Lý thuyết tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN


A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng

Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.

\(d\) là đường trung trực của đoạn thẳng \(AB\)

2. Định lí 1:

Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó

GT : \(d\) là trung trực  của \(AB\)

       \(M ∈ d\)

KL : \(MA = MB\)

Định lí 2:

Điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó

3. Nhận xét

Tập hợp các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó.

Bài giải tiếp theo
Bài 44 trang 76 SGK Toán 7 tập 2
Bài 45 trang 76 SGK Toán 7 tập 2
Bài 46 trang 76 SGK Toán 7 tập 2
Bài 47 trang 76 SGK Toán 7 tập 2
Bài 48 trang 77 SGK Toán 7 tập 2
Bài 49 trang 77 SGK Toán 7 tập 2
Bài 50 trang 77 SGK Toán 7 tập 2
Bài 51 trang 77 SGK Toán 7 tập 2
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 7 - Chương 3 – Hình học 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 7 - Chương 3 – Hình học 7

Bài học bổ sung
Lý thuyết tính chất ba đường trung trực của tam giác

Video liên quan