của văn bản

- Kể lại được một truyền thuyết.

- Biết tự hào về lịch sử và truyền thống văn hóa của dân tộc, có khát vọng cống hiến vì những giá trị cộng đồng.

Bài 7. Thế giới cổ tích

1. Thạch Sanh

2. Cây khế

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và yếu tố kì ảo.

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

- Biết vận dụng kiến thức về nghĩa của từ ngữ và biện pháp tu từ để đọc hiểu văn bản.

- Biết sống vị tha, thương yêu con người, trung thực, khiêm tốn.

Bài 8. Khác biệt và gần gũi

1. Xem người ta kìa! (Lạc Thanh)

2, Hai loại khác biệt (Giong-mi Mun)

- Nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trạng ngữ; hiểu được tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu trong việc biểu đạt nghĩa.

- Biết sống trung thực, thể hiện đúng những suy nghĩ riêng của bản thân; có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

Bài 9. Trái Đất - ngôi nhà chung

1. Trái Đất - cái nôi của sự sống (Hồ Thanh Trang)

- Chỉ ra được những vấn đề đặt ra trong văn bản có liên quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân; có thái độ yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài; có ý thức bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất.

II. PHẦN VIẾT

1. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

- Bước đầu biết viết văn bản thông tin thuật lại một sự kiện

2. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích

- Viết được bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích một cách sinh động

4. Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn

Mời các em vào các chuyên mục sau để luyện đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn nhé:

  • Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn - Kết nối
  • Đề thi học kì 2 Văn 6 - Chân trời
  • Đề thi học kì 2 Văn 6 - Cánh diều

..................................

Để có thể đạt điểm cao trong kì thi học kì 2 sắp tới, ngoài việc ôn tập theo đề cương thì việc thực hành giải các đề thi học kì lớp 6 cũng là việc rất thiết để các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, giúp các em chủ động, tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức của mình. Chuyên mục đề thi học kì 2 lớp 6 trên TimDapAntổng hợp đề thi của tất cả các môn, đều là các kiến thức trọng tâm bám sát vào chương trình sách giáo khoa, là tài liệu phong phú và hữu ích để các em ôn luyện. Mời các bạn tham khảo nhé.