Giải mục 1 trang 37, 38, 39 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Cho trục số được vẽ trên lưới ô vuông đơn vị như Hình 1. a) Tính độ dài cạnh huyền OB của tam giác vuông OAB. b) Vẽ đường tròn tâm O bán kính OB, đường tròn này cắt trục số tại hai điểm P và Q. Gọi x là số thực được biểu diễn bởi điểm P, y là số thực được biểu diễn bởi điểm Q. Thay mỗi ? bằng số thích hợp để có các đẳng thức: x2 = ?, y2 = ?.
HĐ1
Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 37 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Cho trục số được vẽ trên lưới ô vuông đơn vị như Hình 1.
a) Tính độ dài cạnh huyền OB của tam giác vuông OAB.
b) Vẽ đường tròn tâm O bán kính OB, đường tròn này cắt trục số tại hai điểm P và Q.
Gọi x là số thực được biểu diễn bởi điểm P, y là số thực được biểu diễn bởi điểm Q.
Thay mỗi ? bằng số thích hợp để có các đẳng thức:
x2 = ?, y2 = ?.
Phương pháp giải:
Dựa vào định lý Pythagore trong tam giác OAB là OB2 = OA2 + AB2 để tìm OB.
Lời giải chi tiết:
a) Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông OAB ta có:
OB = \(\sqrt {1 + {2^2}} = \sqrt 5 \)
b) \({x^2} = {\left( {\sqrt 5 } \right)^2} = 5\)
\({y^2} = {\left( {\sqrt 5 } \right)^2} = 5\)
TH1
Trả lời câu hỏi Thực hành 1 trang 38 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Tính các căn bậc hai của mỗi số sau:
a) 36
b) \(\frac{4}{{49}}\)
c) 1,44
d) 0
Phương pháp giải:
Dựa vào VD1 trang 38 và làm tương tự.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có 62 = 36, nên 36 có hai căn bậc hai là 6 và – 6
b) Ta có \({\left( {\frac{2}{7}} \right)^2}\)= \(\frac{4}{{49}}\), nên \(\frac{4}{{49}}\) có hai căn bậc hai là \(\frac{2}{7}\) và - \(\frac{2}{7}\)
c) Ta có (1,2)2 = 1,44 nên 1,44 có hai căn bậc hai là 1,2 và – 1,2
d) Số 0 chỉ có một căn bậc hai là chính nó \(\sqrt 0 = 0\)
TH2
Trả lời câu hỏi Thực hành 2 trang 38 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Sử dụng dấu căn bậc hai để viết các căn bậc hai của mỗi số:
a) 11
b) 2,5
c) – 0,09
Phương pháp giải:
Dựa vào VD2 trang 38 làm tương tự.
Lời giải chi tiết:
a) Các căn bậc hai của 11 là \(\sqrt {11} \) và - \(\sqrt {11} \)
b) Các căn bậc hai của 2,5 là \(\sqrt {2,5} \) và - \(\sqrt {2,5} \)
c) Do – 0,09 là số âm nên nó không có căn bậc hai.
TH3
Trả lời câu hỏi Thực hành 3 trang 38 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Tính
a) \(\sqrt {1600} \)
b) \(\sqrt {0,81} \)
c) \(\sqrt {\frac{9}{{25}}} \)
Phương pháp giải:
Dựa vào VD3 trang 38 và làm tương tự.
Lời giải chi tiết:
a) \(\sqrt {1600} = \sqrt {{{40}^2}} = 40\)
b) \(\sqrt {0,81} = \sqrt {{{(0,9)}^2}} = 0,9\)
c) \(\sqrt {\frac{9}{{25}}} = \sqrt {{{\left( {\frac{3}{5}} \right)}^2}} = \frac{3}{5}\)
TH4
Trả lời câu hỏi Thực hành 4 trang 39 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Tính giá trị của các biểu thức:
a) \({\left( {\sqrt {12} } \right)^2}\)
b) \({\left( { - \sqrt {0,36} } \right)^2}\)
c) \({\left( {\sqrt 5 } \right)^2} + {\left( { - \sqrt {1,21} } \right)^2}\)
Phương pháp giải:
Dựa vào VD4 trang 38 và làm tương tự.
Lời giải chi tiết:
a) \({\left( {\sqrt {12} } \right)^2} = 12\)
b) \({\left( { - \sqrt {0,36} } \right)^2} = 0,36\)
c) \({\left( {\sqrt 5 } \right)^2} + {\left( { - \sqrt {1,21} } \right)^2} = 5 + 1,21 = 6,21\)
VD1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 39 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Biết rằng hình A và hình vuông B trong Hình 2 có diện tích bằng nhau. Tính độ dài cạnh x của hình vuông B.
Phương pháp giải:
Tính diện tích hình vuông to trừ đi diện tích hình vuông nhỏ tìm được diện tích hình A.
Từ diện tích hình A suy ra diện tích hình B rồi ta tìm x.
Lời giải chi tiết:
Xét hình A:
Ta có diện tích cả hình vuông cạnh 3cm là : 3.3 = 9 cm2
Ta có diện tích cả hình vuông cạnh \(\sqrt 2 \) cm là : \(\sqrt 2 \). \(\sqrt 2 \) = 2 cm2
Suy ra diện tích hình A là: 9 – 2 = 7 cm2
Mà hình vuông B bằng diện tích hình A là 7 cm2
Nên x.x = x2 = 7 suy ra x = \(\sqrt 7 \) cm.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải mục 1 trang 37, 38, 39 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo timdapan.com"