Lý thuyết hình chữ nhật

Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông. Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành.


1. Định nghĩa

Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông. Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành.                                             

                                       

\(ABCD\) là hình chữ nhật  \(⇔ ABCD\) là tứ giác có \(\widehat{A} = \widehat{B} = \widehat{C} = \widehat{D}\).

Nhận xét: Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành cũng là một hình thang cân.

2. Tính chất

a) Hình chữ nhật là có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân.

b) Định lí

Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

3. Dấu hiệu nhận biết

a) Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

b) Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.

c) Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.

d) Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

4. Áp dụng vào tam giác

a) Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.

b)  Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.

Bài giải tiếp theo
Bài 58 trang 99 SGK Toán 8 tập 1
Bài 59 trang 99 SGK Toán 8 tập 1
Bài 60 trang 99 SGK Toán 8 tập 1
Bài 61 trang 99 SGK Toán 8 tập 1
Bài 62 trang 99 SGK Toán 8 tập 1
Bài 63 trang 100 SGK Toán 8 tập 1
Bài 64 trang 100 SGK Toán 8 tập 1
Bài 65 trang 100 SGK Toán 8 tập 1
Bài 66 trang 100 SGK Toán 8 tập 1
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 9, 10 - Chương 1 - Hình học 8

Video liên quan