Giải mục 1 trang 30, 31 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Ông Trí dự định chạy bộ tổng cộng ít nhất 6500 m vào buổi sáng và buổi chiều trong ngày. Buổi sáng ông Trí đã chạy được 4000 m. Gọi x là số mét ông Trí chạy bộ vào buổi chiều. Viết hệ thức x biểu thị điều kiện để ông Trí chạy được như dự định.


HĐ1

Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 30 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Ông Trí dự định chạy bộ tổng cộng ít nhất 6500 m vào buổi sáng và buổi chiều trong ngày. Buổi sáng ông Trí đã chạy được 4000 m. Gọi x là số mét ông Trí chạy bộ vào buổi chiều. Viết hệ thức x biểu thị điều kiện để ông Trí chạy được như dự định.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ dữ kiện đầu bàiđể viết hệ thức.

Lời giải chi tiết:

Để ông Trí chạy được như dự định, x phải thoả mãn hệ thức

4000 + x \( \ge \) 6500.


TH1

Trả lời câu hỏi Thực hành 1 trang 31 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất một ẩn?

0x < 0;

3x < 0;

x3 + 1 \( \ge \) 0;

-x + 1 \( \le \) 0.

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa bất phương trình dạng ax + b > 0  (a \( \ne \) 0).

Lời giải chi tiết:

Bất phương trình 0x < 0 không phải là phương trình bậc nhất một ẩn

Bất phương trình 3x < 0 là phương trình bậc nhất một ẩn với a = 3; b = 0

Bất phương trình x3 + 1 \( \ge \) 0 không phải là phương trình bậc nhất một ẩn

Bất phương trình -x + 1 \( \le \) 0 là phương trình bậc nhất một ẩn với a = - 1; b = 1.


HĐ2

Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 31 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Cho bất phương trình x + 3 > 0  (1)

Trong hai giá trị x = 0 và x = - 5, giá trị nào thoả mãn bất phương trình?

Phương pháp giải:

Thay từng giá trị x vào bất phương trình (1) xem thoả mãn không?

Lời giải chi tiết:

Thay x = 0 vào bất phương trình (1), ta được 3 > 0 là khẳng định đúng.

Vậy x = 0 thoả mãn bất phương trình (1).

Thay x = -5 vào bất phương trình (1), ta được  -2 > 0 là khẳng định sai

Vậy x = -5 không thoả mãn bất phương trình (1).


TH2

Trả lời câu hỏi Thực hành 2 trang 31 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Tìm một số là nghiệm và một số không là nghiệm của bất phương trình 4x + 5 > 0.

Phương pháp giải:

Chọn giá trị x vào bất phương trình thoả mãn một số là nghiệm và một số không là nghiệm

Lời giải chi tiết:

Thay x = 1 vào bất phương trình 4x + 5 > 0, ta được 9 > 0 là khẳng định đúng.

Vậy x = 1 là nghiệm của bất phương trình đã cho.

Thay x = -2 vào bất phương trình 4x + 5 > 0, ta được -3 > 0 là khẳng định sai.

Vậy x = -2 không là nghiệm của bất phương trình đã cho.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến