Mượn gió bẻ măng
Mượn gió bẻ măng.
Thành ngữ ý chỉ hành động lợi dụng tình thế tại thời điểm nào đó để thực hiện hành vi xấu, có lợi cho bản thân.
-
Măng: mầm cây tre mới mọc từ dưới gốc lên, có thể dùng để ăn.
-
Thành ngữ có nghĩa đen là: nhân lúc gió to, mọi người ở trong nhà, tạo thời cơ để kẻ gian trộm măng. Từ đó, dân gian ta mới sử dụng thành ngữ theo nghĩa rộng hơn là: lợi dụng thời cơ để làm việc xấu, có ích cho bản thân.
Đặt câu với thành ngữ:
-
Kẻ gian xảo quyệt lợi dụng tình hình dịch bệnh để mượn gió bẻ măng, tăng giá khẩu trang và các vật tư y tế lên cao ngất ngưởng.
-
Tên trộm lợi dụng lúc trời tối, gió lớn để mượn gió bẻ măng, đột nhập vào nhà dân và lấy đi nhiều tài sản quý giá.
-
Nếu muốn chiến thắng đối thủ, bạn nên luyện tập và chiến đấu hết sức mình, chớ nên mượn gió bẻ măng.
Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:
-
Thừa nước đục thả câu.
-
Muốn ăn gắp bỏ cho người.