Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
Câu tục ngữ là kinh nghiệm về dự báo thời tiết mà người xưa đúc kết được: thấy chuồn chuồn bay thấp, tức là trời sẽ mưa; còn thấy chuồn chuồn bay cao, trời sẽ nắng to.
Về mặt khoa học khi trời sắp mưa, độ ẩm trong môi trường tăng lên, hơi nước ngưng tụ.. chuồn chuồn là loài động vật cánh mỏng hơi nước trong không khí sẽ đọng lên cánh làm cánh nặng hơn (tăng tải trọng) vì thế chuồn chuồn không bay cao được. Còn ngược lại khi trời nắng thì cánh chuồn chuồn khô và nhẹ giúp chúng bay cao
Râm: thời tiết không có ánh nắng, nhiều mây, mát mẻ.
Câu tục ngữ trên dù là kinh nghiệp lưu truyền của ông cha ta nhưng cũng hoàn toàn chính xác theo lý giải khoa học ngày nay.
Theo nguyên lý vật lý, sở dĩ chuồn chuồn có thể bay cao hay thấp là do ảnh hưởng của áp suất không khí lên đôi cánh. Và có một mối liên hệ mật thiết giữa áp suất và độ ẩm không khí, hay nói cách khác chính là thời tiết của chúng ta
Chuồn chuồn là loài vật có đôi cánh vô cùng mỏng, gần như trong suốt với những nan cánh đặc biệt thu hút được độ ẩm của không khí. Khi trời sắp mưa, độ ẩm không khí tăng cao, hơi nước đọng lại trên đôi cánh chuồn chuồn khiến nó trở nên nặng nề.
Vì vậy chúng không thể bay cao được mà phải bay tà tà sát mặt đất. Còn khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh chuồn chuồn khô và nhẹ giúp chúng bay cao dễ dàng.
Đây là mối quan hệ giữa cơ thể và độ ẩm của môi trường