Chớp đằng đông nước đồng tràn ngập Chớp đằng tây mua dây mà tát
Chớp đằng đông nước đồng tràn ngập
Chớp đằng tây mua dây mà tát
Câu ca dao là kinh nghiệm của cha ông ta về thiên nhiên. Theo đó, khi có chớp ở phía đông thường sẽ có mưa lớn, nước sông, nước trong đồng ruộng sẽ dâng cao, tràn ngập. Ngược lại, khi có chớp phía tây thì thường không mưa hoặc mưa nhỏ, lượng nước sẽ ít hơn, muốn đưa nước ra khỏi ruộng thì cần dùng dây để tát ra
Giải thích thêm
- Chớp: hiện tượng ánh sáng loé mạnh rồi tắt ngay do sự phóng điện giữa hai đám mây hoặc giữa mây và mặt đất
- Đằng: phía
- Đông: hướng Đông – một trong bốn hướng chính, phía mặt trời mọc
- Đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng để cày cấy, trồng trọt (thường là trồng lúa)
- Tây: hướng Tây – một trong bốn hướng chính, phía mặt trời lặn
- Tát: dùng gàu hoặc xô, chậu để chuyển nước từ nơi này sang nơi khác, thường bằng động tác hất mạnh