Lý thuyết Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0).

Gọi A là giao điểm của đường thẳng


1. Góc tạo bởi đường thẳng \(y = ax + b (a ≠ 0)\) và trục \(Ox.\)

Gọi \(A\) là giao điểm của đường thẳng \(d:y = ax + b\) với trục \(Ox\) và \(T\) là một điểm thuộc đường thẳng, nằm phía trên trục \(Ox.\) Khi đó góc \(\alpha=\widehat {TAx}\) được gọi là góc tạo bởi đường thẳng \(d: y = ax + b\) và trục \(Ox.\) 

 

2. Hệ số góc của đường thẳng \(y = ax + b (a ≠ 0)\) 

+) Khi \(a > 0,\) góc tạo bởi đường thẳng \(y = ax + b\) và trục \(Ox\) là góc nhọn và nếu \(a\) càng lớn thì góc đó càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn \(90^0.\)

+) Khi \(a < 0,\) góc tạo bởi đường thẳng \(y = ax + b\) và trục \(Ox\) là góc tù và nếu \(a\) càng bé thì góc đó càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn \(180^0.\)

Như vậy, góc tạo bởi đường thẳng \(d: y = ax + b\) và trục \(Ox\) phụ thuộc vào \(a.\)

Người ta gọi \(a\) là hệ số góc của đường thẳng \(y = ax + b.\)

Lưu ý:

+) Khi \(a > 0,\) ta có \(\tan \alpha= a.\)

+) Khi \(a < 0,\) ta có \(\tan (180^0-\alpha) = -a.\)

Từ đó tìm được số đo của góc \(180^0-\alpha\) rồi suy ra số đo của góc \(\alpha.\)

+) Các đường thẳng có cùng hệ số \(a\) (\(a\) là hệ số của \(x\)) thì tạo với trục \(Ox\) các góc bằng nhau.

Bài giải tiếp theo
Bài 27 trang 58 SGK Toán 9 tập 1
Bài 28 trang 58 SGK Toán 9 tập 1
Bài 29 trang 59 SGK toán 9 tập 1
Bài 30 trang 59 SGK Toán 9 tập 1
Bài 31 trang 59 SGK Toán 9 tập 1
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 5 - Chương 2 - Đại số 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 5 - Chương 2 - Đại số 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 5 - Chương 2 - Đại số 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 5 - Chương 2 - Đại số 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 5 - Chương 2 - Đại số 9

Video liên quan