Bài 2 trang 13 SGK Đại số 10

Giải bài 2 trang 13 SGK Đại số 10. Trong hai tập hợp A và B dưới đây, tập hợp nào là con của tập hợp còn lại ? Hai tập hợp A và B có bằng nhau không ?


Trong hai tập hợp \(A\) và \(B\) dưới đây, tập hợp nào là con của tập hợp còn lại? Hai tập hợp \(A\) và \(B\) có bằng nhau không?

LG a

\(A\) là tập hợp các hình vuông

\(B\) là tập hợp các hình thoi.

Phương pháp giải:

Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói A là một tập hợp con của B và viết là: \(A \subset B\) (đọc là A chứa trong B).

Hai tập hợp bằng nhau: Khi \(A \subset B\) và \(B \subset A\) ta nói tập hợp A bằng tập hợp B và viết là: A = B

Lời giải chi tiết:

Mỗi hình vuông là một hình thoi (có một góc vuông). Vậy \(A ⊂ B, A ≠ B\).


LG b

\(B = \left\{ n ∈ \mathbb N| n \text { là một ước của } 6\right\}\).

Phương pháp giải:

Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói A là một tập hợp con của B và viết là: \(A \subset B\) (đọc là A chứa trong B).

Hai tập hợp bằng nhau: Khi \(A \subset B\) và \(B \subset A\) ta nói tập hợp A bằng tập hợp B và viết là: A = B

Lời giải chi tiết:

Mỗi số là ước của \(6\) là một ước chung của \(24\) và \(30\).

\(n ∈ B \Rightarrow n ∈ A\). Vậy \(B ⊂ A\).

\(24\) và \(30\) có ước chung lớn nhất là \(6\), do đó mỗi ước chung của \(24\) và \(30\) là một ước của \(6\). Vậy \(A ⊂ B\). Suy ra \(A= B\).


Bài học bổ sung


Bài học liên quan