Bài 3 trang 47 SGK Toán 11 tập 2 - Cánh Diều

Trong các hàm số sau, hàm số nào đồng biến, hàm số nào nghịch biến trên khoảng xác định của hàm số đó? Vì sao?


Đề bài

Trong các hàm số sau, hàm số nào đồng biến, hàm số nào nghịch biến trên khoảng xác định của hàm số đó? Vì sao?

a)     \(y = {\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{2}} \right)^x}\)

b)    \(y = {\left( {\frac{{\sqrt[3]{{26}}}}{3}} \right)^x}\)

c)     \(y = {\log _\pi }x\)

d)    \(y = {\log _{\frac{{\sqrt {15} }}{4}}}x\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào hệ số của hàm để xác định hàm đồng biến, nghịch biến

Lời giải chi tiết

a)     Do \(0 < \frac{{\sqrt 3 }}{2} < 1\) => Hàm số \(y = {\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{2}} \right)^x}\) nghịch biến trên tập xác định của hàm số

b)    Do \(0 < \frac{{\sqrt[3]{{26}}}}{3} < 1\) => Hàm số \(y = {\left( {\frac{{\sqrt[3]{{26}}}}{3}} \right)^x}\) nghịch biến trên tập xác định của hàm số

c)     Do \(\pi  > 1\) => Hàm số \(y = {\log _\pi }x\) đồng biến trên tập xác định của hàm số

d)    Do \(0 < \frac{{\sqrt {15} }}{4} < 1\) => Hàm số \(y = {\log _{\frac{{\sqrt {15} }}{4}}}x\) nghịch biến trên tập xác định của hàm số



Từ khóa phổ biến