Của thiên trả địa
Của thiên trả địa.
Thành ngữ nói về việc những tài sản, vật chất vốn đã không thuộc về mình thì, do mình tạo ra thì sau này cũng sẽ biến mất, không có sự lâu bền.
-
Của: những thứ thuộc về bản thân người nào đó.
-
Thiên: trời, bầu trời.
-
Địa: đất, mặt đất.
-
Thành ngữ có nguồn gốc từ câu chuyện cổ tích cùng tên: Ngày xưa, ở làng nọ, có hai anh chàng nhà nghèo chuyên đi cày thuê cuốc mướn tên là Thiên và Địa. Thiên thông minh hơn, bảo gì hiểu nấy. Địa nói với Thiên rằng anh ta sẽ kiếm tiền nuôi bạn đi học, khi nào Thiên đỗ đạt thì cả hai cùng hưởng vinh hoa. Thiên đồng ý. Sau mười năm đi học, Thiên đã đậu khoa thi hương và làm quan ta. Địa biết tin nên mừng lắm, anh lập tức bán hết tài sản trong nhà đi để vào dinh tìm bạn. Thiên thay lòng, đuổi bạn về. Khi đang ngồi bên bờ sông khóc, Địa gặp ông Bụt. Ông Bụt đã hóa phép cho anh một cái đò, rồi dặn anh ở bờ sông, làm người lái đò. Trong một chuyến đó, nhờ giúp đỡ tiên mà Địa đã lấy được tiên, trở nên giàu có. Thiên nổi lòng tham, đòi đổi vợ với Địa. Nàng tiên bảo nhỏ xui chồng bằng lòng. Tuy nhiên, sau khi đổi vợ, chỉ trong một đêm, Thiên mất cả nhà, cả vợ đẹp. Từ đó, hắn lại phải làm người lái đò, còn Địa làm quan trong triều đình.
Đặt câu với thành ngữ:
-
Chúng ta không nên tham lam, vơ hết tất cả mọi thứ về mình, bởi của thiên trả địa, những thứ vốn không là của mình thì mãi mãi không thuộc về mình.
-
Những tên tham quan tham nhũng rồi cũng sẽ gặp quả báo, của thiên trả địa.