Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021 được Tìm Đáp Án sưu tầm, chọn lọc, tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức môn Ngữ văn trong học kì 2, chuẩn bị cho bài thi học kì 2 đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo chi tiết.
Chi tiết: Ma trận đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 - 2021
I. ÔN TẬP HỌC KÌ 2 LỚP 6 PHẦN VĂN BẢN
1. Thơ:
a) Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ
- Nội dung, nghệ thuật những khổ thơ được học thuộc
- Thể thơ: Thơ năm chữ
b) Lượm của Tố Hữu
- Nội dung, nghệ thuật những khổ thơ được học thuộc
- Thơ bốn chữ
2. Truyện và Kí (Không yêu cầu học ghi nhớ)
Văn bản | Tác giả | Thể loại |
Cô Tô (Trích) | Nguyễn Tuân | Kí: Chú trọng ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự việc của đời sống và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả. |
Cây tre Việt Nam | Thép Mới |
(HS chú ý ôn tập về phương thức biểu đạt, nội dung văn bản hoặc đoạn văn)
II. ÔN TẬP HỌC KÌ 2 LỚP 6 TIẾNG VIỆT
Không hỏi lí thuyết chỉ có bài tập thực hành
1. So sánh: Có hai kiểu so sánh:
- So sánh ngang bằng: VD: Anh đội viên mơ màng. Như nằm trong giấc mộng
- So sánh không ngang bằng: VD: Bóng Bác cao lồng lộng. Ấm hơn ngọn lửa hồng
- Tác dụng của phép so sánh:
(HS XEM LẠI BÀI TẬP SGK)
2. Nhân hóa: Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. VD: Chú mèo nhà em rất dễ thương.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
VD: Gậy tre chống lại sắt thép quân thù.
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
- Tác dụng phép nhân hóa
(HS XEM LẠI BÀI TẬP SGK)
3. Câu trần thuật đơn: là kiểu câu tả, kể hoặc dùng để giới thiệu, nêu ý kiến về sự vật hoặc sự việc.
VD: Chúng tôi/ là học sinh trường Trung học cơ sở Trần Văn Ơn
C V
(HS XEM LẠI BÀI TẬP SGK)
III. ÔN TẬP HỌC KÌ 2 LỚP 6 TẬP LÀM VĂN
TẢ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC. Học sinh cần:
- Xác định đúng đối tượng được miêu tả.
- Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.
- Miêu tả theo một trình tự hợp lý.
- Khi miêu tả cần kết hợp các giác quan để cảm nhận cảnh vật một cách đầy đủ, từ đó kết hợp các biện pháp tu từ, cảm xúc xen lẫn giúp bài văn sinh động hơn.
DÀN Ý CHUNG
I. Mở bài: Giới thiệu chung
- Đối tượng được miêu tả
- Cảm nhận chung
II. Thân bài: Miêu tả (lồng cảm xúc):
1) Tả khái quát những điểm nổi bật: (ngoại hình, tính cách…)
2) Tả chi tiết những hoạt động của người đó khi đang làm việc
III. Kết bài: Cảm nghĩ của em:
- Về đối tượng được tả (Thể hiện cảm xúc tự nhiên, chân thành)
Đề mẫu 1: Tả mẹ khi đang nấu ăn
1. Mở bài:- Dẫn dắt, giới thiệu tới đối tượng được tả - Hoạt động. |
- Mẹ - Đang nấu ăn |
2. b) |
a) b) Tả hoạt động (ý trọng tâm): - Chuẩn bị: + Nhanh nhẹn sắp xếp thức ăn thành từng nhóm…+ khéo léo thái thịt thành từng miếng, cắt cá thành từng khoanh đều đặn (để miếng thịt lên thớt, một tay cầm chắc cán dao, một tay giữ miếng thịt…) |
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ | - Nhận ra tình cảm của mẹ dành cho gia đình: Hết lòng lo toan cho gia đình, yêu thương chăm sóc sức khỏe cả nhà qua việc nấu nướng… - Biết ơn mẹ… |
ĐỀ MẪU 2: Miêu tả cô giáo em đang giảng bài say sưa
1. Mở bài: - Dẫn dắt đến đối tượng và hoạt động chính - Cảm xúc chung |
- Hình ảnh cô giáo (tên, dạy môn..) đang giảng bài. - Ấn tượng sâu sắc, nhớ mãi, không bao giờ quên. |
2. Thân bài: b) Miêu tả chi tiết hình ảnh cô đang say sưa giảng bài |
a)
|
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em |
|